Kẻ thù đáng sợ của DotA 1 Quitter
Có lẽ không ngoa khi nói rằng quitter hay disconnecter thật sự là một vấn nạn của DotA 1. Dù vô tình hay cố ý, khách quan hay chủ quan, đầu trận hay cuối trận thì việc những người chơi bất ngờ bị đứt kết nối trong trận đấu cũng gây rất nhiều ức chế với những người chơi còn lại của 2 đội. Thật sự, DotA 1 rất hay nhưng nếu không làm thì sớm hay muộn tựa game này sẽ bị phá hỏng bởi các quitter.
Hình chỉ mang tính chất minh họa.
Tác hại
Thời gian gần đây, hầu hết các room DotA thì tỷ lệ người chơi quitter ngày càng nhiều. Có vẻ như khi không có sự tranh đua hay không có biện pháp chế tài thích hợp thì ai cũng muốn tìm một trận đấu vừa ý mình từ đầu đến cuối. Nên chỉ cần chút khó khăn là quit.
Có thể nói quitter tạo một thói quen xấu cho người chơi DotA, đó là dễ dàng buông xuôi bỏ dỡ trận đấu khi kết quả còn chưa ngã ngũ. Đôi khi chỉ là một cái First Blood, một game thủ giành lane của mình, hoặc chỉ feed vài mạng đã quit,… Thậm chí có khi là do team ta pick hero không phù hợp, theo suy nghĩ của game thủ quitter.
Ở những room cao, tỷ lệ quitter càng lớn.
Điều đó thật sự rất tệ hại vì trên thực tế ngay cả những game thủ DotA chuyên nghiệp cũng đã từng bị hầu hết những vấn đề trên. Nhưng tinh thần không bỏ cuộc đã trui rèn được con người họ, bản lĩnh cũng như trình độ mà hiếm game thủ nào có. Họ sẽ cố gắng dấn thân vào trận đấu và chơi để rút kinh nghiệm, có thể họ biết sẽ thua nhưng họ vẫn kiên cường thể hiện. Thật sự thì dù một tình huống có khó khăn đến đâu, việc cố gắng thể hiện sẽ giúp bạn nâng cao trình độ rất nhiều.
Nhưng quitter đã trở thành thói quen của game thủ Việt. Đối với một game thủ hay quitter thì kể cả khi đánh với bạn bè, dù không quitter do nể bạn bè hay do ngại thì họ cũng buông xuôi tinh thần, không còn cố gắng tập trung đánh hết sức mình. Vậy team có thể hiện được 100 % sức mạnh hay không hay có khi đó chỉ còn là một trận đấu 4v5?
DotA vốn là một game đồng đội và từng cá nhân phải có sự cố gắng và điều đầu tiên hẳn ai cũng biết với DotA đó là “không có gì là không thể!”. Dù team bạn có thất thế ở early, bạn feed 0-8 đi nữa, cơ hội chiến thắng vẫn còn. Người ta còn có câu “Winner never quit but quitter never win”. Người chiến thắng thì không bao giờ bỏ buộc nhưng người bỏ cuộc thì không bao giờ thắng.
Video đang HOT
Bạn hay tôi chắc chắn cũng đã từng tham gia nhiều trận đấu, dù chúng ta gank tốt đến đâu mà thấy một người chơi feed vài mạng đã quit, chắc chắn chỉ biết thất vọng và ức chế vì điều đó gây ảnh hưởng nặng nề đến trận đấu. Còn những trận đấu mà vì những câu cãi vã bất chợt khi team đang ưu thế thì một ai đó trong đội quit ngang sau khi đập sạch item, lúc đó bao công lao của team cho cả trận phút chốc bị tiêu hủy chỉ vì một cá nhân. Thật ức chế biết bao nhiêu!
Các game như HoN hay LMHT đã cải thiện được vấn đề đó hầu như triệt để. Việc xử phạt nặng những game thủ quitter đã phần nào giúp trận đấu luôn có đầy đủ người chơi đến phút cuối cùng. Còn DotA 1, tuy có trừng phạt hack map nhưng nạn quitter thì không nên vấn nạn này ngày càng hoành hoành dữ dội.
Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng DotA 1 không có chế độ reconnect (tái kết nối) nên đối với một số người chơi gặp những vấn đề ngoài ý muốn ảnh hưởng như mạng gặp vấn đề, modem hư, đứt kết nối đột ngột, crash game hay windows,… thì việc trở lại trận đấu là không thể.
Giờ thật sự khó để có đầy đủ 5 hero cùng hiệp lực tấn công như xưa.
Garena thật sự là một sản phẩm tuyệt vời khi kết nối người chơi lại với nhau nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn thì quitter sẽ thật sự trở thành căn bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng những trận đấu và cả thói quen hành xử của những người chơi DotA Việt Nam.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những hero thay đổi đáng kể nhất từ DotA 1 sang DotA 2
Như chúng ta đêu biêt, nhằm tạo môt cái gì đó thực sự khác biêt cho DotA 2, IceFrog đã quyêt định làm lại toàn bô diên mạo của các Hero. Điêu này khiên cho các Hero trở nên khá xa lạ với những gì mà giới game thủ đã từng biêt tới qua map DotA của WarCraft III. Và trong sô hàng loạt sự thay đôi này cũng có những gương mặt được xem là "biên dạng" nhiêu nhât.
Sven
Sven trong DotA 2 có diện mạo khác hoàn toàn so với DotA 1 kể từ diện mạo, mũ cho tới cây kiếm.
Storm Spirit
Storm Spirit cũng tương tự như Sven, hoàn toàn thay da đổi thịt. Từ một chú gấu điện biến thành một gã người Mexico.
Vengeful Spirit
Vengeful Spirit cũng là một hero được thay đổi khá nhiều sau khi được chuyển sang DotA 2.
Anti-Mage
Anti Mage trong DotA 2 không còn là một anh chàng mù như trong DotA 1 nữa, tuy nhiên AM vẫn giữ lại được cặp kiếm bán nguyệt của mình.
Bane
Bane trong DotA 2 có thân mình nhìn tương tự một chú ngựa, khác khá nhiều so với DotA 1. Tuy nhiên tông màu tím chủ đạo vẫn còn nguyên.
Razor
Razor trong DotA 2 nhìn rất dũng mãnh với cây roi điện, đúng với bản chất của mình, Razor trong DotA 1 có vẻ là đang cầm một chiếc chùy, mà chắc chùy thì không thể phóng điện được.
Shadow Shaman
Shadow Shaman trong DotA 2 nhìn khá khác biệt so với DotA 1, đặc biệt là ở vũ khí khi trong DotA 2 Shadown Shaman nhìn như đang cầm một cặp đuốc. Trên đây là ý kiên mang tính chủ quan của tác giả, còn theo bạn, Hero nào thay đôi vê mặt diên mạo nhiêu nhât khi chuyên từ DotA sang DotA 2?
Theo Game Thủ
Nếu DotA 1 ngừng phát triển thì cộng đồng sẽ ra sao? Phiên bản 6.72f ra mắt đến nay đã hơn 4 tháng (21/7 - 26/11) và cộng đồng DotA thế giới cũng đã khám phá ra được những bí quyết và xu hướng chiến thuật để giành chiến thắng tốt nhất ở phiên này. 6.72f đã ra đời được hơn 4 tháng. Cách đây khoảng 2 tháng, cộng đồng đã bán tín bán nghi...