Kết quả kinh doanh đạt kỷ lục, Generali tăng mức chi trả cổ tức
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Generali cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Tập đoan đạt mức kỷ lục 5,2 tỷ EURO (tăng 6,9% so với năm 2018), lợi nhuận thuần đạt 2,7 tỷ EURO (tăng 15,7% so với năm 2018).
Khả năng tài chính vững mạnh là nguyên nhân khiến Tập đoàn này quyết định chi trả cổ tức ở mức 0,96 EURO trên mỗi cổ phần (tăng 6,7% so với năm 2018).
Lợi nhuận thuần của Tập đoàn tăng mạnh, lên đến 2,7 tỷ EURO
Tập đoàn Generali, lợi nhuận thuần tăng mạnh, lên đến 2,7 tỷ EURO ( 15,7%). Lợi nhuận thuần sau điều chỉnh đạt 2,2 tỷ EURO. Loại trừ ảnh hưởng của 188 triệu EURO chi phí bất thường cho nghiệp vụ quản lý nợ liên quan đến việc mua lại công cụ nợ thứ cấp, lợi nhuận thuần sau điều chỉnh đạt mức 2,4 tỷ EURO ( 6,6%).
Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 13,6 tỷ EURO ( 19,6%) – mức cao nhất thị trường. Dự phòng kỹ thuật đạt 369,4 tỷ EURO ( 7,6%). Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu khai thác mới rất cao, đạt 3,89% (-0,49 điểm phần trăm). Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí thuần tăng đến 21,5 tỷ EURO ( 3,9%). Tỷ lệ kết hợp đạt mức tốt nhất thị trường – chỉ 92,6% (so với 93% năm 2018).
Nhờ vào xu hướng tích cực ở mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm gộp lên đến 69,8 tỷ EURO ( 4,3%), bao gồm 15,2 tỷ EURO từ các sản phẩm hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị cho xã hội và môi trường.
Video đang HOT
Lợi nhuận từ hoạt động quản lý tài sản đầu tư tăng lên mức 280 triệu EURO ( 19%). Khả năng tài chính vững vàng với biên khả năng thanh toán 224% (so với 217% năm 2018). Cổ tức được đề xuất chi trả ở mức 0,96 EURO trên mỗi cổ phần, tăng 6,7% so với năm 2018 (0,90 EURO).
Tổng Giám đốc Tập đoàn Generali Philippe Donnet khẳng định: “Generali đã hoàn thành năm 2019 với nhiều thành tựu tuyệt vời: Kết quả kinh doanh cao kỷ lục và khả năng tài chính vững mạnh đã giúp Generali củng cố vị thế là tập đoàn dẫn đầu ngành bảo hiểm trên toàn cầu. Đây là minh chứng cho việc chúng tôi đang đi đúng hướng trong việc hoàn thành mục tiêu của kế hoạch chiến lược ‘Generali 2021′.
Việc thực hiện nghiêm ngặt các chiến lược đề ra đã giúp tăng trưởng lợi nhuận ở tất cả các mảng kinh doanh cũng như đa dạng hóa nguồn lợi nhuận, với dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt mức ấn tượng và tỷ lệ kết hợp tốt nhất thị trường”.
Theo lãnh đạo Tập đoàn, năm 2019 và những tiến triển trong việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch chiến lược ‘Generali 2021′ là nền tảng vững chắc giúp DN ứng phó với những biến động do bùng nổ dịch bệnh COVID-19 gây ra trên toàn cầu.
Theo Kinhtetaichinh.vn
WB và IMF phối hợp đào tạo về quản lý nợ bền vững cho Việt Nam
Quản lý nợ bền vững (DSA) là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.
Quản lý nợ bền vững là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo.
Chiều ngày 24/02, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khai mạc "Khóa đào tạo về quản lý nợ bền vững cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường để phục vụ cho việc xây dựng các báo cáo giám sát, quản lý nợ".
Theo ông Nguyễn Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, quản lý DSA là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, từ trước đến nay DSA mới do các chuyên gia IMF thực hiện đánh giá trong khuôn khổ đoàn công tác Điều khoản IV hàng năm tại Việt Nam mà chưa có sự tham gia trực tiếp của Bộ Tài chính cũng như các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc nghiên cứu, vận hành mô hình này.
Tham dự khóa đào tạo có 30 đại điện của các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính như Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở Tài chính TP. Hà Nội, Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh...
Về phía các tổ chức tài chính quốc tế, bà Võ Hoàng Quyên - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng, trong chương trình hợp tác giữa WB và các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan từ trung ương tới địa phương của Việt Nam, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ Tài chính cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề về quản lý nợ bền vững cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường để phục vụ cho việc xây dựng các báo cáo giám sát, quản lý nợ.
Bà Quyên khẳng định, trong 5 ngày, từ 24 tới 28/2/2020, các chuyên gia cao cấp của WB và IMF sẽ trực tiếp giảng dạy, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan từ trung ương tới địa phương của Việt Nam tại Khóa đào tạo về quản lý nợ bền vững cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường để phục vụ cho việc xây dựng các báo cáo giám sát, quản lý nợ.
WB và IMF phối hợp đào tạo về quản lý nợ bền vững cho Việt Nam.
Chương trình đào tạo tập trung vào các nội dung như: Tổng quan về khuôn khổ và phương pháp Phân tích bền vững nợ cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị tường; Cấu trúc của công cụ DSA; Phân tích bền vững nợ cho Việt Nam...
Đồng thời, khóa đào tạo sẽ giúp học viên tiếp cận với phương pháp luận, khuôn khổ đánh giá và cách vận hành mô hình DSA của các chuyên gia kinh tế của các tổ chức tài chính quốc tế; Những bài học thực tiễn cũng như hàm ý chính sách cho các cơ quan của Việt Nam trong việc thực hiện chức năng lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện cũng như giám sát triển khai các kế hoạch vay, trả nợ công trung hạn để đảm bảo bền vững nợ...
"Thông qua khóa học, các bên sẽ không chỉ hình dung tổng thể về DSA mà còn có cơ hội thông qua đào tạo, trao đổi kỹ thuật và sát cánh phối hợp với nhau về công tác quản lý nợ bền vững trong năm 2020 là năm bản lề mang tính định hướng cho giai đoạn tiếp theo" - bà Võ Hoàng Quyên nhấn mạnh.
D.Bùi (T/h)
Theo Tapchitaichinh.vn
Dịch nCoV tác động như thế nào đến thị trường bảo hiểm? Nếu dịch nCoV bùng phát trên diện rộng tại Việt Nam và kéo dài, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải tăng chi phí bồi thường bảo hiểm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Dịch nCoV có thể thúc đẩy việc tham gia bảo hiểm...