Kế toán trưởng “phù phép” để chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng
Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV G.N (gọi tắt là công ty Gia Ngân, chuyên kinh doanh về các mặt hàng sữa) có trụ sở đóng tại đường Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh (TP Huế, Thừa Thiên Huế) do ông Phan Kim Kh. (SN 1962) làm Chủ tịch kiêm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trương Ngọc Tùng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 10/5.
Đầu năm 2018, Công ty G.N ký hợp đồng thử việc với Trương Ngọc Tùng, chức danh chuyên môn ban đầu là kế toán tổng hợp. Đến tháng 9/2018, Tùng được Công ty G.N phân công làm Kế toán trưởng, phụ trách nghiệp vụ kế toán, có nhiệm vụ làm kế toán tổng hợp và kế toán thuế, kê khai nộp thuế, tổng hợp chứng từ và làm các thủ tục nhận nợ, rút tiền tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà Công ty G.N có quan hệ giao dịch.
Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao, Tùng đã nhiều lần chiếm đoạt tiền của Công ty G.N bằng các thủ đoạn khác nhau như: đi rút tiền cho công ty nhưng nôp không đầy đủ về quỹ; làm giả chứng từ, tài liệu để rút tiền của công ty từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietcombank Huế) rồi chiếm đoạt.
Liên quan đến hành vi Tùng làm giả chứng từ để rút tiền của Công ty G.N tại Vietcombank Huế, năm 2020, Công ty G.N lập phương án kinh doanh và có giấy đề nghị vay vốn tại Vietcombank Huế. Qua thẩm định, ngân hàng đồng ý cấp hạn mức tín dụng cho Công ty G.N vay với số tiền 22 tỷ đồng với mục đích sử dụng vốn vay là tài trợ các nhu cầu tín dụng ngắn hạn hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của Công ty G.N nhằm phục vụ hoạt động thương mại các sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, thời hạn duy trì hạn mức cho vay là 12 tháng kể từ ngày ký. Tiếp đó, tháng 7/2021, Công ty G.N tiếp tục lập phương án kinh doanh năm 2021 và có giấy đề nghị vay vốn tại Vietcombank Huế. Sau khi thẩm định đủ điều kiện, Vietcombank Huế đồng ý cấp hạn mức tín dụng cho Công ty G.N với số tiền 25 tỷ đồng…
Theo nội dung của các hợp đồng cấp hạn mức tín dụng nêu trên, phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay là mỗi lần nhận tiền vay bên vay phải ký giấy nhận nợ, kèm theo các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay phù hợp với mục đích vay vốn. Bên vay có thể nhận tiền vay nhiều lần nhưng đảm bảo mức dư nợ ở mọi thời điểm không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Với nhiệm vụ được giao là Kế toán trưởng của Công ty G.N, Tùng có trách nhiệm lập chứng từ, tài liệu, ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, giấy nhận nợ, bảng kê lương… cho công ty.
Video đang HOT
Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao và biết được các thủ tục cần làm khi vay và rút tiền, Tùng đã làm giả bộ chứng từ vay tiền của Công ty G.N bằng cách tải mẫu “Chứng từ giao dịch – Giấy rút tiền”, “Giấy nhận nợ” do Vietcombank Huế cung cấp cho Công ty G.N qua địa chỉ email, điền các thông tin của Công ty G.N và số tiền Tùng dự định sẽ chiếm đoạt lên các chứng từ, tài liệu này, lập khống “Bảng kê chi tiết chuyển lương”, rồi giả chữ ký của Chủ tịch kiêm Giám đốc của Công ty G.N Phan Kim Kh. để ký vào phần chủ tài khoản trên “Chứng từ giao dịch – Giấy rút tiền”; phần Giám đốc công ty trên “Giấy nhận nợ” và phần xác nhận nhà phân phối trên “Bảng kê chi tiết chuyển lương”. Sau khi khi lập hoàn chỉnh bộ chứng từ giả, Tùng đưa bộ chứng từ này cho nhân viên Vietcombank Huế làm thủ tục rút tiền.
Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ do Tùng đưa tới, khi thẩm định hồ sơ, các nhân viên của Vietcombank Huế không phát hiện được các chứng từ, tài liệu này là do Tùng làm giả nên đã làm thủ tục giải ngân tiền cho Công ty G.N theo chứng từ mà Tùng đã làm giả. Với thủ đoạn như trên, từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2022, Tùng đã lập và làm giả 11 bộ chứng từ để chiếm đoạt số tiền hơn 4,350 tỷ đồng của VCB Huế. Nhận được tiền, Tùng đã chiếm đoạt để tiêu xài, sử dụng hết vào mục đích cá nhân. Sau khi lập 11 bộ chứng từ giả và chiếm đoạt tiền, Tùng đã đưa những bộ chứng từ này về nhập vào chứng từ kế toán của Công ty G.N để công ty thực hiện việc trả nợ.
Do Công ty G.N không biết được số tiền nói trên là do Tùng làm giả chứng từ để rút tiền rồi chiếm đoạt nên đã tất toán đầy đủ cho Vietcombank Huế với số tiền hơn 4,421 tỷ đồng (gồm tiền gốc và tiền lãi) theo yêu cầu. Bên cạnh làm giả 11 bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền, lợi dụng việc được ông Phan Kim Kh. uỷ quyền đi thực hiện các giao dịch tiền mặt của Công ty G.N tại Vietcombank Huế, khi nhận được tiền, Tùng đã không nộp đủ số tiền đã nhận vào tài khoản và quỹ tiền mặt của Công ty G.N để chiếm đoạt.
Từ tháng 5/2020 đến tháng 4/2022, Tùng đã 12 lần thực hiện việc vay và rút tiền từ Vietcombank Huế nhưng nộp không đủ cho Công ty G.N để chiếm đoạt số tiền hơn 480 triệu đồng. Cũng với thủ đoạn tương tự, từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2022, khi được Giám đốc giao thẻ ATM cho Tùng đi rút tiền lương nhân công từ tài khoản thẻ mở tại ngân hàng, Tùng thực hiện xong việc rút tiền nhưng không nộp đủ vào quỹ tiền mặt cho công ty…
Cơ quan điều tra xác định, tổng số tiền mà Tùng đã chiếm đoạt của Công ty G.N gần tỷ đồng. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 10/5, qua xem xét hồ sơ chứng cứ cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Tùng 19 năm tù về hai tội danh “Tham ô tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Ngoài ra, HĐXX buộc bị cáo phải tiếp tục bồi thường số tiền còn lại đã chiếm đoạt của bị hại mà chưa khắc phục
Hai cựu Chủ tịch SCB bị truy nã là ai?
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Bộ Công an cho biết có 7 đối tượng đang bị truy nã, trong đó có 2 cựu Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Trong số 7 bị can liên quan tới vụ án có hai người là cựu Chủ tịch HĐQT SCB là Nguyễn Thị Thu Sương và Đinh Văn Thành.
Nguyễn Thị Thu Sương sinh năm 1974 tại TP.HCM. Theo giới thiệu của SCB tại thời điểm đó, bà Sương là cử nhân kinh doanh tiền tệ và tín dụng, thạc sỹ quản lý hành chánh công, có một số văn bằng khác như kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án,...
Hai đối tượng bị truy nã là bà Nguyễn Thị Thu Sương và ông Đinh Văn Thành.
Cựu Chủ tịch SCB Nguyễn Thị Thu Sương cũng có thời gian công tác tại UBND Huyện Hóc Môn với vị trí chuyên viên văn phòng phụ trách tài chính, sau đó công tác tại UBND TP.HCM, Ban Thi đua khen thưởng Thành phố Sở Nội vụ với vị trí Phó Trưởng phòng tổ chức - hành chính - tổng hợp.
Sau đó, năm 2008 bà Sương rời môi trường nhà nước và gia nhập tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan. Tại đây, bà làm trợ lý Ban Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát.
Đến năm 2009, bà Sương được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc CTCP Đại Trường Sơn, sau đó là Tổng giám đốc công ty này đến tháng 3/2011. Đại Trường Sơn cũng chính là một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Từ ngày 11/4/2011, bà Sương làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đệ Nhất - First Bank, một trong ba ngân hàng tiền thân của SCB ngày nay. Đến tháng 1/2012, bà Sương chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT SCB.
Sau 2 năm tại vị ghế Chủ tịch SCB, tại Đại hội cổ đông Ngân hàng ngày 17/3/2014, bà Sương được chấp thuận thông qua đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT.
Thay thế cho vị trí Chủ tịch HĐQT của bà Sương là ông Đinh Văn Thành. Trước đó ông Thành là Phó Chủ tịch HĐQT SCB.
Cũng theo giới thiệu của SCB, ông Thành có chứng chỉ kế toán doanh nghiệp, cử nhân tài chính - ngân hàng. Ông Thành cũng từng tốt nghiệp cao đẳng tài chính tín dụng, cao cấp nghiệp vụ ngân hàng,...
Ông Đinh Văn Thành trong ngày được bầu làm Chủ tịch SCB, 17/3/2014.
Ông Đinh Văn Thành làm Chủ tịch SCB trong 7 năm, từ ngày đầu tháng 3/2014 đến 25/2/2021. Trước đó, cựu Chủ tịch SCB là thành viên HĐQT SCB.
Ông Thành từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng Đầu tư - Tín dụng Ngân hàng TMCP Đệ Nhất; Chủ tịch Hội đồng Đầu tư - Tín dụng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Trong cả hai giai đoạn bà Sương và ông Thành làm Chủ tịch HĐQT, SCB đều đặt ra chiến lược nâng cao chất lượng tài sản, xử lý nợ quá hạn - nợ xấu; tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, quản trị điều hành, quản trị rủi ro...
SCB hiện đang bị đánh giá là ngân hàng yếu kém, bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Kế toán trưởng sử dụng ủy nhiệm chi khống để chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng Trong vòng 5 năm, kế toán trưởng đã lợi dụng nhiệm vụ được giao và sự sơ hở trong quản lý của công ty để lập và sử dụng 88 ủy nhiệm chi khống để chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng. Chiều muộn ngày 28/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Đỗ Thị Hồng Hạnh (SN 1987, ngụ quận 12) 16...