Kế toán tòa án tham ô tiền tỷ
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Sơn đã lập khống các chứng từ kế toán không đúng thực tế rồi chiếm đoạt.
Ngày 8/12, Viện KSND tỉnh Tây Ninh đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hoàng Sơn (sinh năm 1981, tại Tây Ninh) về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng, ngày 1/6/2009, Nguyễn Hoàng Sơn được tuyển dụng làm kế toán tại TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Lãnh đạo TAND huyện Châu Thành bị điều tra liên quan tới hành vi tham ô của bị can Sơn.
Từ tháng 6/2013 đến tháng 3/2019, Sơn lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao đã lập chứng từ kế toán không đúng thực tế bằng cách đưa thêm tên những người không phải công chức của TAND huyện Châu Thành (vợ, bạn học) vào danh sách chuyển khoản chi trả lương, phụ cấp hàng tháng.
Đồng thời, Sơn chuyển vào tài khoản của mình các khoản tiền phụ cấp làm ngoài giờ, công tác phí, tiền xét xử… trong đó, có nhiều khoản Sơn không được hưởng theo chế độ. Chuyển vào tài khoản của 3 thẩm phán các khoản chi trả lương, phụ cấp hàng tháng nhiều hơn số tiền những người này được hưởng theo quy định. Với thủ đoạn như trên, Sơn đã tham ô số tiền gần 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Viện KSND tỉnh Tây Ninh xác định trong quá trình điều tra Sơn thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội. Sơn phạm tội trong một thời gian dài, số tiền Sơn chiếm đoạt thấp nhất trong một năm là 53 triệu đồng và cao nhất là 507 triệu đồng. Bị can Sơn đã tự nguyện nộp lại số tiền 791 triệu đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Cơ quan tố tụng xác định có nhiều người liên quan tới hành vi tham ô tài sản của bị can Sơn nhưng không đủ căn cứ xử lý.
Đối với ông Nguyễn Duy Lâm (Chánh án) là người đứng đầu đơn vị và trực tiếp duyệt hồ sơ chuyển lương và các khoản kinh phí khác cho công chức TAND huyện Châu Thành giai đoạn từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2016, đã thiếu kiểm tra để Sơn chiếm đoạt số tiền 832 triệu đồng. Đến tháng 2/2016, ông Lâm chuyển công tác.
Đối với ông Đỗ Thanh Bình (Phó Chánh án) ký duyệt hồ sơ chuyển tiền và các kinh phí khác cho công chức TAND huyện Châu Thành giai đoạn từ tháng 6/2018 đến tháng 8/2018, đã thiếu kiểm tra để Sơn chiếm đoạt số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Hành vi của ông Nguyễn Duy Lâm và Đỗ Thanh Bình đang được cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục làm rõ và xử lý sau.
Nhóm sinh viên giả danh cảnh sát hình sự, dàn cảnh gây hàng loạt vụ cướp
Trịnh Minh Vương cùng một nhóm sinh viên thấy trên các mạng xã hội có nhiều người bán xe gắn máy không rõ nguồn gốc nên đã giả danh là cảnh sát hình sự chiếm đoạt tài sản.
Viện KSND TPHCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trịnh Minh Vương (sinh năm 1995, ngụ huyện Cần Giờ, TPHCM) về tội cướp tài sản và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Liên quan tới vụ án, bị can Mai Thế Công (sinh năm 2000, sinh viên), Đoàn Gia Thiên Hải (sinh năm 2000, sinh viên), Trần Ngọc Tuyến (sinh năm 1993, sinh viên), Trần Quang Khang (sinh năm 2000, sinh viên) và Trương Kim Phát (sinh năm 1997, tại Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội cướp tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 5/2019, Trịnh Minh Vương cùng đồng phạm thấy trên các mạng xã hội có nhiều người bán xe gắn máy không rõ nguồn gốc nên nảy sinh ý định làm cảnh sát hình sự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Các bị can lúc mới bị bắt. Ảnh: CA
Vương lên mạng thuê làm giấy chứng minh công an nhân dân và bảng tên giả mang tên Vương với giá 1,8 triệu đồng, và mua trang phục công an cùng cấp hàm thiếu úy với giá 6 triệu đồng. Sau đó, Vương đặt mua trên mạng 2 khẩu súng bắn đạn cao su và một số viên đạn với giá 6 triệu đồng, 3 còng số 8 với giá 1 triệu đồng. Khi người bị hại đem xe gắn máy đến địa điểm do Vương và đồng phạm chỉ định, Vương đưa giấy chứng minh công an nhân dân, giả danh cảnh sát hình sự thi hành nhiệm vụ và cùng đồng phạm khống chế người bị hại để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Vương phân công thành 3 nhóm, cụ thể như sau: nhóm 1 do Trịnh Minh Vương và Mai Thế Công đi chung một xe môtô, Vương sẽ trực tiếp mang theo khẩu súng, giấy chứng minh công an giả và tự xưng chức danh là đội trưởng, Công mang theo 1 còng tay, 1 bộ đàm. Trong lúc Thiên, Phát đang giả vờ xem xe và giao dịch với người bị hại, thì Vương và Công chạy xe môtô đến chặn đầu, ép xe của người bị hại. Nếu người bị hại chống cự thì Vương và Công dùng còng số 8 khóa tay người bị hại.
Nhóm 2 do Trương Kim Phát và Đoàn Gia Hải Thiên mang theo 1 còng số 8, 1 bộ đàm và có nhiệm vụ lên mạng xã hội tìm người rao bán xe không rõ nguồn gốc rồi hẹn đến giao dịch. Sau khi chiếm đoạt được xe gắn máy thì Thiên có nhiệm vụ lấy xe mang về nhà Vương cất giấu, sau đó mang đi tiêu thụ.
Nhóm 3 do Trần Ngọc Tuyến và Trần Quang Khang đi một xe, mang theo 1 còng số 8, 1 bộ đàm để liên lạc với nhau và có nhiệm vụ chặn phía sau người bị hại và sẽ hỗ trợ khi người bị hại chống trả.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến khi bị bắt (ngày 23/11/2019), Trịnh Minh Vương cùng đồng phạm đã thực hiện nhiều vụ chiếm đoạt xe gắn máy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Khoảng đầu tháng 9/2019, thông qua mạng xã hội, Phát biết một thanh niên (không rõ lai lịch) rao bán một xe SH nên đã liên hệ và hẹn địa điểm giao nhận xe tại trước cổng trường đại học Hutech, Quận 9.
Lúc này, Phát cùng Trần Ngọc Tuyến, Đoàn Gia Hải Thiên, Trần Quang Khang đến tập trung tại nhà trọ trên phường Phước Long B, Quận 9. Sau đó, cả nhóm di chuyển tới địa điểm đã hẹn với "con mồi" và tự xưng là cảnh sát hình sự tấn công khống chế người thanh niên này chiếm đoạt một xe gắn máy hiệu Honda SH đem về cất giấu tại nhà trọ của Vương ở, Vương đã trả công cho mỗi người tham gia số tiền 500.000 đồng.
Với thủ đoạn tương tự, Vương cùng đồng phạm đã thực hiện 6 vụ cướp xe máy với trị giá 255 triệu đồng.
Đối với hành vi tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ của Trịnh Minh Vương, Mai Thế Công, Đoàn Gia Hải Thiên, Trịnh Kim Phát, Trần Ngọc Tuyến và Trần Duy Nhất đã có hành vi vi phạm hành chính sử dụng công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định xử phạt hành chính.
Đối với hành vi làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức, cơ quan điều tra đã tách vụ án để tiếp tục truy tìm các đối tượng thực hiện tội phạm để xử lý.
Viện Kiểm sát nhấn mạnh hành vi của Vương và đồng phạm là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tài sản của người khác, cần phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật để răn đe, giáo dục đối với các bị can và phòng ngừa chung đối với xã hội.
Vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Chiêu thức để Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá mua quyền thu phí Để được tham gia đấu giá mua quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo nhân viên "phù phép" giấy tờ biến công ty từ thua lỗ đến lãi hàng tỷ đồng. Từ đó, công ty của ông Hệ tham gia đấu giá và trúng thầu. Dự kiến vụ án được Tòa án nhân dân...