Kênh gửi tiết kiệm bị cạnh tranh bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đánh kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó có gửi tiết kiệm. Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân cẩn trọng đổ vốn vào trái phiếu doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo liên quan đến tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp tới lãi suất tiền gửi.
Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu cao hơn từ 0,8-1,7 điểm % so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp – tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Video đang HOT
Theo SSI, nếu loại trừ số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tại thời điểm 31-3-2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỉ đồng.
Kênh gửi tiết kiệm có mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Trước đó, Bộ Tài chính đã tiếp tục đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư, tổ chức phân phối trái phiếu khi đầu tư, phát hành, cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp.
Qua báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong 5 tháng đầu năm 2020 là 91.616 tỉ đồng tăng 15% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua và công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.
Do đó, Bộ Tài chính khuyến nghị doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành khả thi, bảo đảm khả năng trả nợ; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn…
Đối với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, cơ quan quản lý khuyến cáo cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải…, không nên mua chỉ vì lãi suất cao. Bởi nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Ở góc độ khác, liên quan đến kênh gửi tiết kiệm, dù lãi suất huy động liên tục giảm thời gian qua, nhưng số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy trong nửa đầu năm 2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng vẫn tăng 4,35% so với tăng trưởng tín dụng chỉ 2,45%.
CII sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 11%/năm
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa thông qua nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động 800 tỷ đồng.
Với số tiền dự kiến huy động được, CII dự kiến sẽ tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư vào các chương trình, dự án của CII... Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất dự kiến 11%/năm, lãi suất thanh toán 6 tháng một lần, thời gian phát hành dự kiến là quý 3/2020.
Trong nhiều năm trở lại đây, CII liên tục huy động vốn từ bên ngoài bằng hình thức vay nợ, tính tới 31/3 là 15.530 tỷ đồng, tăng hơn 300% trong thời gian hơn 3 năm.
CII liên tục phát hành trái phiếu.
Mặc dù huy động vốn nợ vay liên tục và nhiều như vậy nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục âm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tính tới quý I/2020 âm 366 tỷ đồng.
Trước đó tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CII, cổ đông đã thông qua kế hoạch phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền, chia làm hai đợt trong năm nay. Ban lãnh đạo CII cho biết, tổ chức mua lại là một ngân hàng.
Để triển khai các hoạt động đầu tư, CII cần lượng vốn 8.100 tỷ đồng, bao gồm cả chi trả nợ gốc và lãi vay, đầu tư dự án và chi trả cổ tức. Riêng trong quý 1, CII đã huy động được 4.440 tỷ đồng.
Tiền đổ mạnh vào kênh trái phiếu: Lãi suất TPCP 10 năm xuống 3%/năm, lượng đặt mua vẫn gấp 4 lần lượng bán Giá trị đăng ký mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm gấp 4,2 lần lượng chào bán, ở kỳ hạn 15 năm và 20 năm là gấp đôi và gấp 3,7 lần. Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội, tháng 6, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu, huy động được tổng cộng 32.594 tỷ đồng trái phiếu, tăng 77,2% so...