Kem là món ăn yêu thích của nhiều người: Mắc bệnh tay chân miệng ăn kem có ảnh hưởng gì không?
Kem là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bị tay chân miệng ăn kem được không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tay chân miệng là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, cách tốt nhất để chữa trị căn bệnh này là chăm sóc đúng cách và thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, khoa học.
Những người bị tay chân miệng ăn kem được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, đặc biệt là trẻ em vì đây là món ăn yêu thích của nhiều người trong những ngày hè nóng nực.
1. Những lợi ích của kem đối với sức khỏe
- Cung cấp năng lượng: Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại kem khác nhau có sự chênh lệch nhưng theo nhiều nghiên cứu thì các loại kem nói chung đều là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Theo đó, kem giàu carbohydrate, chất béo và protein.
-Cung cấp vitamin và khoáng chất: Kem là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kem chứa một số khoáng sản quan trọng, đặc biệt là canxi và phốt pho.
- Không chỉ vậy, kem còn chứa nhiều loại vitamin, như vitamin A, C, D và E, cũng như thiamin, riboflavin, niacin, folate,… Những loại kem cũng là nguồn cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quá trình đông máu.
Video đang HOT
2. Những người bị tay chân miệng ăn kem được không?
Là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích trong mùa hè, lại có những lợi ích nhất định với sức khỏe như đã nói ở trên, nhưng những người bị tay chân miệng ăn kem được không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là bị tay chân miệng ăn kem không ảnh hưởng gì tới quá trình điều trị bệnh. Dù kem có thể là món ăn nên kiêng khi bị viêm họng hay không muốn bị sâu răng, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng những người bị tay chân miệng hoàn toàn có thể ăn kem.
Nguyên nhân là khi bị bệnh, các vết loét trong miệng sẽ khiến người bệnh đau đớn, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn. Khi ăn kem, cảm giác mát lạnh của kem có thể giúp giảm đau tạm thời, từ đó bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác, tốt cho việc điều trị bệnh.
Như vậy, bệnh nhân bị tay chân miệng ăn kem hoàn toàn tốt cho sức khỏe cũng như giúp người bệnh nhanh lành hơn qua việc bổ sung các loại dinh dưỡng. Do đó, hãy thêm loại thực phẩm này vào trong khẩu phần ăn của mình.
Những người bị tay chân miệng ăn kem tốt cho việc làm dịu các vết loét trong khoang miệng – Ảnh Internet.
3. Những lưu ý khi ăn kem đối với bệnh nhân tay chân miệng
Mặc dù bị tay chân miệng ăn kem không ảnh hưởng tới tình trạng cũng như hiệu quả của việc điều trị bệnh, tuy nhiên có những lưu ý nhất định khi ăn kem đối với bệnh nhân tay chân miệng. Theo đó, người bệnh khi ăn kem cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
- Tuyệt đối tránh các loại kem ca cao, kem sô cô la vì chúng có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh các loại kem làm bằng sữa tươi vì nó có thể chứa vi khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Không ăn kem quá nhiều: Hàm lượng đường trong kem có thể gây hại cho người bệnh vì việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến bệnh nhân bị sâu răng và thừa cân trong thời gian dài. Điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh. Theo đó, các nghiên cứu cho rằng chỉ nên cho người bệnh là trẻ em ăn 1 – 2 thìa kem một lần và không nên ăn quá một lần trong 1 – 2 tuần.
- Đảm bảo các thành phần có trong kem: Trước khi ăn kem nên đọc kỹ các thành phần có trong kem vì có một số thành phần sẽ gây dị ứng. Theo đó, các thành phần phổ biến gây dị ứng ở trong kem như quả hạch, đậu phộng và các chất tạo màu, bảo quản. Nên chọn những loại kem đơn giản mà không có nhiều thành phần bổ sung.
Cảnh báo bệnh tay chân miệng trẻ em vào mùa
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau.
Các nốt hồng ban của trẻ bị tay chân miệng ở các vị trí - Ảnh: BVCC
Ngày 7-12, bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết hiện đang vào mùa dịch bệnh tay chân miệng tăng cao, bệnh viện tiếp nhận nhiều nhất là trẻ em dưới 3 tuổi phải nhập viện điều trị.
Khoa truyền nhiễm của bệnh viện hiện đang có 90 trẻ bệnh tay chân miệng đang nằm điều trị, những bệnh nhi này đến từ Cần Thơ và một số tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL. Khoa truyền nhiễm còn tiếp nhận điều trị một số bệnh lý khác, nên số trẻ điều trị lên trên 120, có tình trạng nằm đôi do quá tải.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chỉ tính từ đầu tháng 12 đến nay, đã có trên 400 trường hợp trẻ bị tay chân miệng đến khám điều trị. Trước đó trong tháng 11 có 1.818 bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám điều trị (trong đó có 340 bệnh nhi nhập viện và 25 bệnh nặng phải nằm tại khoa hồi sức tích cực - chống độc do có biến chứng nặng độ 3).
Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám II Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cảnh báo: Những năm gần đây bệnh tay chân miệng đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm, tuy nhiên số ca mắc bệnh thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12.
Bệnh do các loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa (gọi chung là Enterovirus) gây ra, có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm Enterovirus có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Trong đó enterovirus 71 (EV71) là loại nguy hiểm nhất, dễ dẫn đến các biến chứng nặng gây nguy cơ tử vong ở trẻ.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ.
Biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh là loét miệng, vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, trẻ thường chảy nước miếng liên tục. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 - 38 o C...
Khi trẻ có những dấu hiệu trên cần đến khám ngay tại bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị. Có những trẻ bị sốt cao trên 39 o C liên tục, đây là một trong những dấu hiệu gợi ý cần nhập viện điều trị.
Các bà mẹ cần lưu ý, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau, vì vậy cần lưu ý bảo vệ trẻ tránh nguồn lây bằng việc vệ sinh cá nhân, vật dụng của trẻ - bác sĩ Trinh lưu ý.
Cần Thơ: Nhiều trẻ mắc tay chân miệng trong tình trạng nặng Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, trong tháng 11 ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do tay chân miệng, trong đó có không ít trường hợp trẻ tình trạng nặng. Hình minh họa. Theo ghi nhận số liệu tổng kết về bệnh tay chân miệng tháng 11 /2020 tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, có 1.818 bệnh ngoại trú,...