Kết luận chính thức vụ thai nhi chết lưu trước ngày sinh
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng vừa có công văn số 103/BVPS trả lời báo chí kết luận về nguyên nhân thai chết lưu trong buồng tử cung trước khi sinh của sản phụ Phạm Thị Nhẹn (30 tuổi) là do suy tuần hoàn rau thai.
Theo công văn Bệnh viện phụ sản Hải Phòng gửi báo điện tử Dân trí, sản phụ Phạm Thị Nhẹn 30 tuổi, trú tại xóm 13 xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Bảo (Hải Phòng), tạm trú tại phường Nam Hải – Hải An (Hải Phòng) có thai lần đầu thai 37 tuần tuổi. Trong suốt quá trình mang thai, sản phụ không khám và quản lý thai nghén tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng.
Sản phụ nhập viện Phụ sản Hải Phòng vào 8h30 phút ngày 1/6/2012 vì tiền chuyển dạ. Ngay sau khi vào viện phụ sản, sản phụ được khám, được làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm rồi nhập khoa kế hoạch hóa gia đình. Trong quá trình theo dõi, sản phụ được khám toàn trạng, nghe tim thai 4 lần/ngày. Nhịp tim thai ổn định trong giới hạn bình thường 140 – 147 lần/phút. Toàn trạng sản phụ không có các diễn biến bất thường.
Công văn Bệnh viện phụ sản Hải Phòng gửi Báo điện tử Dân trí kết luận nguyên nhân thai chết lưu trong buồng tử cung trước khi sinh của sản phụ Phạm Thị Nhẹn.
Video đang HOT
Lúc 7h30 phút ngày 6/6/2012, bác sĩ điều trị khám phát hiện tim thai khó nghe. Sản phụ được chỉ định siêu âm thai, phát hiện không nghe thấy tim thai và mời trưởng khoa khám lại, được chẩn đoán: chuyển dạ đẻ lần 1, thai chết lưu. Sản phụ được chuyển ngày vào phòng chờ đẻ. Đến 23h30 phút ngày 6/6, sản phụ sinh một thai trai nặng 2000g chết lưu, bánh rau nhỏ, sơ hóa, cuống rốn teo nhỏ quấn cổ 1 vòng.
Ngày 13/6, bệnh viện đã họp ban giám đốc, ban chuyên môn cùng các bác sĩ, hộ sinh điều trị và theo dõi sản phụ, kíp trực ngày 6/6 để rút kinh nghiệm về chuyên môn.
Qua cuộc họp rút kinh nghiệm chuyên môn, kết luận sơ bộ về nguyên nhân thai chết lưu trong buồng tử cung trước khi sinh của sản phụ Nhẹn là do suy tuần hoàn rau thai. Đây là trường hợp bất khả kháng có thể do suy tuần hoàn rau thai nên dẫn đến suy thai trường diễn bởi vì thai 37 tuần tuổi mà cân nặng thai nhi chỉ 2.000g (bình thường phải có cân nặng 2.600 đến 3.200g). Thai có thể chết bất cứ lúc nào trong khi mang thai. Kể cả trong cuộc đẻ cũng khó có thể cứu sống. Còn để biết nguyên nhân chết lưu thai phải mổ xác thai nhi.
Qua cuộc họp chuyên môn, ban chuyên môn của bệnh viện cũng đã yêu cầu các bác sĩ và hộ sinh khám, theo dõi sản phụ cần phải rút kinh nghiệm là phải thông báo, giải thích và tư vấn ngay cho sản phụ và gia đình sản phụ về nguy cơ thai có thể tử vong về bất cứ lúc nào do tình trạng suy tuần hoàn rau thai.
Trước đó, ngày 7/6, lãnh đạo Bệnh viện phụ sản Hải Phòng đã họp với đại diện gia đình sản phụ để giải thích tình trạng diễn biến bất thường của thai nhi và đề nghị gia đình cho mổ tử thi thai chết lưu để xác định nguyên nhân thai chết lưu trước khi sinh. Tuy nhiên gia đình không đồng ý và đã ký cam kết không mổ tử thi và đề nghị bệnh viện cho đưa cháu bé về nhà để lo hậu sự.
Theo vietbao
Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
Bé Đ.M.N., 8 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng trên và quanh rốn kèm theo ói vài lần. Sau khi khám, BS quyết định mổ nội soi cho bé vì nghi bé viêm ruột thừa. Tuy nhiên khi vào ổ bụng thì bé chỉ bị viêm ruột thừa cấp, không tương ứng với tình trạng đau bụng của bé.
Thám sát thêm lên cao, các BS phát hiện vùng tá tràng của bé (đoạn đầu của ruột non từ dạ dày đi xuống) bị thủng một lỗ, có nhiều mủ bám xung quanh. Bé được khâu lại lỗ thủng và cắt luôn ruột thừa viêm.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị nhiễm H.pylori (một loại vi khuẩn sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày tá tràng).
BS Trần Thanh Trí, phó khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết: Nhờ vào nội soi, việc thám sát trở nên dễ dàng và ít gây xâm lấn hơn, bệnh nhi ít đau, bình phục nhanh hơn. Trẻ bị loét dạ dày - tá tràng thường than đau vùng quanh hoặc trên rốn, cơn đau thất thường và hay gặp về đêm, xuất hiện trước hoặc sau khi ăn.
Hình minh họa
Các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua cũng ít gặp và có đến 50% trường hợp đến bệnh viện vì biến chứng của loét như chảy máu, thủng dạ dày tá tràng.
Để phòng ngừa việc lây nhiễm H.pylori dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây các biến chứng đáng tiếc, phụ huynh cần cho bé ăn chín, uống sạch, đưa bé đi khám khi thấy bé hay đau bụng.
Theo vietbao
Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm Mới 2 tuổi, 3 tháng, bé D.A ngụ tại Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có tuyến vú phát triển, nở nang như nữ sinh trong độ tuổi dậy thì. Lo lắng, chị Dung đưa con đi khám, BS kết luận cháu D.A mắc chứng dậy thì sớm và cần phải điều trị kịp thời. Thời gian gần đây, trẻ dậy thì sớm...