Đình chỉ chức vụ phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận có liên quan đến sai phạm trong vụ án tham ô hơn 5 tỉ đồng tại Bệnh viện Phan Thiết.
Ngày 24-11, bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết vừa ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đối với ông Nguyễn Quang Thời.
Thời hạn tạm đình chỉ chức vụ có hiệu lực kể từ ngày 23-11 cho đến khi có quyết định mới của Sở Y tế. Ông Thời là người có sai phạm liên quan trong vụ án tham ô tài sản tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Phan Thiết.
Nguyễn Duy Hiển cùng lãnh đạo các thời kỳ của Bệnh viện Phan Thiết tại tòa.
Theo hồ sơ từ tháng 12-2013 đến tháng 6-2018, lợi dụng là Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Bệnh viện Phan Thiết và sự buông lỏng quản lý của Bệnh viện Phan Thiết (sau này là Trung tâm Y tế), Nguyễn Duy Hiển đã lập bảng lương và các khoản phụ cấp của đơn vị để kê khống chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Tổng số tiền Hiển chiếm đoạt hơn 5,4 tỉ đồng.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Quang Thời, Phó Giám đốc phụ trách TTYT TP Phan Thiết từ 2013 đến tháng 9-2017 (hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận).
Ông Thời trước đó là giám đốc BV TP Phan Thiết, nay là TTYT, là người đại diện theo pháp luật , chủ tài khoản, chịu trách nhiệm quản lý việc quản lý số tiền trong tài khoản của đơn vị; tổ chức và chỉ đạo thực hiện công việc kế toán trong đơn vị theo quy định pháp luật về kế toán.
Từ năm 2013 đến tháng 9-2017, ông Thời đã thiếu kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính dẫn đến trong thời gian dài.
Khi ông Nguyễn Duy Hiển lập khống 40 bộ hồ sơ chi lương và bốn bộ hồ sơ chi tiền ốm đau, thai sản để chiếm đoạt gần 3,5 tỉ đồng thì ông Thời là người đã trực tiếp ký ba bộ chứng từ thanh toán tiền lương và một bộ chứng từ thanh toán tiền ốm đau, thai sản để Hiển chiếm đoạt gần 300 triệu đồng.
Tại Cơ quan điều tra, Hiển khai thực hiện hành vi trên là do có chỉ đạo của lãnh đạo Bệnh viện TP Phan Thiết để lấy tiền chi các khoản không có hóa đơn, chứng từ của đơn vị.
Số tiền nâng khống lương và chế độ ốm đau, thai sản Hiển đã sử dụng một phần để chi tiếp khách, chi bỏ phong bì cho các đoàn thanh tra; chi tặng quà…
Được biết Hiển bị khởi tố, bắt giam ngày 13-5-2019 khi đã chuyển lên Sở Y tế Bình Thuận công tác. Quá trình điều tra, gia đình Hiển đã nộp lại hơn 380 triệu đồng để khắc phục.
Liên quan đến vụ án, các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của TTYT TP Phan Thiết cũng tự nộp tiền khắc phục hậu quả trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại cơ quan này.
Cụ thể, ông Ngô Giang Vũ (Phó giám đốc) nộp lại 1,8 tỉ đồng, bà Trần Thị Thu Thảo (kế toán trưởng) nộp lại 1,35 tỉ đồng, ông Nguyễn Trung Hà (Giám đốc) nộp lại 1 tỉ đồng, ông Nguyễn Quang Thời (Phó Giám đốc Bệnh viện tỉnh Bình Thuận, nguyên Giám đốc TTYT TP Phan Thiết) nộp lại 900 triệu đồng. Số tiền trên đang quản lý tại tài khoản của Phòng Cảnh sát thi hành án và Hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Bình Thuận.
Theo VKSND Bình Thuận, toàn bộ tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản tạm gửi của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
Ngày 21-7, sau khi đưa vụ án ra xét xử, TAND tỉnh Bình Thuận quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
TAND yêu cầu làm rõ bốn vấn đề trong đó phải làm rõ số tiền nâng khống lương ngoài việc chuyển vào tài khoản của Hiển, còn chuyển vào tài khoản của ai khác không; nếu có thì tại sao lại chuyển vào tài khoản của người khác; những người này có biết hành vi nâng khống lương của Hiển không và trách nhiệm của họ như thế nào.
Ngoài ra, TAND còn yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến việc nâng khống truy lĩnh lương, thu nhập tăng thêm, để xử lý theo quy định của pháp luật .
Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, ngoài hành vi phạm tội của Hiển, quá trình điều tra đã xác định có hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân khác công tác tại TTYT TP Phan Thiết và Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận.
CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra và đã ra quyết định tách vụ án này để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý hình sự các cá nhân có liên quan.
Giải mã sạt lở bất thường và khốc liệt ở miền Trung
Nhận định các hiện tượng sạt lở đất thời gian qua xảy ra khốc liệt và bất thường, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc thành lập các bộ phận chuyên trách sạt lở đất ở các địa phương có nguy cơ cao.
Bộ đội mở đường tiếp cận điểm sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3
Đại diện Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam nói, những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết bất thường gây mưa lớn, cùng các hoạt động nhân sinh như phá rừng, mở đường, xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa thúc đẩy quá trình tai biến địa chất, đặc biệt là trượt lở đất với quy mô ngày càng lớn, mức độ thiệt hại ngày càng tăng.
Năm nay, tại các tỉnh miền Trung, do tác động của La Nina, mưa lớn kéo dài liên tục. Đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, tháng 10 năm nay, số lượng cơn bão đổ bộ vào miền Trung lập kỷ lục trong 37 năm qua. Kéo theo đó, sạt lở đất được nhận định là mạnh, khốc liệt và bất thường.
Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam cho biết, trượt lở xảy ra rộng khắp, tập trung trong một thời gian rất ngắn, ở khu vực miền núi các tỉnh Trung bộ, trong đó có nhiều vụ quy mô lớn đến rất lớn, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Theo TS Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam, số vụ sạt lở đất đá, đặc biệt tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, tăng đột biến so với những năm trước.
Năm 2012, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam đã thực hiện đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng trượt lở các vùng miền núi Việt Nam", xây dựng bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tại 25 tỉnh và bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tại 15 tỉnh, giúp các địa phương biết trước nguy cơ sạt lở đất.
Tuy nhiên, theo TS Hòa, cần nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ này trong thực tiễn. Cụ thể, đầu năm, đề án cần cử người đến các địa phương đã chuyển giao, một mặt xem địa phương gặp khó khăn gì khi sử dụng, mặt khác cập nhật thông tin về sạt lở đất đá ở địa phương, đưa ra những nhận định về tình hình trượt lở trong thời gian tới để đề xuất các kiến nghị cụ thể.
Bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn thường xuyên cho người dân trong vùng có nguy cơ sạt lở cao về dấu hiệu của sạt lở đất, các kỹ năng cơ bản để giảm thiểu thiệt hại.
TS Hòa cho rằng, mỗi xã/huyện/tỉnh có nguy cơ sạt lở đất cao cần có bộ phận chuyên trách theo dõi tình hình sạt lở đất, thường xuyên cập nhật thông tin, tư vấn cho chính quyền các cấp phương án khi xảy ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất cao.
Theo chuyên gia địa chất, điều quan trọng nữa là những sản phẩm này cần được tích hợp vào các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phục vụ tái định canh, định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng để tránh tối đa tác động nhân sinh vào tự nhiên. Trong đó, những khu vực có nguy cơ trượt lở cao, cần lập quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư, di dời nhà dân trong khu vực có nguy cơ cao đến vị trí an toàn.
Ông Hòa cũng cho rằng, cần tăng cường áp dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo sạt lở đất như lắp đặt mạng lưới quan trắc đồng thời xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo kịp thời cho cộng đồng dân cư. Với những con đường có nguy cơ trượt lở cao theo bản đồ điều tra hiện trạng cần lắp đặt hệ thống biển cảnh báo.
Cận cảnh ‘công trường đặc biệt’ tại Rào Trăng 3 - nơi phát hiện thi thể vùi dưới sông suối Một thi thể nghi là công nhân thủy điện Rào Trăng 3 bị vùi lấp do sạt lở đất vừa được lực lượng chức năng tìm thấy dưới lòng sông suối, tại khu vực khoanh vùng tìm kiếm cứu nạn trong giai đoạn 3. Nơi đây được xem là một "công trường đặc biệt". Công trường tìm kiếm nạn nhân mất tích dưới...