Kênh truyền hình Nhật Bản với phụ đề Việt đầu tiên tại Việt Nam
Ông Hoàng Ngọc Huấn, Tổng giám đốc VTVCab, cho biết từ tháng 1.2019, tất cả chương trình trên kênh truyền hình Nhật Bản Wakuwaku sẽ được phát sóng với 100% phụ đề tiếng Việt.
Đây cũng là lần đầu tiên một kênh truyền hình chuyên về Nhật Bản được Việt hóa 100%. Các nội dung này sau đó được phát sóng trên VTVcab, Viettel TV và trên ứng dụng di động Onme và VieON.
Ông Masafumi Kawanishi, Tổng giám đốc kênh truyền hình Wakuwaku, cho biết kênh đã được phát sóng ở 7 quốc gia và vùng lãnh thổ. VN là quốc gia đầu tiên kênh này sẽ được phát trên điện thoại di động. “Các bạn vẫn biết đến phim Oshin là một phim truyền hình rất hay và đặc sắc của Nhật Bản. Nhưng ở Nhật Bản còn có nhiều chương trình hay và hấp dẫn hơn. Theo thống kê trong năm 2017, tốc độ tăng lượng khách tới Nhật Bản, VN gia tăng lớn nhất so với các nước ASEAN. Kênh của chúng tôi cũng cung cấp các bí quyết để có thể trải nghiệm du lịch tốt nhất ở Nhật Bản”, ông nói.
Wakuwaku Japan là kênh truyền hình phát sóng 24 giờ các chương trình của Nhật bằng tiếng bản địa gồm: phim truyện, truyền hình thực tế, chương trình về ẩm thực, du lịch với mục đích truyền tải thông điệp về đất nước Nhật Bản ngày nay.
Video đang HOT
Theo Báo Mới
Thị phần truyền hình miễn phí đang dịch chuyển về nông thôn
Đến cuối năm 2017, tại TP. HCM chỉ còn 0,6% khán giả xem truyền hình miễn phí qua sóng mặt đất, tại Hà nội còn 4,2%, vùng đồng bằng Sông Cửu Long lượng khán giả thu xem truyền hình miễn phí qua phương thức thu sóng mặt đất còn khá cao 37,1%.
Tại buổi tọa đàm Quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh chồng lấn dịch vụ truyền hình miễn phí và truyền hình trả tiền do Hội Bảo vệ người tiêu dùng và Tạp chí Nhà quản lý tổ chức tại TP.HCM hôm 24/11/2018, ông Đỗ Đức Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) cho biết, theo thống kê của VietnamTam, đến cuối năm 2017, tại TP. HCM chỉ còn 0,6% khán giả xem truyền hình miễn phí qua sóng mặt đất, tại Hà nội còn 4,2%; vùng đồng bằng Sông Cửu Long lượng khán giả thu xem truyền hình miễn phí qua phương thức thu sóng mặt đất còn khá cao 37,1%. Qua đó ta thấy, dịch vụ truyền hình miễn phí đã dịch chuyển đối tượng khán giả từ thành thị về nông thôn, nơi mà điều kiện triển khai hạ tầng viễn thông chưa phong phú như ở các thành phố lớn.
Tọa đàm Quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh chồng lấn dịch vụ truyền hình miễn phí và truyền hình trả tiền vào ngày 24/11/2018.
Đặc biệt, qua các sự kiện thể thao lớn như World Cup, ASIAD 2018, AFF Suzuki Cup 2018 lượng người xem bằng phương thức thu sóng truyền hình số mặt đất tăng vọt khi các phương thức khác vướng các ràng buộc liên quan đến bản quyền truyền hình khả năng đáp ứng của hạ tầng viễn thông.
Trước đây, các kênh chương trình truyền hình chủ yếu phục vụ mục đích tuyên truyền chủ trương - chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp người dân nên được các đài PT-TH địa phương sản xuất và phát sóng hoàn toàn miễn phí theo phương thức truyền dẫn phát sóng tương tự mặt đất Free To Air - FTA (hay còn gọi là truyền hình analog). Tại một tỉnh, một địa phương chỉ có thể xem được 1 hoặc vài kênh chương trình của tỉnh mình hoặc các tỉnh lân cận.
Do nhu cầu phát triển của xã hội, các kênh truyền hình của các đài PT-TH địa phương không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn phục vụ nhu cầu giải trí cho người dân, dịch vụ truyền hình miễn phí ra đời. Dịch vụ truyền hình miễn phí chủ yếu vẫn được truyền dẫn phát sóng trên hạ tầng tương tự mặt đất nên bị giới hạn bởi phạm vi phủ sóng và chất lượng hình ảnh âm thanh. Chính điều này đã làm cho lượng khán giả sử dụng dịch vụ này ngày càng thu hẹp và dịch chuyển bởi tác động của các phương thức truyền dẫn mới. Tại các thành phố lớn, các đô thị có điều kiện kinh tế tốt, người dân dần thay đổi thói quen xem truyền hình miễn phí bằng cách thu sóng mặt đất sang xem truyền hình trả tiền bằng các phương thức truyền dẫn phát sóng mới.
Đến tháng 12/2011, Thủ tướng chính phủ ký QĐ số 2451 phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020. Theo đề án, từ năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2020 Đài Truyền hình Việt Nam và tất cả các Đài PT-TH địa phương phải chuyển đổi hoàn toàn sang phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất mạng đơn tần (SFN) theo công nghệ số tiêu chuẩn châu Âu DVB-T2.
Mặc dù từng bước thay đổi công nghệ, mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng chương trình nhưng dịch vụ truyền hình miễn phí gặp rất nhiều khó khăn khi sân chơi ngày càng phẳng hơn, các phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình đa dạng giúp khán giả xem truyền hình có nhiều lựa chọn phương thức thu xem hơn. Tỷ lệ người xem truyền hình miễn phí bằng phương thức thu sóng mặt đất suy giảm rất mạnh.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 khi SDTV và các đơn vị truyền dẫn phát sóng khác cùng phối hợp triển khai hoàn chỉnh hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất tại Việt Nam và đặc biệt là khu vực Nam Bộ, thì tình hình có thay đổi theo chiều hướng khả quan, khán giả bắt đầu quay lại thu xem bằng phương thức thu sóng mặt đất vì anten thu nhỏ gọn hơn xưa và đặc biệt là không phải xoay lung tung để thu được nhiều đài hơn.
Khán giả tại TP. HCM và TP. Cần Thơ có thể thu xem miễn phí tối thiểu 60 kênh chương trình bao gồm các chương trình thiết yếu địa phương của tất cả các tỉnh thành khu vực Nam Bộ, các kênh thiết yếu quốc gia và các kênh giải trí chất lượng cao (HDTV) hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay, theo Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT mới, cả nước có 70 kênh truyền hình thiết yếu. Bao gồm, 7 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, gồm: VTV1, VTC1, Vnews, ANTV, QPVN, QHVN, Nhân dân và 63 kênh thời sự - chính trị tổng hợp của 63 đài PT-TH trực thuộc 63 tỉnh, thành phố. Các kênh truyền hình thiết yếu sẽ được phát sóng miễn phí để phục vụ người dân trên các hạ tầng truyền dẫn khác nhau.
Theo Báo Mới
200 đại biểu tham dự tập huấn 'Công tác số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình' Chiều 14/11, Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn 'Công tác số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất cho cán bộ thông tin cơ sở' của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong 10 năm trở lại đây, quá trình số hóa...