Kết quả bất ngờ về chênh lệch số ca mắc ung thư phổi ở đàn ông và phụ nữ
Những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49 hiện đang có số ca chẩn đoán mắc ung thư phổi cao hơn cả đàn ông ở cùng độ tuổi. Điều bất ngờ là thực trạng này được ghi nhận ở nhiều nước có mức thu nhập cao.
Kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer. Mặc dù hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tất cả các loại ung thư phổi, nhưng tác giả lại kết luận rằng, sự khác nhau về thói quen hút thuốc giữa 2 giới lại không quyết định hoàn toàn đến thực trạng vừa được nêu ở trên.
Công trình khoa học này là kết quả hợp tác của các nhà nghiên cứu ung thư đến từ Canada, Pháp và Mỹ. Nhóm tác giả đã tập trung vào phân tích số ca mắc ung thư phổi được chẩn đoán trong cùng 1 năm và cùng 1 quốc gia ở nam và nữ. Số liệu được thu thập trên 40 quốc gia ở 5 châu lục và trong suốt 2 chu kỳ 5 năm từ 1993 đến 2012.
Theo kết quả được công bố bởi nhóm tác giả, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới nhìn chung có xu hướng giảm ở tất cả các độ tuổi và trên mọi quốc gia. Đối với phụ nữ, số ca mắc ung thư phổi có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm đi, nhưng ở mức chậm hơn nhiều so với nam giới.
Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở đàn ông thường cao hơn phụ nữ vì thói quen hút thuốc. Tuy nhiên, trong các chu kì 5 năm gần đây nhất mà nhóm tác giả phân tích, số ca mắc ở phụ nữ độ tuổi 30-49 lại cao hơn giới còn lại trên 6 quốc gia: Canada, Đan mạch, Đức, New Zealand, Hà Lan và Mỹ.
“Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là sự gia tăng các ca mắc ung thư biểu mô tuyến, một loại ung thư phổi thường thấy những người hút thuốc. Đồng thời, cũng là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở những người không hút thuốc, đặc biệt là các phụ nữ trẻ” – TS Jemal, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Chuyên gia này phân tích rõ hơn: “Ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc, kể từ khi các loại thuốc lá đầu lọc trở nên phổ biến. Thuốc lá đầu lọc làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến ở phổi vì khiến khói thuốc được đưa đến các phần bên ngoài của phổi. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có các yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền khiến họ dễ mắc ung thư phổi hơn so với nam giới”.
Minh Nhật
Video đang HOT
4 loại ung thư là "sát thủ" phổ biến và nguy hiểm nhất của đàn ông Việt
GS Lâm Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chỉ ra 4 loại ung thư thường tấn công đàn ông và cách phòng ngừa.
Ung thư gan
Ung thư gan dẫn đầu ở cả số mắc mới lẫn tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh là 23,2 trên 100.000 người ở cả hai giới.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cho biết ung thư gan là ung thư tế bào nguyên phát của gan. Ở nước ta ung thư gan thường gặp hàng đầu ở cả nam lẫn nữ, nguy cơ ở đàn ông gấp 3 lần phụ nữ.
Ung thư gan tiến triển thầm lặng, ban đầu không có triệu chứng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn như cảm giác ăn không ngon, khó tiêu, mệt mỏi kéo dài.
Những biểu hiện rõ ràng hơn như gầy sút cân, chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn, đau âm ỉ vùng hạ sườn, thượng vị, cổ trướng, vàng da, vàng mắt... thường là khi bệnh đã muộn.
Ung thư gan gây ra những biến chứng như suy gan, suy thận làm mất khả năng lọc nước tiểu dẫn đến tình trạng tích lũy chất độc hại trong cơ thể gây nguy hiểm. Bệnh giai đoạn muộn còn di căn đến các bộ phận khác.
Do đó, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng. Nếu có vấn đề về sức khỏe gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan... thì phải điều trị.
Nếu ai chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì nên đi tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Những biểu hiện rõ ràng hơn như gầy sút cân, chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn...
Ung thư phổi
Loại ung thư đứng thứ 2 tấn công đàn ông là ung thư phổi.
Tại Việt Nam mỗi năm phát hiện khoảng 15.000 ca ung thư phổi. Các đối tượng mắc chủ yếu là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào; ho khan kéo dài....
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi đa dạng, không đặc hiệu như ho, tức ngực, khó thở... Ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.
Do đó, những người có nguy cơ cao như nghiện thuốc lá, có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, chụp X-quang phổi hàng năm.
Để phòng ung thư phổi, mọi người nên bỏ thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần....
Ung thư dạ dày
Đứng thứ 3 ở đàn ông Việt Nam là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày ở đàn ông Việt có tỷ lệ 25/100 người.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày do vi khuẩn là HP nằm trong dạ dày gây viêm loét dạ dày, lâu sau thì tỷ lệ nào đó gây ung thư dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày phải điều trị ngay. Đồng thời có phương pháp soi để thử vi khuẩn HP rồi điều trị.
Ngoài ra khói thuốc lá, hút thuốc lá gây ung thư dạ dày, thói quen ăn mặn quá, ăn mắm, muối, cà pháo, mắm tôm, những cái này cộng với vi khuẩn HP cũng gây ung thư dạ dày, nhất là đàn ông,
Lời khuyên: Đừng ăn mặn, bớt các món ăn cay, tránh khói thuốc lá, lối sống lành mạnh.
Ung thư trực tràng, ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng (ung thư đại tràng hoặc trực tràng) là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 53/100.000 người; khoảng 27.000 người chết vì ung thư này trong năm 2007.
Ung thư đại trực tràng không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết sớm, chỉ đến khi xuất hiện đau bụng, suy nhược, giảm cân, xuất huyết trực tràng thì người mắc bệnh mới phát hiện ra.
Để phòng tránh ung thư đại trực tràng, hãy tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, không hút thuốc, và không uống nhiều hơn 2 ly rượu một ngày.
Người từ 50 trở lên nên đi tầm soát và soi đại trực tràng, thấy hơi đau bụng hay táo bón kéo dài thì nên đến bệnh viện để nội soi trực tràng...
Theo Báo Giao thông
Phương pháp tầm soát ung thư phổi chỉ cần xét nghiệm máu đơn giản Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một phương pháp mới giúp phát hiện nguy cơ ung thư phổi bằng cách kiểm tra ADN của bệnh nhân với một xét nghiệm máu đơn giản. Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu...