Kẻ thù giấu mặt đáng sợ của vòng hai
Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật và thịt đỏ là nguyên nhân gây béo bụng. Ngoài chất béo, carbohydrate cũng là một trong những thứ khiến vòng hai ngày càng quá khổ.
Nhiều người không tăng cân, nhưng mỡ lại tập trung nhiều ở bụng, điều này là do thừa carbohydrate. Ảnh: T.N.
Carbohydrate, lipid và protein đều có khả năng sinh ra năng lượng, nhưng nếu xét thành tích, tổng năng lượng do carbohydrate cung cấp đứng số một. Carbohydrate hay còn gọi là chất bột đường, nói một cách dễ hiểu thì chính là cơm, mì sợi, bánh mì, khoai lang, khoai tây… Ăn quá nhiều loại thực phẩm này không hề tốt, cũng không sinh ra thật nhiều năng lượng giúp bạn cường tráng mạnh khỏe, mà sẽ tích trữ dưới dạng năng lượng hóa học, biểu hiện của dạng năng lượng này chính là thừa mỡ.
Do lượng vận động của người hiện đại giảm sút quá nhanh mà thói quen ăn uống lại không hề thay đổi, dẫn đến tổng năng lượng hấp thu nhiều hơn tổng năng lượng tiêu hao, gây tích trữ năng lượng, dẫn đến việc người béo phì ngày một nhiều lên, cũng mắc rất nhiều bệnh tật. Trong trường hợp này, để cân bằng năng lượng, ta buộc phải vận động nhiều hơn để giảm lượng tích trữ.
Trong cuốn Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho dân cư Trung Quốc được xuất bản năm 2016 có viết: Mỗi ngày một người nên ăn tổng cộng 250-400 gam ngũ cốc, khoai, đậu, trong đó ngũ cốc và đậu chiếm khoảng 50-150 gam, khoai chiếm khoảng 50-100 gam.
Tại sao lượng hấp thu lại có khoảng chênh lệch lớn như vậy?
Tuy diện tích lãnh thổ Trung Quốc được xét là khá lớn, nhưng kinh tế phát triển không cân đối nên cường độ lao động của cư dân cũng khác nhau. Trong số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào năm 2014 cho thấy: Cuối năm 2013, dân số sống ở thành thị Trung Quốc chiếm 53,73% tổng dân số. Hơn nữa hoàn cảnh và ngành nghề khác biệt, năng lực kinh tế không giống nhau, dẫn đến lượng hấp thu carbohydrate cũng có sự biến đổi khá mạnh, bởi vậy khoảng chênh lệch được nêu ra trong hướng dẫn cũng rất lớn.
Hàng ngày ta ăn cơm, mỗi bữa không phải chỉ có carbohydrate, mà còn phải đa dạng hóa thực phẩm, để dinh dưỡng cân bằng.
Trong gạo trắng, mì trắng có hàm lượng tinh bột rất cao, 100 gam gạo và mì có hàm lượng tinh bột cao gấp bốn lần họ khoai (khoai tây, củ từ, khoai sọ…), gấp hai lần họ đậu (đậu nho nhe, đậu cô ve…)
Người lao động thể lực cao ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột như mì sợi, bánh bao, cơm… là hợp lý. Nhưng khi lượng vận động giảm thiểu, phải lập tức thay đổi chủng loại và lượng lương thực cần nạp vào cơ thể, giảm hấp thu tinh bột.
Video đang HOT
Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân nam, 67 tuổi, đường huyết cao, huyết áp cao, từng uống khá nhiều thuốc.
Ông cụ rất mập, bụng phệ. Bản thân ông không uống rượu, không hút thuốc, ngày nào cũng đi bộ, nhưng có vẻ như không mấy hiệu quả, cuối cùng được con gái đưa tới Khoa Dinh dưỡng để xin tư vấn xem nên ăn uống thế nào.
Trước tiên tôi điều tra về chế độ dinh dưỡng, tìm hiểu thói quen ẩm thực của ông ấy.
Mỗi ngày ông ấy ăn 2~3 bữa mì sợi, tổng cộng gần 500 gam mì sợi, sáng sớm ăn cháo, ăn rất ít lương thực thô; mỗi ngày ăn khoảng 50 đến 100 gam thịt, ăn chưa tới 250 gam rau củ; gần như không ăn trái cây, rất ít khi ăn cá.
Rõ ràng bệnh nhân này bị mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng, ăn quá nhiều carbohydrate và muối, song lại ăn quá ít rau củ và trái cây.
Thường thì khi hướng dẫn chế độ ẩm thực cho ca nào, đầu tiên chúng tôi sẽ tìm ra thói quen xấu hoặc chưa hợp lý của bệnh nhân, sau đó khuyên họ sửa đổi.
Bệnh nhân này vừa nghe tôi nói phải ngưng ăn mì sợi, liền hoảng hốt nói: “Tôi ăn mì sợi từ bé đến giờ, sáng nào cũng húp cháo với ăn dưa muối, thành thói quen rồi, không ăn được những thứ khác.”
Tôi hỏi ông ấy: “Trước kia cụ làm công việc gì? Sống ở đâu? Thường ngày thích làm gì?”
“Tôi làm nông. Mấy năm trước ruộng nhà tôi bị thu mua, chính phủ sắp xếp cho chúng tôi chuyển vào ở trong khu chung cư. Tuy sống trong một căn hộ lớn, nhưng tôi thấy rất ngột ngạt bức bối. Tôi thích làm việc ngoài đồng ruộng, giờ không có việc gì làm, rảnh rang thì chơi bài, bình thường còn thích nấu cơm. Tôi làm mì cũng khá, mỗi lần nhà có khách tới chơi, tôi đều sẽ trổ tài xuống bếp làm đủ loại mì cho khách ăn.” Nói tới đây, đôi mắt của ông cụ không giấu nổi niềm vui.
Tôi vừa nhìn ông cụ vừa cười hỏi: “Trước kia cụ làm nông, mất nhiều sức lực, cần nhiều năng lượng, hơn nữa ngày nào cũng đổ mồ hôi. Mồ hôi có vị gì? Là vị mặn, cho nên ăn mì sẽ rất tốt. Nhưng cụ đã chuyển vào sống ở chung cư, ít vận động, nếu còn giữ lượng ăn như trước, thức ăn đi vào cơ thể trở thành gánh nặng, huyết áp, đường huyết đều sẽ tăng cao.”
Bệnh nhân ngập ngừng hỏi tôi: “Sau này tôi không được ăn mì sợi nữa à?”
“Không tới mức ấy đâu, ăn ít vẫn được mà. Nếu huyết áp của cụ ổn định rồi, lượng vận động tăng lên, ngày nào cũng đổ mồ hôi, thì cụ có thể ăn nhiều mì sợi hơn.”
Ông cụ nhoẻn cười, cuối cùng cũng hiểu hoàn cảnh thay đổi thì chế độ ăn uống cũng phải thay đổi theo. Sau khi về nhà, ông cụ ăn nhiều lương thực thô hơn, đôi lúc còn hấp khoai tây ăn thay mì, cơm. Khoai tây cũng là món mà từ nhỏ ông cụ đã rất thích, vừa ăn no vừa bổ sung được chất xơ, kali. Đồng thời ông cụ còn tăng cường ăn các món rau xanh, cũng kiên trì ăn trái cây hàng ngày.
Hai tháng sau, ông ấy tới khám lại, bụng nhỏ đi rất nhiều, gương mặt cũng hồng hào hơn. Một năm sau, từ việc mỗi ngày phải uống ba loại thuốc giảm huyết áp, ông ấy chỉ phải uống một loại mà thôi, hơn nữa chỉ số đường huyết cũng rất ổn định.
6 việc cần tránh khi chạy bộ để giảm cân
Chạy bộ là một trong những cách giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, một số người chỉ chạy mà không có kỹ năng, chạy quá nhanh, chạy sai tư thế rất dễ gây chấn thương...
Chạy bộ là một phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Chạy bộ thường xuyên có thể tăng cường thể chất, rất có ích cho tuần hoàn máu và hệ hô hấp. Thông qua chạy bộ có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp, đồng thời cải thiện mức độ trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo để giảm cân.
Tuy nhiên khi chạy bộ bạn cần tránh phạm các sai lầm dưới đây:
1. Không kiểm tra sức khỏe trước khi bắt đầu chạy bộ
Nếu mới tập chạy, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra trước, đặc biệt nếu bạn trên 40 tuổi, mắc bệnh mạn tính, đang mang thai hoặc nếu đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh tật. Chạy là một bài tập chịu tải tác động. Nếu bạn có tình trạng sức khỏe mà việc tập thể dục có tác động mạnh lên xương hoặc khớp có thể là nghiêm trọng thêm vấn đề. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành chạy bộ để giảm cân.
Chạy bộ là một trong những cách giảm cân hiệu quả.
2. Không khởi động trước khi chạy bộ
Khởi động là giai đoạn chuẩn bị của cơ thể trước khi tập. Khởi động làm các mạch máu giãn ra. Do lưu lượng máu tăng lên, cơ bắp được cung cấp oxy và sẵn sàng ở trạng thái hoạt động tốt nhất. Lưu lượng máu cũng làm tăng nhiệt độ và tăng tính linh hoạt cho cơ bắp, hạn chế các vấn đề như căng cơ hay chấn thương khi tập luyệp.
3. Chạy quá nhanh để giảm cân
Mục đích của việc chạy bộ giảm cân là để giảm mỡ trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo. Nếu bạn chạy quá nhanh, sẽ không đốt cháy được thêm chất béo mà còn đẩy nhanh quá trình cạn kiệt glycogen trong cơ thể, khiến bạn gặp các triệu chứng như hạ đường huyết do tập thể dục và giảm khả năng tập luyện.
Do đó, khi bắt đầu chạy, tốc độ không nên quá nhanh, lúc đầu đi chậm, sau đó tăng tốc độ, dần dần chuyển từ đi nhanh sang chạy.
4. Kỹ thuật chạy không đúng
Khi chạy nên chọn tiếp đất bằng lòng bàn chân. Phương pháp này giúp giảm bớt áp lực cho vùng gót chân và nhờ vậy có thể tránh được nguy cơ gây tổn hại lâu dài cho khớp, cổ và lưng.
Cũng cần lưu ý đến sải chân. Tránh để sải chân quá dài và không quá nghiêng người về phía trước. Hít thở đúng cách cũng rất quan trọng. Hơi thở cần được kiểm soát và nhịp nhàng.
Nên chạy bộ 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 đến 45 phút để đốt cháy mỡ hiệu quả.
5. Không giãn cơ sau khi chạy bộ
Cơ bắp khi chạy phải hoạt động liên tục và có thể bị căng cứng sau khi chạy. Do đó, giãn cơ sau chạy bộ sẽ giúp làm dịu và giãn cơ bắp, nhờ đó giảm nguy cơ bị chuột rút. Có thể giãn cơ bằng cách đứng cách tường một sải tay, sau đó dùng hai tay chống vào tường, thân tạo thành một góc 30 độ so với tường. Giữ trong 5 phút và cảm nhận cơ bắp chân được kéo căng hết cỡ, bạn có thể điều chỉnh tùy theo độ linh hoạt của cơ thể.
6. Ăn no sau khi chạy bộ
Sau khi chạy, điều quan trọng là người chạy bộ phải bù nước và tiếp nhiên liệu cho cơ thể, lý tưởng nhất là bằng một bữa ăn nhẹ đủ protein, carbohydrate và chứa không quá 150 calo cũng như cần uống đủ nước. Nhưng không nên ăn quá no và hạn chế ăn đồ ăn vặt, các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này rất khó tiêu và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Cũng nên tránh xa những thực phẩm đã qua chế biến nhiều như đồ uống có đường, bánh kẹo... là thủ phạm gây tăng cân và có hại cho sức khỏe.
6 tác dụng ít ai ngờ của vỏ chuối Theo thói quen của nhiều người, vỏ chuối là thứ bỏ đi. Tuy nhiên, có nhiều công dụng bất ngờ của vỏ chuối mà bạn chưa hề biết Chuối là loại trái cây rất được ưa chuộng, không chỉ có giá thành rẻ mà còn rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, chất xơ và vitamin C. Chuối có...