Kéo dài thời gian kê đơn thuốc với bệnh mạn tính: Thuận lợi cho nhiều phía
Với bệnh mạn tính, hiện bệnh nhân được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám, chẩn đoán bệnh với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 ngày, đồng nghĩa phải tái khám hằng tháng.
Trong nhiều trường hợp, quy định này khiến người bệnh đi khám khi chưa cần thiết, làm mất thời gian, chi phí và gây quá tải cho cơ sở y tế. Nhằm mang đến thuận lợi cho nhiều phía, ngành Bảo hiểm xã hội đề xuất kéo dài thời gian kê đơn thuốc với bệnh mạn tính.
Ngành Bảo hiểm xã hội đề xuất kéo dài thời gian kê đơn thuốc với bệnh mạn tính nhằm mang đến thuận lợi cho nhiều phía. Ảnh: Nam Trần
Lãng phí về nhiều mặt
Bệnh mạn tính là những bệnh tiến triển từ từ và kéo dài, khó chữa khỏi hoàn toàn (viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan siêu vi C, HIV/AIDS…). Do đó, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Thông tư số 52/2017/TT-BYT, ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cơ sở y tế chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Số lượng thuốc được kê đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày. Như vậy, người bệnh cần tái khám hằng tháng để nhận thuốc kê đơn.
Thực tế cho thấy, với khoảng 93% dân số tham gia bảo hiểm y tế, thì đại đa số bệnh nhân mắc bệnh mạn tính là đối tượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Nếu thực hiện khám bệnh ở tuyến cao hơn, mỗi lần đi khám, bệnh nhân phải đề nghị chuyển tuyến, vừa mất thời gian, vừa gây quá tải với cơ sở y tế tuyến trên. Hơn nữa, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính tập trung nhiều ở nhóm người cao tuổi, đi lại khó khăn, cần có người đưa đi khám, gây không ít phiền phức.
Bệnh nhân N.B.C (74 tuổi), trú tại thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì) cho biết: “Từ năm 2018 đến nay, đều đặn mỗi tháng, tôi đi khám và lấy thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì. Nhờ chế độ ăn uống khoa học, uống thuốc đều đặn, hiện chỉ số đường huyết của tôi tương đối ổn định. Thuốc kê đơn cơ bản không thay đổi trong thời gian dài. Với tình trạng sức khỏe như hiện nay, tôi thấy rằng, thời gian tái khám và lấy thuốc nên dài hơn”.
Tương tự, bệnh nhân T.T.H.L, trú tại phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) cho hay: “Đơn thuốc dành cho bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu của tôi ít thay đổi trong khoảng 4 năm gần đây. Mỗi lần đi khám, nếu không xuất hiện triệu chứng mới, tôi không cần làm xét nghiệm, chỉ nghe tư vấn, nhưng vẫn phải duy trì khám hằng tháng mới lấy được thuốc”.
Dưới góc nhìn chuyên môn, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, thuốc kê đơn cho các bệnh mạn tính đang dùng tốt, sức khỏe bệnh nhân ổn định, thì họ không cần khám hằng tháng. Trong bối cảnh số lượng bệnh nhân mắc bệnh mạn tính khá đông, mà không ít người đi khám là vì do quy định, không phải do tình trạng bệnh tật, là sự lãng phí về nhiều mặt.
Nên kéo dài thời gian kê đơn thuốc
Nhằm mang đến sự thuận lợi, lợi ích cho nhiều phía, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang đề xuất Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét thay đổi quy định về kê đơn thuốc đối với bệnh mạn tính. Cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã ổn định sức khỏe, bệnh nhân HIV đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên, sức khỏe ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với trường hợp bệnh nhân điều trị mạn tính tại tuyến y tế cơ sở, thì cơ sở y tế cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, đề xuất nêu trên dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có sự tiếp thu ý kiến của giới chuyên môn. Hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng kê đơn thuốc thời gian 60 ngày. Ở nước ta, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính cần điều trị dài ngày đã được kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối thiểu 2 tháng, tối đa 3 tháng. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, khiến người bệnh phải đi khám lại trước lịch hẹn và phải thay đổi thuốc điều trị thì cơ sở y tế hướng dẫn bệnh nhân hoàn trả thuốc đã cấp chưa sử dụng hết. Quy định tạm thời này giúp người bệnh hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, không ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh mạn tính nên đã mang đến sự hài lòng cho nhiều bệnh nhân cũng như cơ sở y tế.
Từ góc nhìn khoa học, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trưởng ban Tư vấn chuyên môn Y khoa Bệnh viện E Lê Ngọc Thành đánh giá, mọi quy định đều hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm sức khỏe cho người bệnh. Với một số bệnh mạn tính phổ biến như đái tháo đường, huyết áp cao…, hiện có nhiều công cụ, phương tiện để bệnh nhân theo dõi tình trạng bệnh ngay tại nhà. Do đó, việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc với bệnh mạn tính sẽ góp phần giảm tình trạng quá tải không cần thiết ở nhiều cơ sở y tế, giảm chi phí không cần thiết cho cả bệnh nhân và Quỹ Bảo hiểm y tế…
Đề xuất kéo dài thời gian kê đơn thuốc với bệnh mạn tính đang nhận được sự quan tâm, đồng thuận của nhiều người, nhiều phía. Mong rằng, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, sớm ban hành quy định thay thế, góp phần tạo thuận lợi cho người bệnh và các bên liên quan trong quá trình điều trị bệnh mạn tính.
Tuổi già không lo bệnh tật nhờ thói quen này
Việc giữ cho mình khỏe mạnh về thể chất và tinh thần trở nên quan trọng hơn khi chúng ta già đi.
Video đang HOT
Thói quen tốt không chỉ giúp chúng ta duy trì sức khỏe và tinh thần tổng thể mà còn có thể làm giảm các rủi ro liên quan đến lão hóa. (Ảnh: ITN)
Những thói quen sau đây không chỉ giúp chúng ta duy trì sức khỏe và tinh thần tổng thể mà còn có thể làm giảm các rủi ro liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như các bệnh mãn tính và suy giảm tinh thần.
Thói quen 1: Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm: cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và béo phì, duy trì khả năng di chuyển, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng.
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. (Ảnh: ITN)
Vậy làm thế nào chúng ta có thể kết hợp việc tập thể dục thường xuyên vào thói quen hàng ngày? Một lựa chọn là dành ít nhất 30 phút cho các hoạt động có cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc đạp xe, ít nhất 5 ngày một tuần. Đối với những người có vấn đề về di chuyển hoặc thích tập luyện ít tác động, cũng có những lựa chọn như: yoga, thái cực quyền, bơi lội,...
Đối với những người không có điều kiện đến phòng tập thể dục hoặc không gian ngoài trời, một số bài tập thể dục trong nhà mà bạn có thể tập, chẳng hạn như các bài tập thể hình hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục như tạ hoặc xe đạp cố định.
Thói quen 2: Áp dụng một chế độ ăn bổ dưỡng
Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, việc áp dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng là rất quan trọng để duy trì thể chất và tinh thần khi chúng ta già đi.
Chế độ ăn giàu những điều sau đây giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và duy trì cân nặng khỏe mạnh:
- Trái cây
- Rau
- Các loại ngũ cốc
- Protein nạc
Điều quan trọng là phải chú ý đến khẩu phần ăn và tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không lành mạnh, chẳng hạn như đồ ăn nhẹ đã qua chế biến và đồ uống có đường.
Ngoài ra còn có các lựa chọn dành cho những người gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bữa ăn hoặc có nhu cầu ăn kiêng cụ thể, chẳng hạn như dịch vụ giao đồ ăn hoặc tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, một số chất bổ sung cũng giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất cụ thể, chẳng hạn như canxi cho sức khỏe xương hoặc axit béo omega-3 cho sức khỏe não bộ.
Điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ chất bổ sung mới nào.
Thói quen 3: Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi. Giấc ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì và tiểu đường, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần. Tốt nhất nên ngủ từ 7-9 tiếng, đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định.
Ngoài ra còn có một số thói quen giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như: tránh sử dụng màn hình trước khi đi ngủ, tạo thói quen đi ngủ thư giãn, giữ phòng ngủ mát mẻ và không có ánh sáng, thử các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu.
Thói quen 4: Tích cực hoạt động xã hội
Kết nối xã hội rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Duy trì kết nối với những người khác giúp chúng ta cảm thấy bớt bị cô lập hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung. Dưới đây là một số ý tưởng để duy trì hoạt động xã hội khi chúng ta già đi:
- Tham gia một câu lạc bộ hoặc nhóm: Có rất nhiều câu lạc bộ và nhóm, từ nhóm sở thích đến câu lạc bộ xã hội. Tham gia một nhóm như vậy là cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới và duy trì hoạt động.
- Tình nguyện viên: Đóng góp cho cộng đồng và gặp gỡ những người mới là lý do tuyệt vời để làm tình nguyện viên.
- Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình: Cùng nhau ăn trưa hoặc ăn tối, gọi điện, nhắn tin hoặc tận hưởng kỳ nghỉ cùng những người thân yêu của bạn.
Thói quen 5: Thực hiện các hoạt động kích thích tinh thần
Kích thích tinh thần là rất quan trọng để duy trì chức năng nhận thức và ngăn ngừa sự suy giảm liên quan đến tuổi tác. Tham gia vào các hoạt động thử thách trí não có thể giúp đầu óc chúng ta luôn nhạy bén và ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Dưới đây là một số ý tưởng để duy trì hoạt động tinh thần:
- Học một kỹ năng hoặc sở thích mới: Từ việc học một ngôn ngữ mới cho đến chơi một nhạc cụ. Tham gia vào các hoạt động mới đặc biệt có lợi cho não vì chúng đòi hỏi chúng ta phải học hỏi và thích nghi với thông tin mới.
- Chơi các trò chơi trí tuệ: Trò chơi ô chữ hoặc các trò chơi trí tuệ khác là một cách thú vị và thú vị để giữ cho tâm trí của chúng ta luôn hoạt động. Những hoạt động này giúp cải thiện trí nhớ, kỹ năng giải quyết vấn đề và chức năng nhận thức tổng thể.
- Đọc sách: Đây là giải pháp kích thích trí não và cải thiện trí nhớ cũng như kỹ năng hiểu. Đó cũng là một cách đơn giản để bạn thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày dài.
Thói quen 6: Tìm kiếm sự chăm sóc và sàng lọc y tế thường xuyên
Già đi đồng nghĩa với việc chúng ta phải khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc để phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề. (Ảnh: ITN)
Già đi đồng nghĩa với việc chúng ta phải khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc để phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề.
Điều quan trọng là phải cập nhật thông tin tiêm chủng và kiểm tra thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số loại sàng lọc cần xem xét dành cho người cao tuổi:
- Kiểm tra huyết áp
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm cholesterol
- Sàng lọc bệnh tiểu đường
- Sàng lọc ung thư (ví dụ: tuyến tiền liệt và ruột kết)
- Chụp quang tuyến vú
- Kiểm tra mắt
- Kiểm tra thính giác
- Kiểm tra mật độ xương
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp
- Đánh giá sức khỏe tâm thần
- Khám răng
- Sàng lọc sức khỏe tình dục (xét nghiệm STI)
Nhập viện ngay nếu có biểu hiện này của cúm mùa Tôi và con gái 5 tuổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời? Tôi và con gái 5 tuổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời? Trung tâm Kiểm soát và...