Kết quả khi Nga dùng chiến thuật đánh thẳng vào các lữ đoàn yếu nhất của Ukraine?
Quân đội Nga trong tuần qua đã đạt bước tiến nhanh đáng kể, kiểm soát thêm nhiều ngôi làng và khu dân cư, tiến gần hơn tới thành phố Pokrovsk – một trong những thành trì quan trọng của Ukraine ở vùng Donetsk.
Pháo binh Ukraine nã hỏa lực trong giao tranh với Nga ở vùng Donetsk. Ảnh: New York Times.
Theo New York Times, quân đội Nga đang tiếp tục tiến công dọc theo tuyến đường sắt huyết mạch dẫn đến thành phố Pokrovsk và không ngừng đạt bước tiến mới. Có thời điểm Nga được cho là tiến thêm vài km sau vài ngày, khác biệt rõ so với các giai đoạn trước đây.
Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, bước tiến nhanh của Nga nằm ở sự thay đổi trong chiến thuật. Quân đội Nga chuyển từ tìm kẽ hở trong tuyến phòng thủ của Ukraine sang tập trung tấn công vị trí do các lữ đoàn được coi là yếu nhất của Ukraine nắm giữ.
“Chiến thuật của Nga bắt đầu bằng cách tiến công với mục đích thăm dò, thử phản ứng của các tiểu đoàn hoặc lữ đoàn Ukraine”, chuyên gia Mykola Bielieskov đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược ở Ukraine, nói. “Một khi phát hiện lữ đoàn hay tiểu đoàn yếu nhất, Nga sẽ tấn công mạnh, gây sức ép không ngừng nghỉ đến khi đối phương rút lui”.
Một ví dụ điển hình là việc Nga kiểm soát làng Prohres ở vùng Donetsk vào tuần trước. Theo nhóm phân tích Deep State có liên hệ với quân đội Ukraine, Lữ đoàn Cơ giới số 31 giữ làng Prohres chống đỡ yếu ớt rồi rút lui trong hỗn loạn. Hai tiểu đoàn sau đó bị lực lượng Nga bao vây và buộc phải “mở đường máu” rút lui dù chỉ huy chưa có lệnh.
Các binh sĩ được đào tạo không đầy đủ, năng lực của sĩ quan thấp, động lực và vũ khí không đủ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại liên tiếp của Ukraine. Ảnh: New York Times.
Những cuộc rút lui trong hỗn loạn như vậy tạo cơ hội để Nga kiểm soát thêm nhiều khu vực lãnh thổ. Kể từ khi Prohres thất thủ, Nga đã kiểm soát thêm 25km2 lãnh thổ, Deep State cho biết.
Hôm 29/7, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố kiểm soát làng Vovche, cách Prohres khoảng 1,6km. Bộ Tổng tham mưu Ukraine hiện chưa lên tiếng bình luận.
Video đang HOT
Trung úy Oleksandr Shyrshyn, phó chỉ huy tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 47 của quân đội Ukraine nói với hãng tin Hromadske, rằng cuộc rút lui hỗn loạn đã dẫn đến thương vong không đáng có. “Cần có những phương án rút lui bài bản, cũng như tổ chức lại các tuyến phòng thủ nhằm ngăn chặn bước tiến liên tiếp của Nga”, Shyrshyn nói.
Shyrshyn đổ lỗi cho huấn luyện quân đội kém, năng lực của sĩ quan thấp, động lực và vũ khí không đủ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại liên tiếp.
Oeh Chaus, một sĩ quan khác của lữ đoàn số 47, thừa nhận sức ép không ngừng nghỉ của Nga là nguyên nhân Ukraine thất thủ ở Vovche và Prohres.
Không phải lữ đoàn nào của Ukraine cũng được trang bị đầy đủ vũ khí phương Tây và được đào tạo bài bản như lữ đoàn số 47. Mỗi lần như vậy, lữ đoàn số 47 lại phải điều lực lượng hỗ trợ và tìm cách bịt lỗ hổng.
Đây là lần thứ ba trong năm nay quân đội Ukraine gặp phải các vấn đề liên quan đến giữ phòng tuyến. Đầu tiên là thất bại ở thành phố Avdiivka vào tháng 2/2024 và sau đó là làng Ocheretyne vào tháng 5/2024, theo New York Times.
Cư dân thành phố Pokrovsk đánh giá thiệt hại sau một cuộc tập kích của Nga. Ảnh: New York Times.
Franz-Stefan Gady, chuyên gia quân sự ở Vienna (Áo), nói quân đội Nga có tính toán khi lựa chọn thời điểm tấn công. “Nga sẽ chớp thời cơ, tấn công mạnh nhất khi phát hiện lữ đoàn Ukraine có dấu hiệu luân chuyển binh sĩ theo kế hoạch”, Ông Gady nói.
Các binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến sẽ được rút về hậu phương nghỉ ngơi, thay thế bằng những người khác sau một khoảng thời gian. Thông thường, binh sĩ ở tiền tuyến sẽ muốn rời đi nhanh nhất, để lại khoảng trống ở tiền tuyến.
Ông Gady cho biết, máy bay không người lái (UAV) trinh sát Nga hoạt động liên tục trên bầu trời, khiến Ukraine rất khó để che giấu hoạt động luân chuyển.
Chuyên gia Bielieskov nói những bước tiến của Nga vẫn dừng lại ở cấp độ chiến thuật, chưa chưa chuyển thành “những đột phá lớn” cho phép Moscow kiểm soát hoàn toàn vùng Donetsk.
Tuy nhiên, những bước tiến gần đây của Nga đang đe dọa vành đai phòng thủ cuối cùng của Ukraine ở vùng Donetsk. Pháo binh Nga đã bắt đầu có thể nã hỏa lực nhằm vào con đường chính kết nối Pokrovsk với các thành trì khác của Ukraine trong khu vực.
Lục quân Mỹ lên chiến lược pháo binh mới đúc rút từ Ukraine
Đã đến lúc các phân tích có thể đưa ra chiến lược pháo binh mới cho Lục quân Mỹ dựa trên những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Một người lính Mỹ theo dõi các pháo binh Ukraine khai hỏa lựu pháo tự hành M109 tại Khu huấn luyện Grafenwoehr, Đức, vào ngày 12/5/2022. Ảnh: Lục quân Mỹ
Trang Defense News dẫn lời Tướng James Rainey, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Tương lai Lục quân Mỹ, cho biết lực lượng này hiện đang nghiên cứu một chiến lược hỏa lực pháo binh thông thường mới dự kiến vào cuối năm nay.
Tướng Rainey nói với Defense News trong một cuộc phỏng vấn độc quyền khi trên đường tới căn cứ Fort Liberty, Bắc Carolina vào cuối tháng 7 rằng: "Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu rất thận trọng về hỏa lực chiến lược nhằm củng cố các nỗ lực bắn chính xác tầm xa".
"Hiện chúng tôi đang làm điều tương tự đối với các hỏa lực thông thường", ông Rainey nói, đồng thời cho biết thêm rằng "hỏa lực chiến lược chính xác rất quan trọng, nhưng các hỏa lực thông thường cũng rất quan trọng".
Tướng Rainey cho biết đã đến lúc các phân tích có thể đưa ra chiến lược pháo binh dựa trên cả "những gì đang xảy ra ở Ukraine" cũng như những gì Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương cần về hỏa lực thông thường.
Lục quân Mỹ đã gửi một lượng lớn pháo binh để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, bao gồm ít nhất 198 khẩu pháo 155mm, 72 khẩu pháo 105mm, vài triệu viên đạn pháo và 38 Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), theo thống kê vào ngày 25/7/2023 của Lầu Năm Góc.
Ông Rainey cho biết, chiến lược mới sẽ xác định năng lực của những gì hiện có và những gì Lục quân có thể cần. Chiến lược cũng sẽ xem xét công nghệ mới để tăng cường hỏa lực thông thường trên chiến trường, chẳng hạn như những tiến bộ về thuốc phóng giúp các khẩu pháo tầm trung có thể bắn xa như các hệ thống tầm xa hơn.
Công nghệ robot là một lĩnh vực khác sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, chẳng hạn như máy nạp đạn tự động. Lục quân Mỹ đã thử nghiệm các bộ nạp tự động cho pháo binh cũng như các giải pháp để cải thiện tốc độ bắn của lựu pháo nói chung.
Tướng Rainey lưu ý: "Một số đồng minh NATO của chúng tôi có một số bộ nạp mà khả năng thực sự tốt mà chúng tôi quan tâm".
Lục quân Mỹ hiện cũng đang phát triển hệ thống Pháo binh Tầm bắn Mở rộng (ERCA) sử dụng ống súng cỡ nòng 0,58 inch được gắn trên khung gầm của lựu pháo Quản lý Tích hợp Paladin do BAE Systems sản xuất.
Lục quân đang chế tạo 20 nguyên mẫu của hệ thống ERCA: hai nguyên mẫu để thử nghiệm phá hủy và 18 nguyên mẫu còn lại dành cho một tiểu đoàn sẽ nhận vũ khí vào quý 4 năm tài chính 2023. Sau đó, đơn vị đó sẽ vận hành các khẩu pháo thông qua một cuộc thử nghiệm hoạt động kéo dài một năm.
Các quan sát trong quá trình thử nghiệm ban đầu đối với nguyên mẫu cho thấy ống súng bị mài mòn quá mức sau khi bắn một số lượng đạn tương đối thấp. Lục quân có kế hoạch thu thập thêm thông tin trong suốt quá trình thử nghiệm hoạt động để xác định độ tin cậy.
Xe tăng Nga bị phá hủy trong cuộc phản công của Lực lượng vũ trang Ukraine. Ảnh: New voice of Ukraine
Lực lượng này cũng đang tìm cách cải thiện tốc độ bắn trước khi tìm cách thay thế ống súng thông qua các điều chỉnh về vật liệu được sử dụng và thiết kế của ống, điều chỉnh thuốc phóng cũng như thiết kế đạn pháo.
Theo ông Doug Bush, Giám đốc chương trình mua sắm của Lục quân, vai trò của ERCA trong chiến lược vẫn còn được xem xét, nhưng chương trình nguyên mẫu đang gặp phải một số chậm trễ.
Mặc dù vậy, "yêu cầu về hỏa lực tầm xa hoàn toàn là một yêu cầu hợp lệ", Tướng Rainey nói.
Ông lưu ý: "Tôi nghĩ mọi thứ chúng ta đang thấy ở Ukraine là về mức độ phù hợp của hỏa lực chính xác, tất cả các công nghệ mới nổi, nhưng sát thủ lớn trên chiến trường là pháo thông thường, pháo có sức nổ cao".
Lục quân Mỹ trước đây đã lên kế hoạch cho một loại pháo tầm xa chiến lược sẽ đạt tầm bắn 1.600km nhưng đã hủy bỏ chương trình khoa học và công nghệ vào năm 2022.
Lực lượng này cũng đã xem xét các loại pháo di động 155mm để tìm ra bất kỳ thứ gì có thể mang lại sự cải thiện về tầm bắn, tốc độ bắn và tính cơ động so với các hệ thống pháo được sử dụng trong các đội chiến đấu lữ đoàn. Lục quân đã xem xét ít nhất bốn sản phẩm được giới thiệu của các công ty nước ngoài nhưng không đi tới ký kết hợp đồng.
Nga đang thắng thế trong cuộc đua Bắc Cực Tàu phá băng chiến đấu lớp Project 23550 đầu tiên của Hải quân Nga mang tên Ivan Papanin có một điểm lạ so với những con tàu phá băng khác: nó được trang bị vũ khí và được thiết kế để có thể tăng cường hỏa lực trong tương lai. Khi cần, tàu lớp Project 23550 có thể được trang bị tên lửa...