Kết nối tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân
Để bảo đảm lưu thông hàng hóa, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các bộ, ngành và các địa phương đã triển khai các giải pháp tích cực tạo thuận lợi kết nối giữa các hợp tác xã, tổ chức, nông dân với các doanh nghiệp và đầu mối thu mua, tiêu thụ hàng hóa mang lại hiệu quả cao.
Đồng thời, hỗ trợ về đời sống cho người dân , đảm bảo giữa phòng, chống dịch với phát triển kinh tế – xã hội.
Dừa khô nguyên liệu sắp vào vụ thu hoạch. Ảnh minh họa: baodongkhoi.vn
Theo ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, ngành chức năng Bến Tre tiếp tục theo dõi chặt tình hình sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh, cập nhật danh sách đầu mối cung ứng một số sản phẩm nông sản. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người dân hạn chế tồn đọng, ùn ứ trong thời gian tỉnh tiếp tục thực hiện giãn cách. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ nông sản trên Sàn thương mại điện tử của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sàn postmart.vn) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (sàn voso.vn), kể cả các sản phẩm thông thường chưa phải là sản phẩm OCOP.
Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các điểm bán hàng bình ổn và hàng hóa thiết yếu; hỗ trợ người dân các xã tiêu thụ nông sản trong mùa dịch nhất là sản phẩm nông sản có sản lượng lớn. Ngoài ra, phối hợp ngành y tế tổ chức ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng tham gia chuỗi sản phẩm nông nghiệp, hoạt động trong cơ sở chế biến, sơ chế, đóng gói, giết mổ, đầu mối thu gom nông sản, thủy sản và thương lái thu mua nông sản trên địa bàn.
Để nâng cao tiêu thụ sản phẩm và tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cho người dân, UBND tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch về tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.
Theo đó, UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành trong tỉnh cần tập trung tối đa cho phòng chống dịch, xây dựng phương án “3 tại chỗ” trong tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản; bố trí các tổ, đội chống dịch ở các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng nông sản tập trung của địa phương để hỗ trợ phương tiện, người thu mua ra vào thu hoạch thuận tiện, đồng thời kiểm soát tốt phòng chống dịch COVID-19 trong suốt thời gian thu hoạch và tiêu thụ.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, với những nông sản không thể kéo dài thời gian thu hoạch cần tiếp tục kết nối với các đầu mối sẵn có, đồng thời mở rộng kết nối tiêu thụ đến các tỉnh mà tình hình dịch bệnh đã ổn định. Những nông sản nào có thể neo lại, chờ thu hoạch sau, các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn về mặt kỹ thuật để người dân thực hiện đảm bảo năng suất, chất lượng.
Thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch áp dụng biện pháp giãn cách toàn xã hội từ ngày 16-23/8/2021 để phòng chống lây lan và tiến đến kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên địa bàn, Tổ công tác đặc biệt miền Bắc – miền Trung đã làm việc với Sở Công Thương Đà Nẵng để trao đổi các biện pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường Đà Nẵng và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.
Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho thị trường Đà Nẵng trong thời gian cận trước và trong khi thành phố áp dụng giãn cách toàn xã hội, Bộ Công Thương đã có công văn số 4921/BCT-TTTN ngày 14 tháng 8 năm 2021 chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối hàng hóa lớn có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, tăng lượng hàng hóa dự trữ để cung ứng cho các địa bàn dân cư trong thời gian trước và trong khi thành phố áp dụng giãn cách toàn xã hội.
Cùng với đó, tổ chức các điểm bán hàng lưu động, triển khai các hoạt động bán hàng trực tuyến; phối hợp với các Tổ COVID-19 cộng đồng cung ứng hàng hóa theo đặt hàng của người dân trong thời gian thành phố áp dụng giãn các toàn xã hội.
Video đang HOT
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi và đề nghị Sở Công Thương Đà Nẵng cập nhật kế hoạch cung ứng, phân phối một số hàng hóa thiết yếu trong các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phù hợp với yêu cầu và diễn biến mới.
Ngoài ra, ngày 14/8, Tổ công tác đặc biệt miền Bắc – miền Trung đã tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch với UBND thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Tổ đã góp ý kiến với thành phố đã xây dựng phương án cụ thể, hiệu quả nhằm bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các tổ dân phố và có phương án hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đáng lưu ý, kế hoạch giãn cách của thành phố Đà Nẵng đã áp dụng thí điểm tại quận Sơn Trà trước đây và hiện còn 3 phường vẫn đang áp dụng do vẫn còn ca nhiễm COVID-19. Vì vậy, thành phố sẽ cấm người dân ra khỏi nhà trong 1 tuần kể cả đi mua hàng hóa.
Việc cung ứng hàng hóa được giao cho chính quyền tại từng quận, huyện bởi mỗi quận, huyện đều có các siêu thị, cửa hàng dược phẩm hoạt động để cung ứng hàng hóa thiết yếu; việc mua hàng được đặt online hoặc đăng ký qua tổ dân phố.
Đặc biệt, tại các tổ dân phố có Tổ COVID-19 cộng đồng đảm trách việc cung ứng hàng hóa gồm từ 6-8 người, huy động từ Đoàn thanh niên hoặc Hội phụ nữ cung ứng hàng hóa cho từ 20-30 hộ dân của mỗi tổ.
Còn tại Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết vừa trình HĐND thành phố xem xét ban hành quy định về việc hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân và một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thành phố đề xuất, hỗ trợ để giảm giá 100% đối với các trường hợp: Cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố. Các hộ dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mức sinh hoạt 1 (tối đa là 68.690 đồng/hộ dân, áp dụng đối với 10m3/hộ dân theo giá nước sạch mức sinh hoạt 1 tại Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố).
Người dân ùn ùn chạy xe máy rời TP HCM
Nghe tin thành phố giãn cách thêm một tháng, nhiều người đi xe máy chở valy, nhu yếu phẩm, về quê tự phát, làm tuyến cửa ngõ phía Đông, TP Thủ Đức, ùn tắc.
Trưa 15/8, dòng xe máy khựng lại tại chốt kiểm soát cách cổng khu du lịch Suối Tiên, xa lộ Hà Nội, TP HCM chừng 500 m. Hàng chục công an, quân sự, y tế kéo barie chặn dòng người ở chốt kiểm soát. Nhiều người bóp còi, hò reo yêu cầu lực lượng chức năng cho qua.
Mất việc, không thu nhập suốt 3 tháng là lý do anh Hoàng Văn Trung (áo xanh) muốn về quê. Ảnh: Hà An
Dừng xe sát rào, anh Hoàng Văn Trung, quê Nghệ An, làm công nhân ở Bình Dương, chở 5 chai nước suối trong bọc nilon, sau xe còn một valy lớn, treo thêm vài gói mì tôm và chai xăng 5 lít. Người đàn ông 40 tuổi, nước da ngăm đen kể, bị công ty cho nghỉ việc gần 3 tháng nay. Mất thu nhập, chủ trọ không giảm tiền phòng, anh cạn tiện nên rất khó khăn.
"Khu vực gần chỗ ở phát hiện mấy ca F0, thêm người chết vì dịch nên tôi sợ lắm, không dám ở lại", anh Trung nói và cho biết nhiều tháng không có lương nhưng chưa nhận được hỗ trợ từ chính quyền. Tình cảnh quá khó khăn buộc anh phải thu xếp đồ đạc, trả phòng trọ, khăn gói về quê bằng xe máy. "Tôi hết cách rồi, biết cả nước đang giãn cách xã hội, ai ở đâu ở đó, nhưng nếu ở lại lấy tiền đâu mà sống, sợ bị nhiễm bệnh", anh Trung chia sẻ.
Cạnh đó, gia đình anh Hoàng Văn Hoa, quê Quảng Trị, làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 2, TP Thủ Đức, cũng cùng chung hoàn cảnh khi cả 2 vợ chồng thất nghiệp vì dịch. Không có tiền sống buộc anh và vợ dậy sớm từ 5 giờ sáng, chở theo cô con gái 3 tuổi về quê bằng xe máy. "Về quê mình còn có gia đình, bà con thân thích, chứ ở nơi đất khách quê người, mất việc làm thật sự không biết lấy gì sống", anh kể.
Để giải tỏa đám đông, CSGT, Công an TP Thủ Đức phối hợp lực lượng quân sự hướng dẫn người dân tập kết ở khu vực rộng chừng 500 m2 trước cổng Bến xe miền Đông mới. Lực lượng chức năng phát loa yêu cầu người dân giãn cách và quay về nơi ở, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp hỗ trợ.
Dòng người ách lại trước trạm kiểm soát gần khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức, trưa 15/8. Ảnh: Hà An.
Đến 12h30, hàng nghìn người vẫn tập trung ở khu vực nói trên, lực lượng chức năng được điều động thêm để giữ an ninh trật tự. Lãnh đạo MTTQ TP Thủ Đức có mặt cùng lực lượng chức năng bàn phương án giải quyết.
Cách Bến xe Miền Đông mới gần 30 km , sáng nay hơn 500 người dân sau khi hẹn nhau trên mạng xã hội đã tập trung ở quốc lộ 1, quận Bình Tân, chạy về các tỉnh miền Trung. Nhiều người chở lỉnh kỉnh đồ đạc, dự định đi thành đoàn về quê khi biết tin TP HCM sẽ giãn cách thêm một tháng. Hàng trăm xe máy đậu chắn ngang làn đường gây ùn tắc quốc lộ.
Anh Nguyễn Văn Sen, công nhân cho biết thất nghiệp nhiều tháng, gia đình không còn khả năng trụ lại ở thành phố nên định lái xe máy chở vợ và con về Bình Định. "Ở lại TP HCM thì tuân thủ Chỉ thị 16, nhưng mất việc, hết tiền, bám trụ khó khăn quá tôi chịu không nổi. Bởi vậy tôi muốn về quê có mắm ăn mắm, có muối ăn muối dễ sống hơn", anh Sen nói.
Cảnh sát cùng UBND quận Bình Tân sau đó đã vận động đoàn người về trường THCS-THPT Nam Việt, cách đó 2 km để họ ăn uống, nghỉ ngơi. Sau đó, các phường đã thống kê đưa từng người trở về nơi ở, tránh tụ tập.
Theo ông Lê Văn Thinh, Bí thư quận uỷ Bình Tân, sau khi yêu cầu người dân không về quê, chính quyền sẽ vận động các chủ nhà trọ miễn giảm tiền thuê nhà. Trường hợp chủ trọ không đồng ý, địa phương sẽ có phương án chăm lo, hỗ trợ người dân yên tâm ở lại. " Địa phương sẽ đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm để người dân sống trong một tháng giãn cách sắp tới", ông Thinh nói.
Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó phòng CSGT TP HCM cho biết, sáng nay nhiều đội CSGT phối hợp Công an TP Thủ Đức và TP Dĩ An vận động người dân tập trung ở quốc lộ 1, quận Bình Tân và dưới chân cầu vượt Linh Xuân quay về nơi ở. Hơn chục trường hợp không chấp hành, cơ quan chức năng đã kiểm tra giấy tờ, xử phạt vì ra đường không có lý do chính đáng.
Người dân về quê tập trung ở quốc lộ 1A, quận Bình Tân, sáng 15/8. Ảnh: Đình Văn
Theo thượng tá Bình, ngoài chốt kiểm soát cửa ngõ TP HCM, đơn vị còn tuần tra lưu động trên các tuyến đường khi phát hiện có người tập trung về quê sẽ vận động, xử lý để họ không ra khỏi thành phố.
Hơn 20 ngày trước, tình trạng người dân sống ở TP HCM và các tỉnh lân cận gặp khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê. Việc về tự phát, chạy xe đường xa hàng nghìn km nguy hiểm cho người dân và khiến dịch dễ lây lan, bùng phát.
Trong công điện hôm 31/7, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép". Các tỉnh sau đó dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy, thay vào đó đưa người về quê bằng máy bay, tàu lửa, ôtô.
Trong lần bùng phát dịch lần thứ tư, TP HCM triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn . Việc này thực hiện theo yêu cầu Thủ tướng, là "không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc" trong thời gian thực hiện giãn cách, giúp họ yên tâm "ai ở đâu ở đấy", không tự phát về quê.
Đến nay, gói thứ nhất với tổng số tiền 886 tỷ đồng cơ bản hoàn thành. Ngoài nhiều nhóm ngành nghề được giúp đỡ, hơn 311.000 lao động tự do (mỗi người nhận 1,5 triệu đồng) được hỗ trợ với tổng kinh phí 467 tỷ đồng.
Ở gói hỗ trợ thứ hai tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng, cùng với việc bổ sung thêm nhiều hộ nghèo cần giúp đỡ, TP HCM đặt mục tiêu hoàn thành giải ngân trước ngày 15/8. Tuy nhiên, đến chiều qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM mới nhận được một số báo cáo chi trả của quận, huyện.
Cụ thể, trong 367.000 lao động tự do cần hỗ trợ, đến chiều 14/8 mới chỉ hơn 100.000 người nhận được tiền, chiếm gần 30%. Ngoài một số quận tỷ lệ giải ngân trên 70% như quận 3, 12, Bình Tân, Tân Bình, nhiều nơi thực hiện còn thấp. Cụ thể như TP Thủ Đức chi trả cho hơn 3.400 người trong số 38.000 trường hợp, Gò Vấp trả cho 2.300 lao động trong số 23.000 người.
Với việc hỗ trợ hơn 175.000 hộ lao động nghèo (mỗi hộ nhận 1,5 triệu đồng), có 3 quận gần như hoàn thành là quận 4, 12 và Bình Tân với hơn 31.000 trường hợp được giúp đỡ. Các địa phương khác tỷ lệ giải ngân thấp hoặc chưa báo cáo.
Thừa Thiên - Huế tiếp sức cho người lao động vượt khó, ổn định cuộc sống Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 300 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, khoảng 7.500 lao động bị dừng hoặc mất việc làm. Đồng hành cùng người lao động vượt qua khó khăn, tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Trước diễn biến phức tạp của dịch...