Kết nối USB thế hệ mới sẽ mỏng hơn, có thể đảo ngược
Chuẩn USB thế hệ mới đang được phát triển với mục tiêu hoàn thiện vào giữa năm 2014 với tên gọi USB Type-C nhằm giúp các nhà sản xuất tạo ra thiết kế mỏng hơn, cải thiện khả năng sử dụng và cải tiến hiệu suất.
Lợi ích dễ thấy nhất ở USB Type-C chính là cho phép người dùng dễ dàng cắm vào các kết nối ở bất kỳ hướng nào, tương tự như kết nối Lightning của Apple. Nói cách khác, người dùng sẽ không còn lo lắng cắm nhầm chiều vào các cổng kết nối USB thế hệ mới nữa.
Video đang HOT
Theo Intel, một trong những công ty ủng hộ chuẩn Type-C thì điều này sẽ cho phép tạo ra kết nối mỏng hơn, giúp truyền tải dữ liệu, video, sạc điện… trở nên thuận lợi hơn cả.
USB Type-C sẽ được so sánh kích thước với cổng USB 2.0 micro-B vốn đang được sử dụng một cách rộng rãi trên các thiết bị Android. Ngoài việc mang đến thiết kế nhỏ gọn và có thể đảo ngược, cổng này cho phép mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ phá vỡ khả năng tương thích với các loại kết nối USB cũ, kéo theo sự thay đổi về bộ điều khiển cũng như các loại cáp hỗ trợ.
Kết nối Type-C sắp tới là một phần mở rộng của chuẩn USB 3.1, hỗ trợ tốc độ tuyền dữ liệu hứa hẹn lên đến 10 Gbps và có thể hỗ trợ sạc năng lượng cho các thiết bị điện tử thông qua cùng một loại cáp. USB 3.1 được công bố vào tháng 7 vừa qua, và sản phẩm đầu tiên hỗ trợ chuẩn này có thể xuất hiện vào cuối năm sau.
Theo Android Authority
Vi rút máy tính giờ có thể lây lan qua... không khí
Một nhóm các nhà nghiên cứu mới từ Đức đã phát minh ra một loại vi rút máy tính có thể lan truyền qua... sóng âm thanh để ăn cắp mật khẩu và các dữ liệu nhạy cảm, mà không cần đến bất kì loại kết nối mạng phổ biến nào như Wi-Fi hoặc Bluetooth.
Theo Ars Technica, chỉ với microphone và loa tích hợp trên laptop, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Viễn thông, Xử lí Thông tin & Thiết bị An toàn Fraunhofer đã có thể truyền thông tin mật khẩu và một lượng nhỏ dữ liệu qua khoảng cách 20 mét. Khi trả lời phỏng vấn với tờ Ars Technica, các nhà khoa học tại viện Fraunhofer đã đưa ra lời giải thích:
"Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã mô tả biện pháp khiến cho khoảng không gian trống có thể trở nên hoàn toàn lỗi thời, bởi các mẫu laptop phổ biến hiện nay có thể liên lạc với nhau qua loa và microphone laptop, và thậm chí còn có thể tạo thành một hệ thống mạng máy vi tính thông qua âm thanh. Trên mạng máy tính bí mật này, thông tin có thể được truyền từ rất nhiều các máy bị lây nhiễm, kết nối các hệ thống máy tính và các hệ thống mạng vốn hoàn toàn bị cách biệt lại với nhau".
Tai người hoàn toàn không thể nhận biết được âm thanh được sử dụng để truyền thông tin trong nghiên cứu này. Đây là loại âm thanh vốn được sử dụng để truyền tải thông tin dưới mặt nước. Trong thí nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu đã có thể truyền được dữ liệu giữa 2 mẫu laptop Lenovo 400 với tốc độ 20 bit/giây (khoảng 2,5byte/giây). Tốc độ này là rất chậm, nhưng vẫn là quá đủ để truyền các thông tin như mật khẩu.
"Băng thông rất nhỏ này vẫn có thể là vừa đủ để truyền tải các thông tin tối quan trọng (ví dụ như từng phím bạn nhấn). Bạn thậm chí còn không phải lo tới tất cả các phím thu được. Nếu bạn bị nhiễm keylog có khả năng nhận diện các thông tin đăng nhập, loại vi rút này có thể chỉ thỉnh thoảng mới truyền các mật khẩu bị đánh cắp qua mạng âm thanh, giúp tạo ra tình trạng "án binh bất động" rất bí mật cho hệ thống mạng âm thanh này. Bạn có thể truyền tất cả các loại dữ liệu có kích cỡ nhỏ, ví dụ như chìa khóa mã hóa hoặc các câu lệnh độc hại tới các máy bị nhiễm".
Trong các môi trường cực kì bảo mật, các máy vi tính được bố trí để cách nhau một khoảng không nhất định, và do đó mã độc không thể lây qua các tương tác vật lí thông thường. Nghiên cứu mới của Đại học Fraunhofer đã chỉ ra rằng, khoảng cách vật lí (và cả sự tách biệt về phần cứng) có thể là không đủ - bạn sẽ phải tắt cả hệ thống âm thanh trên máy vi tính nữa.
Theo VnReview
Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ? Có rất nhiều lý do để Apple "không chơi" với MicroUSB. Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Nghị viện châu Âu đã đề xuất quy định sử dụng một chuẩn sạc duy nhất cho tất cả các dòng điện thoại và cả máy tính bảng được bán ra tại các nước thuộc Liên minh châu Âu EU. Theo đó, Nghị viện...