Kêu gọi ông Park Hang Seo cách tân là “xui dại”
Xưa nay có HLV danh tiếng nào trên thế giới từ bỏ triết lý mà thành công?
Diễn biến trận Việt Nam – Thái Lan (bán kết lượt về AFF Cup)
Đội tuyển Việt Nam thất bại ở AFF Cup 2020 vì sự thay đổi bước ngoặt về lối chơi mà ông Park sử dụng. Việc kêu gọi ông tiếp tục cách tân có thể sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Kêu gọi ông Park Hang Seo cách tân là “xui dại”
3 năm đầu tiên, ông Park giúp các đội tuyển Việt Nam đạt được những thành công vang dội nhờ lối đá phòng ngự phản công.
Kể cả AFF Cup 2018, Việt Nam vô địch nhờ sự lựa chọn mang tính nền tảng đó. Chúng ta đã phòng ngự chủ động trước một Malaysia tấn công trong cả 2 trận chung kết lượt đi và về.
Trước Philippines ở lượt đi bán kết, tuyển Việt Nam cũng không phải là đội tấn công áp đảo. Có 2 chỉ số lột tả cách tiếp cận trong một trận đấu: Thời gian kiểm soát bóng và số lượng đường chuyền; Philippines kiểm soát bóng 55% và có 406 đường chuyền, còn Việt Nam là 45% và 356.
Vị thế của đội tuyển Việt Nam ở thời điểm đó khác, thấp hơn hiện tại? Chính xác.
Và một đội bóng đã trở thành nhà vô địch, đã được thừa nhận trở nên mạnh hơn trước sẽ phải tấn công? Chưa chắc, nó hoàn toàn tùy thuộc vào triết lý của HLV.
Campuchia đã cầm bóng và tấn công trước Việt Nam như mới đây ở AFF Cup 2021 là ví dụ. Đội bóng chưa từng vượt qua vòng bảng AFF Cup này áp dụng lối đá đó theo sự lựa chọn của HLV người Nhật Bản Keisuke Honda.
Trên thế giới, nhiều CLB ít danh tiếng, thiếu ngôi sao và thấp hơn mặt bằng chung về trình độ, đẳng cấp cũng chơi tấn công, vì đó là triết lý của người cầm quân, như Brighton hay Southampton ở Premier League, Alaves trước kia ở La Liga, Leipzig ở Bundesliga…
Và dĩ nhiên, cũng có những CLB được đánh giá là mạnh, với những ngôi sao tấn công đẳng cấp nhưng chơi phòng ngự phản công là chính. Là các đội bóng của Antonio Conte, và của Jose Mourinho.
Chơi phòng ngự phản công với bóng đá hiện đại không có nghĩa là ghi ít bàn thắng, chỉ cố gắng làm nên những chiến thắng tối thiểu.
Tấn công hay phòng ngự là sự lựa chọn của mỗi HLV, thường hình thành ngay từ ban đầu sự nghiệp rồi sau đó phát triển và trở thành bản sắc của riêng họ.
Pep Guardiola được huấn luyện ở lò La Masia trở thành cầu thủ phục vụ lối đá tấn công trong vai trò của một tiền vệ tổ chức tại Barcelona. Khi định hướng trở thành HLV, Pep thọ giáo những HLV theo đuổi lối đá tấn công hàng đầu như Cruyff, van Gaal, Bielsa.
Gần đây, Pep bị chỉ trích vì thói quen “nghĩ nhiều” vì luôn đưa ra ít nhất một thay đổi nào đó mỗi khi bước vào trận đấu quan trọng. Nhưng đa phần những chuyên gia bóng đá hàng đầu cho rằng Pep sẽ không bao giờ thay đổi phương pháp làm việc ấy bởi Pep vẫn giành cúp một cách đều đặn để rồi bây giờ là HLV giàu thành tích nhất thế giới.
Mourinho thành công với Porto rồi sau đó Chelsea, Inter Milan đều là bóng đá phòng ngự chủ động. Khi dẫn dắt Real Madrid với các ngôi sao tấn công thượng thặng, nhưng khi gặp Barcelona thì Mourinho vẫn lựa chọn cách tiếp cận phòng ngự để giải quyết trận đấu.
Mourinho khi về Man Utd, một đội bóng tấn công để thành công, và sau đó về Tottenham tiếp quản một tập thể đã chơi tấn công và pressing tầm cao suốt 5 năm trước đó với Pochettino, nhưng ông vẫn không hề thay đổi triết lý.
Từ bỏ sở trường của mình để sử dụng sở đoản trong bóng đá cũng giống như một “sự tự sát” vậy.
Đừng quên “định nghĩa” về ông Park năm nào
Hơn 4 năm trước, trong bộ hồ sơ cá nhân của ông Park Hang Seo gửi tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam có một đoạn “định nghĩa” như sau: “Đây là một chuyên gia dẫn dắt những đội bóng tầm trung tạo nên những bất ngờ, đánh bại các đội bóng lớn hơn”.
Ông Park đã ấp ủ sự thay đổi về lối chơi cho ĐTVN kể từ đầu năm 2021
Cùng với cách nói chuyện khiêm nhường và sự tỉ mỉ trong buổi phỏng vấn ở Hàn Quốc vào cuối năm 2018, triết lý bóng đá của ông Park đã giúp ông trở thành sự lựa chọn cho chiếc ghế HLV trưởng ĐTVN, ở thời điểm chúng ta vừa thất bại nặng nề với HLV nội Nguyễn Hữu Thắng.
Nên nhớ, khi đó Liên đoàn còn một sự lựa chọn nữa là ông Chung Hae Seong, người cũng từng là trợ lý của Guus Hiddink và thành công khi làm việc ở K-League, nhưng sau đó ông Chung về HAGL và thất bại.
Ông Park đã ấp ủ sự thay đổi về lối chơi cho ĐTVN kể từ đầu năm 2021. Ông tiết lộ với các học trò của mình rằng phần lớn thời gian giãn cách xã hội không bóng đá là ông và các trợ lý của mình nghiên cứu về lối đá tấn công.
Sức ép của dư luận chỉ trích ông bảo thủ có lẽ đã càng thúc đẩy ông mang đến AFF Cup lần này một đội tuyển Việt Nam với tinh thần tấn công và chơi pressing tầm cao.
Nhưng từ triết lý tới thực tế trên sân cỏ là một khoảng cách rất lớn mà chỉ có ý chí thôi là không đủ. Nó đòi hỏi yếu tố con người đầu tiên rồi sau đó là công tác huấn luyện và thời gian trải nghiệm.
Đội tuyển đã không thể đứng đầu bảng B vì hiệu suất ghi bàn ngoại trừ trận thắng Malaysia còn tất cả đều kém hơn mức kỳ vọng.
Đội tuyển thất bại trước Thái Lan ngay trong hiệp 1 trận lượt đi với 2 bàn thua đều đến từ các pha bóng đối thủ phản công chớp nhoáng.
Trong khi đó, đội tuyển gây nguy hiểm nhiều nhất cho Thái Lan theo thứ tự các dạng tình huống sau: Bóng chết (các quả đá phạt của Quang Hải, cú đánh đầu sau phạt góc của Thanh Chung), phản công (pha bóng tranh cãi khi Văn Toàn nhận bóng phản công bị thủ môn phạm lỗi ngoài vòng cấm), tấn công (cú sút chệch cột của Văn Đức).
Muốn trở lại ngôi vị số 1 Đông Nam Á, muốn giành lấy tấm HCV SEA Games mà bằng một lối đá tấn công cấp tiến, chúng ta chỉ có thể bắt đầu với một HLV khác và cầu nguyện!
Ông Park và... 'HLV online'
Nhiều người hâm mộ Việt Nam (VN) và cả giới chuyên môn có phần lo lắng khi đội tuyển VN phải sớm đối đầu với Thái Lan ở bán kết.
Nhiều HLV online phân tích những thua thiệt và đầy bi quan, lo lắng nhưng HLV Park Hang-seo thì khác.
Rõ ràng không ai hiểu về khả năng của cầu thủ VN bằng HLV Park Hang-seo, đó là chưa kể ông thầy người Hàn còn có nhiều mưu mẹo thế nên ông mới được mời làm HLV đội tuyển VN và đã liên tục gặt hái nhiều thành tích, đưa bóng đá VN chạm những đỉnh cao mới.
Tại Thường Châu và cả AFF Cup 2018, ông Park đã làm được những điều mà hàng triệu "HLV online" không thể nghĩ ra, thậm chí là dự đoán trớt quớt.
Hãy để ông Park làm phần việc của mình. Ảnh: VFF
Gặp Thái Lan, hàng triệu người lo lắng nhưng HLV Park Hang-seo lại nói dù thiệt thòi so với một ngày nghỉ và ảnh hưởng thể lực nhưng ông có cách giải quyết riêng. Nói khác đi, ông Park cũng có suy nghĩ như ông Polking là muốn vô địch phải đánh bại tất cả.
Dưới thời HLV Park Hang-seo, đội tuyển VN và cả U-23 thắng những đội lớn thật bất ngờ với cái cách yếu thắng mạnh thật hợp lý. Còn với những đội trong khu vực Đông Nam Á thì VN chưa biết thua, trong đó phần lớn là thắng và thắng thuyết phục.
Còn nhớ hai trận bán kết lượt về AFF Cup 2014 và 2016 ngay trên sân Mỹ Đình thời HLV Miura và Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển VN thua tức tưởi trên sân nhà từ hàng loạt sai lầm cá nhân. Điều mà thời HLV Park Hang-seo đã không xảy ra.
Ông Park đã làm được những điều mà những "HLV online" hay hàng triệu người hâm mộ nhiều lúc không đoán, không nghĩ ra được.
Thế nên trước hai lượt trận bán kết với Thái Lan, hãy cứ tin và cứ để ông Park làm phần việc chuyên môn của mình.
HLV Park Hang-seo có gây 'sốc' với cái tên làm lu mờ 'thủ thành quốc dân'? HLV Park Hang-seo đang đau đầu với bài toàn tìm ra thủ môn số 1 cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020. Trong bản danh sách đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2020, HLV Park Hang-seo điền tên tới 4 thủ môn gồm: Tấn Trường, Nguyên Mạnh, Văn Hoàng và Văn Chuẩn. Thủ thành Văn Hoàng tập luyện trong...