[Kết quả] Smartphone nào có camera tốt nhất?
Như đã hứa hẹn trong bài viết thử nghiệm Camera của 4 smartphone , hôm nay tôi xin phép được công bố kết quả cũng như những thông tin mà có lẽ bất kỳ ai tham gia bình chọn trong bài viết đó đều tò mò: A,B,C,D là những điện thoại nào? Nhưng trước khi đi vào vấn đề chính, tôi xin được “trần tình” vài điều về bài viết này.
Đầu tiên, mục đích của bài thử nghiệm trên không phải là để đưa ra được 1 phép thử mang tính khoa học mà chỉ đơn thuần là 1 bài test phục vụ nhu cầu giải trí của độc giả. Về cơ bản mà nói, để thực hiện được việc test Camera một cách chính xác cần kinh nghiệm, thiết bị và các điều kiện kiểm tra được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Những điều kiện này, cá nhân tôi, chỉ là 1 tay máy dưới mức nghiệp dư, không và có lẽ sẽ không bao giờ đáp ứng được. Vì vậy xin hãy lưu ý rằng tất cả ảnh chụp sử dụng trong bài viết rất có thể chưa thể hiện được 100% năng lực của chiếc smartphone ấy về mặt máy ảnh mặc dù để đảm bảo chất lượng ảnh sử dụng trong bài là tốt nhất có thể của camera đó, tôi chụp mỗi máy ở mỗi tình huống 3 ảnh và chọn ra ảnh tốt nhất để đưa vào bài.
Tuy nhiên như đã nói, ngay từ đầu tôi không hề đặt tham vọng rằng mình sẽ đưa ra được kết quả chính xác 100% mà bài test này đơn thuần chỉ là việc so sánh 1 cách tương đối hiệu năng của các camera trên smartphone về khả năng đo sáng, chống rung, cân bằng màu sắc và độ chi tiết. Và với tiêu chí đó, tôi cho rằng bài test đã thành công hơn mức mong đợi của mình. Mặc dù kết quả bình chọn không thực sự giống như những gì tôi dự đoán, mong đợi cũng như nhận định nhưng điều đó càng chứng tỏ rằng ý kiến của độc giả đôi khi khác rất xa ý kiến của cá nhân tôi, cũng như bất kỳ reviewer nào ở GenK. Và có lẽ trong tương lai chúng tôi sẽ phải xem xét đến việc thiết kế các bài đánh giá, cảm nhận có khả năng tương tác với độc giả nhiều hơn. Mong bạn đọc ủng hộ và góp ý để GenK có thể phục vụ các độc giả được tốt hơn.
Đi vào phần nội dung chính, 4 smartphone mà chúng tôi sử dụng trong bài viết lần lượt là A: Samsung Galaxy Nexus, B: Sony Ericsson Xperia Arc S, C: HTC Vivid, D: Apple iPhone 4. Về kết quả bình chọn thì có lẽ chúng ta đều đã thấy, HTC Vivid được độc giả GenK rất ưu ái khi được chọn ở vị trí đầu bảng tới 5 lần, theo sát sau đó là Arc S khi dẫn đầu 3 test, tiếp theo là siêu phẩm mới nhất của Apple: iPhone 4S mặc dù nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của giới chuyên môn về mặt Camera nhưng dường như độc giả GenK đã chứng minh điều ngược lại khi chỉ bình chọn cho iPhone 4S có 2 lần. Và bét bảng là “chiến binh Android 4.0 đầu tiên” Galaxy Nexus với thể hiện rất tệ ở cả 10 bài test và không giành được 1 điểm danh dự nào.
Từ trái qua (không theo thứ tự trong test): HTC Vivid, Sony Ericsson Arc S, Samsung Galaxy Nexus, Apple iPhone 4S. Cả 4 hiện đều đang được bán tại CellphoneS (117 Thái Hà) với giá lần lượt là 11.6tr, 8.7 tr, 13.8tr và 17tr (bản 16GB).
Thông qua kết quả của các bài test, chúng ta có thể tổng kết điểm mạnh của các smartphone như sau: HTC Vivid thuyết phục người sử dụng với khả năng bắt ảnh nhanh và xử lý rất chi tiết, sắc sảo trong điều kiện đủ sáng. Tuy nhiên khi “dính” đến tình huống thiếu sáng, ảnh từ HTC Vivid có xu hướng sạn, nhiều nhiễu và phải nhường chỗ cho Arc S với nước ảnh “nuột” hơn và khả năng bù sáng xuất sắc. Bên cạnh đó, iPhone 4S được đánh giá cao ở các tình huống xử lý ngược sáng và đo màu rất tốt. Camera của Galaxy Nexus không hề tệ, nhưng thật không may là khi phải đứng bên cạnh những bậc anh tài như Vivid, iPhone 4S, Arc S thì camera của Galaxy Nexus bị “dìm hàng” khá thê thảm.
HTC Vivid được ưu ái.
Nhìn chung trong bài viết trước rất nhiều bạn đọc đưa ra dự đoán của mình về “ai là ai?” nhưng rất tiếc, chưa 1 dự đoán nào chính xác 100%. Rất nhiều độc giả “khăng khăng” gán iPhone 4S hay Arc S cho vị trí C vì hình như C được bình chọn… nhiều quá. Nhưng sự thực là chỉ cần đôi chút kinh nghiệm và tinh ý cùng phương pháp loại trừ chúng ta có thể xác định khá rõ được “danh tính” của từng model chỉ thông qua ảnh chụp. Model dễ nhận ra nhất có lẽ là Arc S. Ở bài test số 7, trong khi tất cả các bức ảnh khác ở crop 100% đều thể hiện rất nhiều nhiễu và sạn thì bức ảnh của máy B lại mịn, ít hạt mặc dù thiếu độ chi tiết và sắc sảo cần thiết. Đây là 1 điểm rất đặc trưng của dòng smartphone từ Sony Ericsson sử dụng cảm biến Exmor R. Loại cảm biến này tích hợp 1 bộ lọc nhiễu rất mạnh, “trừ khử” hầu hết nhiễu, sạn trên bức ảnh gây ra cảm giác ảnh mịn màng nhưng cũng vì thế mà làm “mềm” các đường nét. Bên cạnh đó độ nhạy sáng cao của Exmor R cũng khiến ảnh khi sử dụng flash (test 8) của Arc S cho cảm giác “sáng sủa” hơn các model còn lại.
Arc S rất dễ nhận ra với khả năng khử nhiễu đặc trưng.
Video đang HOT
Bên cạnh Arc S thì Vivid cũng tương đối dễ nhận dạng. Dù là phiên bản của nhà mạng AT&T nhưng Vivid cũng sử dụng chung camera với 1 vài smartphone gần đây của HTC như HTC Sensation XL, HTC Rhyme, Amaze 4G… Và với cải tiến mới về Camera, thực sự chất lượng ảnh từ các smartphone của HTC được cải thiện rất nhiều so với các thế hệ trước như Sensation, Desire HD… Tuy nhiên vẫn như các bậc tiền bối, HTC Vivid vẫn vướng 1 điểm yếu rất lớn: Sai màu.
Màu cỏ, lá trên HTC Vivid rất úa và là 1 đặc trưng dễ nhận biết của dòng HTC.
Ngay từ test 1 chúng ta đã có thể thấy phần lá cây của Vivid thể hiện “1 mình 1 phách” úa vàng trong khi các máy còn lại đều thể hiện màu xanh lá rất mát mắt. Bên cạnh đó, Vivid cũng kế thừa đặc điểm làm nét ảnh thành phẩm khá nhiều. Điều này khiến ảnh crop 100% từ Vivid trông rất chi tiết tuy nhiên ở 1 số trường hợp việc làm nét quá lố có thể khiến các chi tiết có cảm giác thiếu trung thực, đặc biệt khi chụp tối Vivid vẫn cố giữ cho ảnh được nét và hậu quả là hình ảnh trở nên rất nhiễu và sạn, làm giảm đáng kể chất lượng hình ảnh.
Vivid luôn cố làm nét ảnh để đánh bật chi tiết lên nhưng đôi khi điều này lại phản tác dụng. iPhone 4S có thể hiện xuất sắc hơn về mảng màu sắc cũng như khả năng đo sáng.
iPhone 4S và Galaxy Nexus có phần khó nhận ra hơn, tuy nhiên bài test cuối cùng đã góp phần “tố cáo” iPhone 4S vì khả năng quay video 1080p với tính năng chống rung, chống ồn rất tốt, trong khi các model còn lại đều bị tiếng gió lọt vào micro rất ù và khó nghe thì âm thanh từ iPhone 4S lại êm, tách bạch hơn.
Và còn 1 điều nữa mà trong bài test chưa nêu được, đó là tính năng của app Camera trên các smartphone. Đây cũng là 1 điều khá quan trọng vì sự thực là tốc độ bắt ảnh, các hiệu ứng và khả năng tùy chỉnh thời gian phơi sáng đôi khi cũng quan trọng chẳng kém gì chất lượng ống kính hay cảm biến. Về mặt này mỗi smartphone có 1 điểm mạnh, yếu riêng biệt.
Arc S với nhiều chế độ chụp hình nhất, tuy nhiên lại có tốc độ bắt hình rất chậm và dễ bị nhòe ảnh vì thời gian bắt ảnh quá dài.
HTC Vivid khá toàn diện với khả năng bắt hình nhanh, 1 giao diện trực quan, đầy đủ hiệu ứng.
Kết
Vậy là tôi đã “bật mí” tất cả những bí mật của bài so sánh camera rồi. Câu hỏi bây giờ là, sau khi đã biết “ai là ai”, bạn có muốn vote lại hay không?
Theo ICTnew
Smartphone có thực sự cần chip nhiều lõi?
Có vẻ như các nhà sản xuất điện thoại và phần cứng đang quảng cáo quá mức về sức mạnh của những chiếc smartphone và gây tâm lý "chạy đua" cho khách hàng. Còn những thứ mà người dùng phải đánh đổi lại không được nhắc đến.
Điều này phần nào lý giải cho việc vì sao đến tận bây giờ phiên bản hệ điều hành di động mới nhất của Microsoft là Windows Phone 7.5 (Mango) vẫn chưa hỗ trợ các dòng chip đa lõi. Thêm vào đó, chuyên gia của Microsoft cũng khẳng định hầu hết các ứng dụng dành cho smartphone hay máy tính bảng hiện nay không cần (hoặc không được lợi gì) từ chip lõi kép hay lõi tứ, ngoại trừ khi phát một số định dạng video hay chơi game thật "khủng".
Chip lõi kép trên smartphone chỉ thực sự phát huy sức mạnh khi người dùng chơi một số game "nặng đô".
Đối tác chiến lược của Microsoft là hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia cũng tán đồng quan điểm này và khẳng định những mẫu smartphone lõi kép chạy Android do một loạt các hãng khác bao gồm cả HTC hay Samsung sản xuất đều thuộc loại.... vô tích sự.
Để chứng minh quan điểm của mình, ngay tại sàn triển lãm CES 2012, chuyên gia Windows Phone Evangelist Ben Randolph đã quyết định đánh cược 100 USD/ lần rằng chiếc smartphone HTC Titan (chạy chip lõi đơn, Windows Phone 7.5) của anh có tốc độ nhanh hơn bất kỳ chiếc smartphone nào khác trong việc khởi động ứng dụng, tìm kiếm web hay sử dụng các chức năng của điện thoại.
Đã có hơn 20 người chấp nhận thách thức của Evangelist Ben Randolph và anh chỉ chịu thua duy nhất 1 lần trước một người dùng iPhone 4S khi cả 2 cùng gửi một thông điệp lên Twitter.
Randolph và Greg Sullivan, một giám đốc cấp cao trong mảng Windows Phone cho biết, các chuyên gia của Microsoft chỉ tập trung vào phát triển Windows Phone sao cho chúng phục vụ người dùng một cách tốt nhất chứ không chú trọng đến tốc độ của chiếc smartphone.
"Một con chip lõi kép rất ít quan trọng đối với chiếc điện thoại và hầu hết người dùng những dòng smartphone đời mới gần đây cũng không thể lý giải nổi vì sao chiếc điện thoại của họ chẳng nhanh hơn những chiếc smartphone lõi đơn khác", Sullivan nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn, "Vấn đề là chúng ta chưa có ứng dụng nào có thể tận dụng sức mạnh của chip lõi kép"
Smartphone lõi kép ra đời ngày càng nhiều nhưng ứng dụng khai thác sức mạnh của chip lõi kép lại gần như chưa có.
Tuy nhiên, Sullivan cũng thừa nhận việc Windows Phone hay bất kỳ một hệ điều hành di động nào cũng sẽ phải "tiến lên lõi kép" trong những năm tới còn máy tính bảng sẽ cần tiến tới lõi tứ. Nhiều blogger công nghệ và chuyên gia đánh giá sản phẩm trong đó có cả JR Raphael của tạp chí Computerworld đã thừa nhận rằng chính con chip lõi tứ đã khiến cho chiếc máy tính bảng the Asus Transformer Prime vừa được ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái trở nên mạnh mẽ hơn hẳn.
Sullivan cho rằng, hiện tại chip lõi kép hay lõi tứ chỉ thực sự hấp dẫn những người dùng thực sự say mê công nghệ (enthusiasts) hay những người làm trong ngành công nghiệp di động.
Ra sức quảng cáo về sức mạnh của thiết bị thông qua việc "khoe" chip nhiều lõi những các nhà sản xuất lại đang cố tình lờ đi một thông tin rất quan trọng là chip càng khỏe thì mức độ "ngốn pin" của thiết bị càng lớn.
"Có quá nhiều thứ bị đánh đổi với chip tốc độ cao và thời gian sử dụng pin chỉ là một trong những yếu tố đó", chuyên gia Burden nói.
Jack Gold, nhà phân tích của hãng J. Gold Associates, lại đưa ra ý kiến cho rằng các ứng dụng hiện có của thế giới không cần đến chip lõi kép trên smartphone hay lõi tứ trên máy tính bảng nhưng ông dự báo chỉ trong vòng 1 năm nữa thôi người ta sẽ cho ra đời thế hệ ứng dụng di động mới có thể tận dụng được sức mạnh của những con chip nhiều lõi này.
Ứng dụng hay ngốn pin chưa phải là đã hết. Nếu chiếc smartphone hay máy tính bảng của bạn có cấu hình phần cứng rất khủng nhưng đi kèm với nó là một mạng không dây rùa bò thì tất cả đều trở nên vô nghĩa.
Tại Mỹ, nhà mạng Sprint Nextel đang bắt đầu ra mắt hàng loạt smartphone và tablet dùn chip đa lõi nhưng song song với đó, họ đang phải hối hả nâng cấp mạng di động của mình lên công nghệ LTE như một hành động "mở xa lộ" cho những chiếc xe phân khối lớn nhiều động cơ di chuyển. Mới đây, Sprint đã cho ra mắt thêm các mẫu máy Galaxy Nexus và LG Viper hỗ trợ mạng di động 4G LTE và dùng chip lõi kép.
"Thông thường chúng ta hay phải đuổi theo công nghệ nhưng cũng thật tốt nếu có một giai đoạn nào đó chúng ta có thể chặn đầu công nghệ. Mang đến cho khách hàng những thiết bị tốc độ cao, cung cấp mạng không dây tốc độ cao nhưng điều quan trọng không kém mà nhiều người vẫn bỏ quên đó là: "Dạy" cho khách hàng biết những thứ đó dùng để làm gì, khai thác thế nào và chúng tốt gì cho người dùng", Ryan Sullivan, giám đốc phát triển sản phẩm của Sprint kết luận.
Theo Infonet
Samsung thu được lợi nhuận kỉ lục 4,5 tỉ USD vào cuối năm 2011 Lợi nhuận Quý 4 năm 2011 của Samsung vượt xa dự đoán nhờ vào doanh số lớn của Galaxy Nexus và Galaxy S II. Ngoài ra thì mảng đĩa cứng cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty điện máy Hàn Quốc khổng lồ này. Trong 3 tháng cuối năm 2011, Samsung đạt được lợi nhuận kỷ lục 4,5 tỉ USD -...