Kẹo mè xửng giòn thơm, ngọt ngào, khách đến nhà ngày Tết còn muốn xin mang về
Không khí ngày Tết càng trở nên ấm cúng hơn với món kẹo mè xửng ngọt ngào, thơm bùi này để dành đãi khách.
Chuẩn bị:
- 250g hạt vừng trắng đã xát vỏ, 120g đường trắng, 120g mạch nha, 60g nước ấm, 1 thìa dầu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Rửa hạt vừng trắng trong nước sạch trước, sau đó dùng rây lọc lấy hạt, để ráo nước.
Bước 2: Rang vừng
- Đổ vừng vào một chảo sạch, không có dầu, rang vừng trên lửa nhỏ. Nhớ đảo liên tục để hạt vừng không dính chảo và cháy. Đảo đến khi hạt vừng trắng ngả sang màu vàng, dậy mùi thơm thì tắt bếp.
Bước 3: Nấu đường, mạch nha
- Đổ đường trắng và nước vào nồi, đun cho đường trắng tan chảy. Đổ mạch nha vào, đun sôi.
Video đang HOT
- Khuấy liên tục trên lửa nhỏ cho đến khi si rô đường mạch nha xuất hiện bọt lớn.
Bước 4: Hoàn thiện
Tiếp tục đun cho đến khi bọt của si rô trong chảo chuyển thành bọt nhỏ dày đặc. Chuẩn bị một bát nước nhỏ, dùng đũa nhúng vào chảo si rô đường mạch nha, rồi thả từng giọt si rô vào bát nước, thấy si rô cứng lại là đường đã sẵn sàng.
Đổ vừng trắng vào nồi, đảo nhanh tay để vừng quyện đều với si rô đường.
Đổ nhanh kẹo mè sửng lên giấy nến đã chuẩn bị sẵn, trải thêm một tấm giấy nến lên trên rồi dùng cán bột, cán cho mè xửng có độ mỏng vừa ý, đều nhau.
Trong khi kẹo còn hơi nóng, bạn hãy cắt thành những miếng vừa ăn, để nguội rất khó cắt. Khi mè xửng nguội hoàn toàn, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi để vào hộp kín dùng dần.
Mè xửng nấu kiểu này ngọt ngào, giòn tan, bùi bùi, thơm mùi vừng vô cùng thú vị. Ngày Tết nhâm nhi chút kẹo mè xửng cùng chén trà xanh nóng hổi thì còn gì bằng nhỉ!
Chúc các bạn thành công!
Trở về tuổi thơ với món bỏng gạo xốp giòn dân dã
Bánh bỏng gạo tuy là món ăn dân dã nhưng được rất nhiều người yêu thích, bánh giòn tan, thơm ngọt từ đường và vừng, vị bùi của lạc thật hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 150gr bỏng gạo
- 130gr đường
- 60gr mạch nha
- 60gr nước
- 1 xíu muối
- 50gr lạc rang chín
- 20gr vừng trắng chín
Cách làm:
Bước 1: Bạn cho bỏng gạo, lạc, vừng vào khay nướng bánh và trộn đều, dàn cho phẳng sau đó cho khay bỏng gạo vào lò nướng đã được làm nóng sẵn ở nhiệt độ 100 độ C, giữ cho nguyện liệu được ấm nóng.
Bước 2: Cho đường, xíu muối, mạch nha, nước vào chảo và bật bếp nấu cho nước đường sôi lên, thi thoảng lắc đều chảo cho đường tan hết, bạn đặt dụng cụ đo nhiệt kế vào chảo, nấu nước đường cho tới khi đạt 138 độ C là tắt bếp.
Bước 3: Khi nước đường đã đủ 138 độ C, bạn nhanh tay lấy khay bỏng gạo trong lò nướng ra và đổ vào chảo nước đường, dùng thìa gỗ trộn thật đều cho bỏng gạo bám đều 1 lớp nước đường.
Bước 4: Bạn nhanh tay cho bỏng gạo ra 1 cái khay sạch, dàn đều 4 góc sau đó dùng cây cán bột cán nhẹ cho bánh được bằng phẳng và dính vào nhau.
Bước 5: Khi bánh bỏng gạo vẫn còn nóng, bạn cho bánh ra thớt cắt bánh thành các miếng hình vuông, to nhỏ tùy theo sở thích. Lưu ý: bạn nên cắt bánh ngay khi còn ấm, nếu để bánh nguội mới cắt sẽ dễ bị vỡ vụn nhé, đợi cho bánh nguội hẳn mới đem cất vào lọ kín dùng dần.
Đối với những ai thuộc thế hệ 7X - 8X ắt hẳn chẳng còn xa lạ với món bỏng gạo này nữa. Món quà vặt giản đơn, thơm phức bày bán ở công trường, mỗi ngày đi qua đều thèm muốn có tiền để mua vài miếng bỏng chia nhau. Đôi khi nhờ vài món ăn thân thương mà được quay về tuổi thơ với kí ức vẹn nguyên thật là thích biết bao.
Chúc bạn ngon miệng!
Cách làm chim quay ngũ vị đậm đà, thơm ngon Chim quay nóng hổi vừa mềm lại ngọt thơm sẽ là món ngon cho bữa ăn sum vầy trong những ngày lạnh với cách làm đơn giản. Nguyên liệu làm chim quay ngũ vị Chim cút: 2 con Gừng: 5 gr Tỏi nướng: 10 gr Hành nướng: 10 gr Đường: 10 gr Mạch nha: 40 gr Nước:1 lít Ngũ vị hương: 5 gr...