Kết thúc ‘chiến dịch 80 ngày’ trước Đại hội lần thứ 8 của Đảng Lao động Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1/1 đăng bài viết khẳng định Triều Tiên đã kết thúc thành công “chiến dịch 80 ngày” do nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát động, đặc biệt là những nỗ lực xây dựng “bức tường sắt” chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì Hội nghị lần thứ 22 Bộ Chính trị Ban chấp hành Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng ngày 29/12/2020. Ảnh: KCNA/TTXVN
Tháng 10/2020, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã phát động “chiến dịch 80 ngày” nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia và kinh tế vào cuối năm 2020, trước khi Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên dự kiến diễn ra vào đầu tháng 1/2021. Chiến dịch được phát động trong bối cảnh Triều Tiên đang nỗ lực khắc phục thiệt hại do bão, dịch COVID-19 và các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo bài viết, chiến dịch của lòng trung thành kéo dài 80 ngày, với khát vọng và ý chí của toàn bộ người dân, đã mang lại hết chiến thắng này và chiến thắng khác, để chào mừng Đại hội lần thứ 8 của Đảng Lao động Triều Tiên.
Là lĩnh vực trọng điểm của chiến dịch 80 ngày, công tác chống dịch khẩn cấp đã được tăng cường mạnh mẽ hơn, và mặt trận chống dịch được giữ vững như “bức tường sắt”. Bài viết nêu rõ: “Bức tường chống dịch kiên cố như bức tường sắt trong suốt 80 ngày chiến dịch thể hiện rõ ý chí kiên cường của Đảng Lao động Triều Tiên và quan điểm rõ ràng của Đảng đối với nhân dân”.
Video đang HOT
Cho tới nay, Triều Tiên tuyên bố chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào cho tới nay, song nước này đã phong tỏa biên giới đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm dịch kể từ đầu năm ngoái.
KCNA cũng thông tin những thành tựu trong nỗ lực khắc phục hậu quả sau các cơn bão mùa Hè tàn phá nhiều vùng của nước này, cùng những nỗ lực xây dựng các ngôi nhà ở thị trấn biên giới phía Bắc Samjiyon và các nhà máy ở các khu vực khác.
Bài viết khẳng định “chiến dịch 80 ngày” là một trong những nỗ lực nhằm bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của người dân trước cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và những thảm họa thiên nhiên liên tiếp.
Đại hội lần thứ 8 Đảng Lao động Triều Tiên dự kiến sẽ khai mạc vào đầu tháng này tại thủ đô Bình Nhưỡng. KCNA dẫn lời cựu Thủ tướng Kim Jae-ryong, hiện là người đứng đầu ủy ban phụ trách công tác chuẩn bị đại hội này, nhấn mạnh đây là “sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu thêm một cột mốc cho bước ngoặt mới” trong lịch sử của Đảng Lao động Triều Tiên. Đại hội lần này sẽ “đề ra đường lối của công cuộc đấu tranh, cùng những chính sách mang tính chiến lược và chiến thuật” nhằm đưa sự nghiệp xây dựng đất nước “bước vào giai đoạn thắng lợi tiếp theo”.
Bán đảo Triều Tiên 2021: ICBM " chào mừng" tân Tổng thống Mỹ?
Có dự đoán cho rằng có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong những ngày đầu cầm quyền của ông Joe Biden.
Viện nghiên cứu chính sách ASAN của Hàn Quốc nhận định, việc Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden hình thành đội ngũ chính sách đối ngoại cho thấy chính quyền mới có thể thay đổi cách tiếp cận so với Tổng thống Donald Trump. Không giống Tổng thống Trump thích các thỏa thuận lớn, ông Biden có khuynh hướng bắt đầu từ những thỏa thuận nhỏ hơn.
Có dự đoán cho rằng có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong những ngày đầu cầm quyền của ông Joe Biden. Ảnh: AP
Trong cuộc tranh luận với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử, ông Biden cũng đề cập khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhưng với điều kiện.
"Bán đảo Triều Tiên nên là một khu vực phi hạt nhân. Tôi chấp nhận cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với điều kiện Triều Tiên phải chấp thuận giảm năng lực hạt nhân của mình", ông Biden nói.
Điều kiện đặt ra được đánh giá là rất khó chấp nhận từ phía Triều Tiên, có thể buộc nước này phải cân nhắc phóng ICBM nhằm phá vỡ thế bế tắc. Viện nghiên cứu Asan đưa ra hai kịch bản. Thứ nhất, Triều Tiên có thể thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hay tên lửa đạn đạo tầm ngắn trước để đánh giá động thái của Mỹ, trước khi đưa ra quyết định có phóng ICBM hay không. Một viễn cảnh khác đó là Triều Tiên có thể phóng ICBM ngay từ đầu để "răn đe và khẳng định thế chủ động". Báo cáo cho rằng, khả năng đầu tiên dễ xảy ra hơn và phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp mà Triều Tiên đang phải giải quyết các khủng hoảng hiện nay.
Hiện cả Triều Tiên và Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chưa có nhiều bình luận đề cập đến mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên với 8 năm làm phó Tổng thống, các chuyên gia dự đoán cách tiếp cận của ông Biden sẽ có nhiều điểm tương đồng như dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barak Obama. Bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục rơi vào vòng xoáy kiểm soát, răn đe, trừng phạt và cô lập.
Tuy vậy, giới quan sát cũng nhận định, bán đảo Triều Tiên đã có nhiều thay đổi với những diễn biến khó lường. Thứ nhất, Triều Tiên hiện là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đúng nghĩa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Điều này sẽ khiến các cuộc "mặc cả" trên bàn đàm phán trở nên khó khăn hơn trước, có thể đẩy tình hình diễn biến xấu đi nhanh chóng.
Tuy nhiên điều này cũng mở ra một khả năng tươi sáng hơn. Vũ khí hạt nhân sẽ là một lá chắn mạnh mẽ đến mức Triều Tiên không cần phải thực hiện các hành động "răn đe hay thị uy" như thử tên lửa để "chào đón" tân Tổng thống Mỹ. Đây là bước ngoặt có thể giúp ông Biden mở cánh cửa đối thoại với Triều Tiên dễ dàng hơn.
Giới quan sát nhận định, sẽ là khôn ngoan khi Triều Tiên xem xét hướng đi thay thế này. Nó an toàn và hiệu quả hơn bất cứ biện pháp nào mà Triều Tiên áp dụng kể từ những năm 1980. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden đưa ra. Vì vậy, những tháng đầu năm 2021 sẽ xác định quỹ đạo hành động của Triều Tiên không chỉ trong năm 2021 mà còn có thể cả 4 năm tới trên bán đảo Triều Tiên./.
Biden làm gì để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên? Quyết định quan trọng mà chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden phải đối mặt là liệu có nên tiếp tục áp dụng các chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc và Triều Tiên hay sẽ thiết lập lại tất cả. Theo National Interest, thành tự chính sách đối ngoại chính của chính quyền Trump...