Kêu gọi Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng
Ngày 23/10, TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC) cùng đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Ngoài Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn, ba bị cáo khác cũng đang bỏ trốn gồm: Nguyễn Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC), Trương Thị Xuân Loan (Trưởng Ban Quản lý dự án 3 Công ty AIC) và Nguyễn Thị Tích (Tổng Giám đốc Công ty Mopha).
Cả bốn bị cáo trên đều đang bị truy nã và bị Viện KSND tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước ngày phiên tòa được mở, Bộ Công an yêu cầu bốn bị cáo trên tự giác ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Nếu 4 bị cáo vắng mặt, TAND tỉnh Quảng Ninh vẫn đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án này, UBND tỉnh Quảng Ninh được xác định là bị hại. Công ty AIC cùng 13 doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, TAND tỉnh Quảng Ninh cũng triệu tập 46 cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Bộ Công an yêu cầu Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn và bị truy nã sớm ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Như Báo CAND đã phản ánh, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn và chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp.
Công ty AIC tham gia dự thầu và trúng toàn bộ 6 gói thầu, trong đó Công ty AIC đứng tên trúng 4 gói thầu; Công ty Mopha là công ty trong hệ sinh thái của AIC đứng tên trúng 2 gói thầu.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người thành lập và điều hành hoạt động Công ty AIC. Để Công ty AIC trúng thầu, với vai trò chủ mưu, đứng đầu chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiều hành vi vi phạm quy định đấu thầu, Nhàn đã chỉ đạo Trương Thị Xuân Loan (Trưởng ban Quản lý dự án của Công ty AIC) liên hệ với Phạm Trọng Hiệu (Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án của Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh) và Nguyễn Đức Quang (Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, thuộc Ban Quản lý dự án Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh) để thông đồng về thông số kỹ thuật, cấu hình, đơn giá trang thiết bị y tế.
Nhàn còn chỉ đạo Đỗ Văn Sơn (Kế toán trưởng Công ty AIC) thực hiện hành vi gian lận, điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính nhiều năm để đảm bảo Công ty AIC có đủ năng lực tài chính tham gia dự thầu.
Ngoài ra, Nguyễn Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) và Trương Thị Xuân Loan thực hiện chỉ đạo của Nhàn để điều hành nhân viên lập hồ sơ “quân xanh”, “quân đỏ” cho các công ty trong hệ sinh thái giúp Công ty AIC và Công ty Mopha trúng thầu.
Video đang HOT
Liên quan đến hành vi phạm tội của Nhàn, cấp dưới của Nhàn là Nguyễn Thị Thu Phương được Nhàn giao nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các công ty trong hệ sinh thái của Công ty AIC và công ty đối tác để thỏa thuận liên danh dự thầu, lập hồ sơ dự thầu làm “quân xanh” giúp Công ty AIC trúng thầu. Với 6 gói thầu sai phạm, Nhàn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng.
Viện kiểm sát xác định, việc Công ty AIC trúng thầu còn có hành vi giúp sức của các bị cáo thuộc Công ty AIC và các công ty có liên quan. Ngoài ra, còn có hành vi tạo điều kiện của các bị cáo thuộc chủ đầu tư và hành vi thiếu trách nhiệm của các bị can khác trong quá trình thực hiện kế hoạch đấu thầu.
Bị cáo Đỗ Văn Sơn bỏ trốn, nhưng ngày 22/6/2023 đã ra đầu thú. Quá trình điều tra, bị cáo Sơn thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, tích cực hợp tác để giải quyết vụ án, tích cực vận động gia đình nộp số tiền 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án nên được xem xét khi quyết định hình phạt. Bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương cũng bỏ trốn, bị truy nã, nhưng đã ra đầu thú ngày 28/7/2023.
Anh trai bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Nguyễn Anh Dũng cũng bị truy tố trong vụ án này. Bị cáo Dũng khai nhận hành vi phạm tội qua việc đứng tên Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng, giúp Nhàn ký các hồ sơ giấy tờ làm “quân xanh”, giúp Công ty AIC trúng 5 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 24 tỷ đồng
Khi ăn năn lắng dịu những hận thù
Ăn năn, hối hận, nhận thức rõ được hành vi sai trái của bản thân, bị cáo Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Đại Nam) liên tục lau nước mắt, nấc nghẹn khi tự bào chữa cho mình.
Giọt nước mắt và lời xin lỗi dù muộn màng nhưng đã làm lắng dịu những bức xúc, đau đớn của những con người một thời đưa nhau lên mạng xã hội bêu riếu, mạt sát, xúc phạm lẫn nhau. Mọi hận thù dường như được hóa giải...
Bài học cảnh tỉnh
Từ sáng sớm ngày 21/9, cả trăm cảnh sát đã có mặt tại TAND TP Hồ Chí Minh để bảo đảm an ninh trật tự cho phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm. Do tính chất phức tạp của vụ án nên chỉ những người có giấy triệu tập mới được tham dự phiên xét xử. Tuy nhiên, sáng nay, rất đông người dân vẫn có mặt bên ngoài cổng tòa theo dõi từ xa.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng tại tòa
Bà Lê Thị Minh Nguyệt, 56 tuổi, quê Bến Tre cho biết, bà và hai người bạn hàng xóm đã bắt chuyến xe khách từ lúc 3 giờ sáng để lên TP Hồ Chí Minh theo dõi phiên xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng. Bà Nguyệt không đứng về bên nào, không bênh vực cho ai bởi trong vụ việc này theo bà ai cũng có khuyết điểm và lỗi lầm. Bà quan tâm đến vụ án vì nó từng là "điểm nóng" trên mạng xã hội một thời. "Con người sống với nhau có lúc này lúc khác, nhưng đừng mang lên mạng xã hội bêu riếu, mạt sát nhau. Khi tức giận, ai cũng muốn "xả" cái tức cho bõ, để rồi khi lắng xuống lại thấy ân hận, hối tiếc. Tôi mong phiên tòa này sẽ là bài học có sức cảnh tỉnh nghiêm khắc cho những người sử dụng mạng xã hội và cho giới trẻ bây giờ", bà Nguyệt chia sẻ.
Còn ông Trần Văn Tân (50 tuổi, ngụ Q.6, TP Hồ Chí Minh) đến tòa để động viên đứa cháu của mình, là một trong số các bị cáo trong vụ án. Ông Tân cho biết: "Nó rất hối hận về việc làm của mình, tuổi trẻ nông nổi bồng bột quá. Mong đây sẽ là bài học lớn nhất của cuộc đời cháu để những ngày sau này không phạm sai lầm nữa".
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xếp hàng kiểm tra an ninh để vào tòa
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại tòa với tinh thần và sức khỏe tương đối tốt; trả lời các câu hỏi của HĐXX một cách mạch lạc, rõ ràng. Là người được gọi lên trả lời đầu tiên, bị cáo Nguyễn Phương Hằng thừa nhận việc mình làm là sai trái, bà thừa nhận mình không bị oan nhưng cho rằng cáo trạng "đã thiếu câu chuyện mấu chốt vì đâu mà bị cáo trở thành người vi phạm pháp luật". "Bản thân bị cáo cũng là nạn nhân, không kiềm chế được bức xúc khi bị nhiều người xúc phạm. Mới đầu bị cáo không biết mình vi phạm, khi bị bắt mới biết mình sai", bà Hằng nói.
Bà Hằng bị cáo buộc sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội để thực hiện nhiều buổi livestream. Trong đó có 57 buổi mang nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của: Ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển...
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai thông tin phát ngôn khi livestream và đăng tải trên Facebook về các cá nhân nêu trên đều do bà đọc trên Internet, đọc báo và cả... nằm mơ, chưa được kiểm chứng và không có cơ sở chứng minh.
Cáo trạng truy tố thể hiện, để tăng uy tín, độ tin cậy cho những phát ngôn của mình, bà Nguyễn Phương Hằng mời ông Đặng Anh Quân (Tiến sĩ luật, giảng viên trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) cùng tham gia vào những buổi livestream. Khi bà Hằng phát ngôn xúc phạm người khác, ông Quân đã cùng tương tác, phát ngôn về nội dung liên quan, góp phần cổ vũ tinh thần, góp thêm ý chí cho bà chủ Đại Nam thực hiện hành vi phạm tội. Lý giải về việc tham gia các buổi livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng, ông Đặng Anh Quân nói mình tham gia chỉ để... "phản biện xã hội và muốn an ủi và thấu hiểu bà Phương Hằng"(?!)
Luật sư tham gia bảo vệ cho đương sự có mặt tại sân tòa từ sớm
Mong mọi việc sớm khép lại
Tại phiên tòa, thay vì chỉ trích, tranh luận và tố cáo lẫn nhau như đã từng ở trên mạng xã hội, thì cả bị cáo Nguyễn Phương Hằng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đã "lắng lòng" lại, nghe theo sự mách bảo của trái tim và lương tri. Là người đứng đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng, hôm nay tại phiên tòa, bà Trương Thị Việt Hà bộc bạch, bà và bị cáo Hằng từng là bạn thân của nhau, đã có thời điểm bất đồng và mâu thuẫn nên mới xảy ra sự việc không đáng có để phải lôi nhau ra tòa, điều này làm bà cảm thấy rất đau xót. Bà Hằng đã phải chịu bản án nghiêm khắc của pháp luật, phải sống những ngày buồn trong trại tạm giam nên đó là sự trả giá rồi. Vì lẽ đó và vì là bạn bè một thời nên bà Việt Hà không yêu cầu bồi thường, mong mọi việc sẽ sớm khép lại.
Có mặt tại tòa, ca sĩ Vy Oanh cho biết, dù đã từng bị bà Nguyễn Phương Hằng mạt sát, lăng mạ gây tổn hại tinh thần và danh dự nghiêm trọng nhưng cô mong muốn việc này nhanh chóng kết thúc, cô chỉ cần một lời xin lỗi, không đòi hỏi bà Hằng phải bồi thường thiệt hại gì. Sau cùng, ca sĩ Vy Oanh mong HĐXX hãy khoan hồng cho bà Nguyễn Phương Hằng và những người khác, để họ sớm được trở về với gia đình.
Người dân đứng ngoài cổng theo dõi phiên xét xử
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường tinh thần và vật chất lên đến trên 40 tỷ đồng. Tại tòa, ông Hưng đã thay đổi quan điểm, chỉ cần lời xin lỗi từ bị cáo Nguyễn Phương Hằng. Ông Hưng cho biết, mình bị bà Hằng chà đạp tàn nhẫn, ảnh hưởng đến uy tín. Do đó, ông muốn được bị cáo Hằng trả lại sự trong sạch và lấy lại danh dự mấy chục năm làm ca sĩ đã tạo dựng được với công chúng và truyền thông. "Tôi sẵn sàng bỏ đòi hỏi về tiền bạc. Tôi muốn nhận lời xin lỗi trực tiếp từ bà Hằng vì tôi với bà Hằng không gây thù chuốc oán với nhau, không hề liên quan tới nhau", ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nói.
Với vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh, sau khi bàn bạc, thống nhất đã quyết định rút toàn bộ yêu cầu đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm và vật chất, chỉ mong được trả lại sự trong sạch: "Tiền bạc bây giờ không còn quan trọng với Thủy Tiên - Công Vinh nữa, mà cái họ cần là danh dự, nhân phẩm cần được trả lại", đại diện theo ủy quyền của Thủy Tiên - Công Vinh trình bày tại tòa.
Chủ tọa đã gọi bị cáo Nguyễn Phương Hằng lên hỏi về những yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, bà Hằng nói rằng, lời xin lỗi đối với mình không thành vấn đề, nhưng bản thân bị cáo cũng chịu rất nhiều điều lăng mạ, sỉ nhục của nhiều người. Bà Hằng xin phép được suy nghĩ về vấn đề này, sau 5 phút, chủ tọa hỏi lại bà Hằng: "Bị cáo có xin lỗi được không?". Lúc này, bà Hằng nói trong nghẹn ngào: "18 tháng trong tù đã là hình phạt quá nặng nề với bị cáo rồi".
Theo bị cáo Hằng, tại thời điểm livestream, ông Huỳnh Uy Dũng, chồng bà có biết việc làm của bị cáo. Thời điểm đó, bà và ông Huỳnh Uy Dũng không sống chung nhà. Ông Dũng có can ngăn nhưng bị cáo không nghe vì nghĩ "mình không làm gì sai trái".
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tới tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Giãi bày trước tòa, bà Hằng nói bản thân và gia đình đã rất chăm chỉ làm từ thiện, thường xuyên lo cho trẻ em nghèo, trong đó có quỹ mổ tim Hằng Hữu. Từ ngày bị tạm giam, việc làm từ thiện bị gián đoạn, bà cảm thấy rất buồn và đau xót vì phải tạm dừng lại những việc làm ý nghĩa này. "Cái giá tôi phải trả cho hành vi của mình cho đến thời điểm này là 18 tháng tù giam", bà Hằng liên tục nhắc lại điều này để từ chối lời đề nghị xin lỗi trực tiếp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong suốt một ngày xét xử, tâm lý của bà Nguyễn Phương Hằng đã thay đổi. Nếu như buổi sáng, bà còn bỏ ngỏ lời xin lỗi, thì trong phần tự bào chữa cho mình, bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã nghẹn ngào: "Những ngày tháng trong tù là khoảng thời gian đau khổ trong đời của bị cáo. Bị cáo đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân, đã rất day dứt. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, chính quyền và những người mà bị cáo đã vô tình xúc phạm đến họ. Bị cáo muốn trở về nhà để tiếp tục cùng gia đình thực hiện nốt những việc làm còn dang dở".
Phiên tòa kết thúc vào đêm muộn, bản án dành cho các bị cáo là đúng người, đúng tội. Lời nói sau cùng, bà Hằng đã khao khát được tự do, mong sớm trở về nhà. Có lẽ, đến lúc này, bà đã hiểu giá trị của cuộc sống bình thường mà chính tay mình đã tự đánh mất đi. Hy vọng rằng, trước khi làm việc gì, mọi người nên suy nghĩ thật kỹ để không còn phải hối tiếc muộn màng.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm được áp dụng tình tiết giảm nhẹ do người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ngoài ra, bà Nguyễn Phương Hằng được một số cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tặng nhiều giấy khen, bằng khen về hoạt động thiện nguyện, là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) 3 năm tù; Đặng Anh Quân (45 tuổi, giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên văn phòng Công ty Cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, trưởng phòng truyền thông Công ty Cổ phần Đại Nam) 1 năm 6 tháng tù cùng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Lĩnh 3 năm tù, bị cáo Nguyễn Phương Hằng bật khóc trước toà Chiều 21/9, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Bà Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm bị VKSND TP Hồ Chí Minh truy tố về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Cũng...