Kem dát vàng đắt khách giá 200 ngàn
Món ăn ngọt ngào và độc đáo này đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau món kem dát vàng của cố đô Kyoto này còn ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Trong hàng trăm năm, du khách đã đổ về Kyoto, cố đô Nhật Bản, để tham quan các ngôi đền cổ, khám quá văn hóa geisha và ẩm thực theo phong cách kaiseki. Các tuyến đường sắt chính khiến việc đi lại từ Tokyo hay Osaka trở nên dễ dàng hơn, nhưng giờ Kyoto đang có đối thủ cạnh tranh mới – thành phố Kanazawa, được mệnh danh là “Kyoto thứ hai”. Ảnh: Remotelands.
Ngoài nhiều quận geisha, khu samurai, một lâu đài, nhiều đền chùa, một bảo tàng nghệ thuật đương đại tầm cỡ thế giới, và Kenroku-en – khu vườn công cộng thuộc hàng tuyệt nhất thế giới, Kanazawa còn là thủ đô vàng lá của Nhật và được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo”. Ảnh: Thenational.
Chùa Vàng nổi tiếng ở Kyoto cũng có một phần góp sức của Kanazawa. Ảnh: Famouswonders.
Thành phố này sản xuất 98% vàng lá trang trí của Nhật Bản. Ảnh: Projectbasho.
Video đang HOT
Hakuichi là công ty sản xuất lá vàng lớn ở Kanazawa, với một cửa hàng trưng bày ở khu Higashiyama. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng và mua các bộ ấm trà, giấy gói quà hay đồ gia dụng được dát vàng. Ảnh: Lynnhlt/Wordpress.
Ngoài ra, cửa hàng còn có kem thoa mặt, hình xăm tạm thời và các nguyên liệu trang trí đồ ăn. Hakuichi cũng là người sáng tạo ra trào lưu kem dát vàng. Món ăn độc đáo này được bán ngay trước cửa hàng. Ảnh: China DoII/Flickr.
Công thức của món kem rất đơn giản: kem hương vani được cho vào ốc quế, sau đó cho thêm một lá vàng nguyên chất ăn được bên trên. Ảnh: Recuit-lifestyle.
Kem có giá khoảng 9,5 USD một chiếc và nhanh chóng trở thành một trải nghiệm du lịch không thể thiếu ở Kanazawa. Ảnh: Peigeeatbigonfood/Wordpress.
Các nhà hàng khác cũng nhanh chóng theo kịp trào lưu này, như hàng sushi Sensai Enishi rắc thêm bụi vàng ăn được trên món chirashizushi, hay quán trà Shiguretei phục vụ bánh wagashi với bụi vàng. Ảnh: Wow-j.
Tất nhiên, vàng không có mùi vị gì rõ rệt. Lá vàng mỏng tới mức tan ngay khi vừa chạm vào lưỡi. Trong văn hóa Nhật Bản, vàng được cho là có tác dụng giúp thực khách trẻ lâu và trường thọ. Ảnh: Firstwefeast.
Theo Zing
Drew Houston, người cởi "lớp áo tính năng" cho Dropbox
Vài năm trước, Dropbox là cái tên nổi bật trong làng công nghệ thế giới khi dám đối đầu với các "đại gia" như Apple, Google... Ở thời điểm đó, nhà sáng lập Drew Houston vẫn chưa tròn 30 tuổi, song các quyết định thức thời của anh đã góp phần đưa Dropbox dần trở thành doanh nghiệp trị giá tỷ đô.
Drew Houston, nhà sáng lập kiêm CEO của Dropbox
Drew Houston sinh năm 1983, là nhà sáng lập kiêm CEO của Dropbox, một trong những dịch vụ lưu trữ trực tuyến được người dùng đánh giá là tốt nhất, thân thiện nhất. Hiện Dropbox được định giá hơn 4 tỷ USD và đang tiếp tục những bước tiến mạnh mẽ với những tham vọng, cũng như chiến lược kinh doanh táo bạo của ông chủ 33 tuổi.
Khi bắt đầu thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình, Houston không có ý định tìm thêm một đồng sáng lập. Tuy nhiên, khi đến "vườn ươm công nghệ" Y-Combinator để đăng ký chương trình cấp vốn cho dự án, Houston đã nhận được lời khuyên từ nhà điều hành Y-Combinator lúc ấy là Paul Graham rằng, anh cần có một cộng sự để thu hút và tạo sự tin tưởng từ các nhà đầu tư. Do vậy, Houston đã liên hệ với Arash Ferdowsi, người đồng môn tại Học viện công nghệ Massachusetts MIT.Houston, sau đó thuyết phục được Arash Ferdowsi bỏ học để cùng mình thực hiện ý tưởng chỉ với khoản đầu tư 15.000 USD từ Y-Combinator.
Cũng như ông chủ Snapchat từng từ chối đề nghị mua lại của Facebook, Houston cũng nói "không" trước lời đề nghị của Apple, dù rằng mức giá đưa ra là 100 triệu USD. Houston nhớ lại cuộc gặp với vị cố CEO huyền thoại Steve Jobs: "Tôi đã nín thở và chờ đợi những chiếc ghế bị ném đi. Ông ấy nói với chúng tôi, các anh chỉ cung cấp một tính năng chứ không phải một sản phẩm. Các anh sẽ không bao giờ có thể truy cập sâu vào hệ điều hành iOS!".
Houston khẳng định, Dropbox không phải để đem bán. "Dù sao chúng tôi vẫn có một cuộc trò chuyện với Steve. Chúng tôi đã thực sự hãnh diện vì được chú ý, song chúng tôi muốn tự xây dựng công ty này, bởi đó là một trải nghiệm lớn và là một công việc độc đáo, đáng làm trong cuộc đời", Houston nói.
Chàng trai trẻ Drew Houston khi ấy đã chứng tỏ mình là một CEO đầy tự tin và quyết đoán khi dũng cảm bước vào một thị trường đầy cạnh tranh. Dropbox cung cấp dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tập tin trực tuyến, lĩnh vực chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất hiện nay trong làng công nghệ, khi mà tất cả các "đầu sỏ công nghệ" như Microsoft, Google, Amazon đều tham gia vào lĩnh vực này, hay những tên tuổi nhỏ hơn như Box, Syncplicity và Egnyte cũng đã tìm được cho mình những "chỗ đứng" riêng.
Trước cuộc cạnh tranh khốc liệt đó, đầu năm 2016, Dropbox quyết định mua lại CloudO, một hãng chuyên cung cấp giải pháp biên tập và chỉnh sửa tài liệu trên thiết bị di động, từ đó có thêm khoảng 30 kỹ sư và một trung tâm nghiên cứu về phần mềm tại Herzliya, Israel. Đây là điều mà Dropbox cần trong chiến lược mở rộng quy mô ra toàn thế giới.
Ngoài tầm nhìn sâu rộng, Houston còn là người hiểu rõ hơn ai hết lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Thay vì cố gắng tối ưu hóa mọi nhu cầu của người dùng, vị CEO sáng tạo này đã lấy 2 chiến lược cơ bản làm "kim chỉ nam": thứ nhất, tập trung hoàn thiện "tính năng cốt lõi" là đồng bộ tự động hóa và dễ dàng chia sẻ, phù hợp với đại bộ phận người dùng; thứ hai, phát triển những tính năng mới mà người dùng thậm chí chưa có nhu cầu, cho tới khi họ được trải nghiệm.
Về cơ chế quản lý và điều hành công ty, Dropbox vẫn nổi tiếng với những đặc quyền dành cho nhân viên, chẳng hạn như việc có riêng một đầu bếp "sao Michelin" phục vụ. Song hiện tại, các đặc quyền xa hoa đó đang dần bị cắt giảm và các nhân viên được khuyến khích tiết kiệm hơn.
Trong một email gửi tới toàn bộ công ty vào hồi tháng 3 năm nay, Dropbox thông báo đã hủy dịch vụ đưa đón miễn phí ở San Francisco và dịch vụ giặt đồ tập gym, đồng thời đẩy lùi thời gian bữa tối đến 7 giờ và hạn chế số lượng khách viếng thăm xuống còn 5 người mỗi tháng. Điều này phản ánh thái độ chặt chẽ hơn của Dropbox đối với việc quản lý tiền mặt, đồng thời là cách mà Drew Houston muốn chứng tỏ với các nhà đầu tư rằng, doanh nghiệp của mình đủ mạnh để IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu).
Có thể thấy, Houston luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và thích hợp nhất trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của "đứa con tinh thần" Dropbox, với tham vọng một ngày sẽ biến Dropbox trở thành một đế chế vĩ đại mới. Với tư duy đột phá đó, Dropbox đang ngày càng thành công, gỡ bỏ dần "lớp áo tính năng" để trở thành một "sản phẩm" hoàn chỉnh.
Theo ước tính của Forbes, Drew Houston đang nắm giữ 15% cổ phần tại Dropbox. Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2007, đến nay, Dropbox có sự tăng trưởng vô cùng ấn tượng với hơn 400 triệu người dùng trên 200 quốc gia khác nhau.
Mai Thảo (Theo báo chí nước ngoài)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nga trở thành nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới Theo số liệu thống kê hàng năm vừa công bố của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới BP của Anh, năm 2015, Nga đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt số 1 thế giới. Ảnh minh họa (Nguồn: newvision.co.ug) Ngoài việc vẫn giữ nguyên "ngôi vương" về xuất khẩu khí đốt tự nhiên, Nga còn vượt qua...