Kẻ thứ ba bất đắc dĩ…
Tại sao chị ấy không níu giữ chân anh về với gia đình?
Em cứ u mê, cứ lao vào yêu anh như một con thiêu thân!
Lần đầu gặp anh, em đã có cảm giác anh thật quen thuộc. Anh đến bên em đúng lúc em đang cần một bến đỗ, một chiếc cọc vững chắc để bám vào, để tránh những cơn sóng gió đang ồ ạt đập vào em. Mọi thứ anh mang đến cho em thật ấm áp và tuyệt diệu!
Một đứa con gái 20 tuổi, cái tuổi còn đầy những mơ mộng về tình yêu, về cuộc sống… em đã chẳng chút nghi ngờ gì về anh và trái tim non nớt của em đã nhanh chóng thuộc về anh… cứ vô tư trao trọn tình yêu cho anh. Em vẫn đinh ninh rằng anh chưa có gia đình và chính anh cũng nói với em rằng, anh chưa có gia đình. Em đã đặt niềm tin ở anh nhưng rồi những biểu hiện lạ thường của anh đã khiến em nghi ngờ “hình như em không phải là người duy nhất bên anh“.
Anh luôn tắt máy vào buổi đêm, luôn biến mất những ngày cuối tuần và luôn né tránh những câu hỏi của em về gia đình anh. Em hỏi “anh đã có vợ chưa?” rất nhiều lần nhưng anh luôn né tránh câu hỏi ấy… Tại sao vậy anh? Và đó là chuỗi những ngày dài mệt mỏi của em, em đã sống trong những nghi ngờ, hoang mang về anh. Em thật sự đã rất mệt mỏi bởi chính những dằn vặt, những suy nghĩ của mình.
Hình như em không phải là người duy nhất bên anh!
Và rồi một ngày… tất cả đã phơi bày, đúng như những suy nghĩa của em. Anh đã có gia đình, một người vợ và một cô con gái 10 tuổi. Em sụp đổ hoàn toàn! Tất cả những gì anh đã nói với em đều là giả dối… anh đã lừa dối em! Em đã từng nói với anh rằng “ em không bao giờ cho phép mình xen vào gia đình người khác, không muốn gây đau khổ cho bất kì ai và cướp đi hạnh phúc ai“. Vậy mà thời gian qua em đã làm tất cả những điều đó! Vì anh mà em đã trở thành một kẻ thứ ba bất đắc dĩ như thế đó…
Em căm ghét bản thân mình và căm ghét cả anh. Khi biết được tất cả những sự thật đó anh vẫn tiếp tục lừa dối em rằng vợ anh không ở bên cạnh, chị ấy đang đi công tác ở nước ngoài và 2 năm nữa mới về! Em đã tiếp tục tin anh và tự trách mình đã để cô bé 10 tuổi xa mẹ phải xa cả bố. Em giận mình vì trước đây, lúc nào cũng bắt anh phải ở bên em, những đêm muộn vẫn bắt anh đưa về… những khi ấy, con gái anh thì phải ở nhà với ông bà… nó cần anh hơn em vậy mà…!
Video đang HOT
Nhưng tất cả những điều đó đều là giả dối! Thực tế thì vợ anh không đi đâu hết và con gái anh cũng không phải ở cùng ông bà! Em thất vọng về anh nhiều lắm! Em không biết tại sao hết lần này đến lần khác anh cứ lừa dối em như thế! Những lý do anh đưa ra đều hợp lý và sau những lời giả dối ấy em vẫn cứ tin và yêu anh. Anh nói rằng không muốn mất em và không muốn em suy nghĩ nên mới giấu những chuyện này. Anh tâm sự với em về cuộc sống gia đình, về mọi thứ… Anh nói bây giờ anh không hạnh phúc với gia đình của mình! Một con bé ngốc như em cũng thừa hiểu những người đàn ông ra ngoài tìm một mối quan hệ mới đều nói những điều như thế. Thế nhưng em vẫn không thể rời xa anh được.
Khi thấy anh đủ đầy hạnh phúc em sẽ ra đi…
Em không hiểu tại sao mình lại yêu anh nhiều như thế! Em đã tự dặn mình, đã tát vào mặt mình để mong mình tỉnh táo hơn. Nhưng không, em cứ u mê, cứ lao vào yêu anh như một con thiêu thân! Biết rằng mình đang làm những điều sai trái, những điều chẳng đúng với suy nghĩ của mình nhưng em không sao xóa bỏ được anh trong tâm trí của em. Em không muốn mang tiếng là đứa con gái cướp chồng của người khác nhưng em đã quá yêu anh… Tâm trí em giằng xé bởi những suy nghĩ mâu thuẫn nhau, nửa thì muốn đẩy anh về bên chị ấy, nửa lại muốn anh mãi ở bên em. Em biết phải làm sao đây anh? Nhiều lúc em giận chị ấy lắm. Tại sao chị ấy không níu giữ chân anh về với gia đình? Tại sao chị ấy có anh bên cạnh mà không trân trọng anh? Mỗi lần đẩy anh về bên chị ấy, tim em nhói đau, cổ họng nghẹn đắng… nhưng em vẫn luôn cười.
Anh nhớ không? Khi em nói “mình phải chấm dứt thôi”, Anh đã nói với em “Anh phải ở bên em để sau này còn làm chủ hôn cho em nữa cơ mà”, câu nói của anh như một nhát dao đâm thẳng vào trái tim em. Tại sao anh lại làm như thế với em? Anh đến mang theo trái tim của em, rồi nhẹ nhàng vứt bỏ nó như thế sao? Anh vẫn ấm áp, vẫn nhẹ nhàng và ngọt ngào như ngày đầu anh đến… nhưng trái tim em giờ đây đã chẳng còn nguyên vẹn… Em không muốn bước tiếp nữa… nhưng em không đủ can đảm để dừng lại! Em sợ, sợ chẳng còn ai có thể làm trái tim em lành lặn trở lại!
Em hi vọng chị ấy có thể giữ anh ở bên mình, còn em, khi thấy anh đủ đầy hạnh phúc em sẽ ra đi…
Jenny (Theo Bưu Điện Việt Nam)
'Ma lô đề' trong ký túc xá
"Hôm nay mùng 1, lấy may đầu tháng chị ghi cho em con 82 - 28, 500 điểm, trả trước một nửa, ghi nợ lãi một nửa chị nhé!".
"Tháng rồi làm ăn đen đủi quá vẫn chưa trả hết nợ cho bà chị được. Hết tháng này mà không gỡ được quả nào em sẽ về bảo ông bà già vay ngân hàng lên trả hết cho chị và bà Béo, rồi em cũng nghỉ chơi chứ cứ như này bán nhà cũng không đủ trả nợ mất", đó là những câu đối thoại dễ gặp khi đặt chân đến một số KTX ở Hà Nội.
Vẫn biết lao vào lô đề sẽ có ngày thành "chúa chổm" và những cục nợ lãi nặng nề luôn dí lên đầu nhưng nhiều sinh viên vẫn lao vào như những con thiêu thân không thấy ánh sáng.
"Chết mòn" với những con số
16h30, một nhóm nam sinh viên ĐH Ngoại ngữ thong dong bước ra quán nước bên cạnh kí túc xá. Vừa ngồi xuống, ngay lập tức bà chủ quán làm ngay một động tác quen thuộc là cầm cuốn sổ kết quả xổ số của các buổi quay trước đưa cho người ngồi đối diện. Xem xét một lúc, nam sinh viên này lại chuyển cho người bạn bên cạnh còn mình thì móc túi lấy ra một tờ 100.000 đồng đưa cho chủ quán để ghi những con số của riêng mình. Sau khi đã hoàn tất các "thủ tục", bà chủ quán mới cầm ấm nước trà lên rót vào cốc và đưa cho từng người.
Nhiều sinh viên vẫn lao vào lô đề quên cả học hành
Cách đó không xa, một nam sinh viên vừa bước chân vào một tiệm cầm đồ. Nam sinh viên này mở ví lấy ra một tờ giấy ghi nợ. Hóa ra anh chàng này vay nợ của quán cầm đồ đã lên tới 30 triệu đồng cả gốc lẫn lãi nhưng đến kỳ vẫn chưa thể trả được nên ra xin gia hạn và chịu một mức lãi mới cao hơn.
Đứng bên cạnh ông xe ôm có nước da ngăm đen, hơi khắc khổ, tôi nghe rõ tiếng chép miệng thật nặng nề và một câu thở dài não nuột: "Thằng kia lại sắp bị treo đây. Hết tháng này mà không có trả cho bọn kia thì cả nhà nó có mà ăn cám. Khổ thân bố mẹ chúng nó, ở nhà làm đầu tắt mặt tối để kiếm tiền cho con ăn học nhưng có ngờ đâu chúng nó lên đây chẳng chịu học hành gì mà toàn nướng vào lô với đề".
Đó là chân dung phác họa của nhiều con "ma" đề trong một số kí túc xá hiện nay. Thay vì lên giảng đường để thu nhận kiến thức như bạn bè cùng trang lứa, những con "ma" lô đề thường tận dụng triệt để mọi thời gian để ngồi tính toán hết con số này đến con số khác. Với họ, việc học giờ đây không còn là nhiệm vụ cao cả nữa mà những con số vô tri kia với hàng loạt mớ tiền vô hình đằng sau nó mới là lẽ sống. Một giấc mơ viển vông cũng có thể biến thành những con số may mắn. Một cái hắt xì cũng là cái cớ để họ dốc sạch túi nướng vào những quán lô đề đầy rẫy trước cổng kí túc xá.
Ngô Quang Huy - sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, phòng của cậu có 8 sinh viên cùng ở nhưng có tới 6 người là "dân lô đề" chính hiệu. Hàng ngày, vừa bước chân ra khỏi giường họ đã túm tụm với nhau để kể cho nhau nghe những giấc mơ họ vừa mơ thấy trong giấc ngủ. Sau đó cùng nhau bàn tán một cách hào hứng và sôi nổi những con số sẽ về trong ngày hôm đó. Cuối cùng là cử đại diện đi ghi lô đề cho cả nhóm. Đến chiều tối, khi mọi người vui vẻ với bữa tối thì các "ma đề" lại bám riết lấy điện thoại hoặc máy vi tính để tra dò kết quả. Cứ thế, cuộc sống của họ như được lập trình. Một khi đã nghiện lô đề, một ngày không chơi họ cũng bứt rứt, khó chịu như người bị nghiện thuốc.
Không có tiền để chơi, họ sẵn sàng cắm cả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, điện thoại di động, máy vi tính, xe đạp... để lấy tiền chơi. Và khi không còn gì để cắm thì họ chấp nhận vay nợ nặng lãi của các tiệm cầm đồ trá hình, đầy rẫy trước cổng kí túc xá.
Lừa bố mẹ lấy "sổ đỏ" để chơi lô đề
Quanh khu kí túc xá ĐH Kinh tế quốc dân ai cũng biết tiếng con "ma đề" Lê Trọng H gốc Hải Phòng. H năm nay mới 21 tuổi nhưng đã có "thâm niên" chơi lô đề tới 6 năm liền. Đặc biệt, mới lên Hà Nội học được 2 năm nhưng không dưới ba lần bố mẹ H phải lóc cóc đi trả hơn 100 triệu đồng vay lãi của cậu quý tử. Thế nhưng vẫn chứng nào tật nấy, H không thể bỏ được lô đề. Cách đây đúng 3 tuần, không hiểu bằng cách nào H có thể lấy được "sổ đỏ" của gia đình "cắm" cho một tiệm cầm đồ gần kí túc xá của trường để lấy 40 triệu đồng đánh lô.
Trước cổng nhiều KTX, các tiệm cầm đồ trá hình mọc lên như nấm.
Chiều hôm đó, sẵn có tiền, cậu "vót" cho con lô 15 với hơn 6.000 điểm. Số tiền còn lại cậu dành để trả nợ. Tối hôm đó, cả kí túc xá đã phải một phen hoảng hồn vì cậu ta trúng một lúc 2 "nháy" lô 15. Ngay sau đó, H lôi cả phòng đi nhận tiền, rồi chơi bời thâu đêm đến trưa hôm sau mới về.
Bạn bè hỏi ra mới biết số tiền cậu "vớt" được trong quả này là hơn 180 triệu đồng, một số tiền không nhỏ. Nhưng để "vớt" được quả đậm này, H đã phải nuôi "em 15" này không biết bao nhiêu tiền. Nhiều người dự đoán số tiền H "nuôi" con lô này có khi còn nhiều hơn tiền cậu trúng hôm nay. Tuy nhiên, sau quả đậm đó H chơi càng hăng máu hơn. Chưa đầy 2 tuần sau thì người ta đã thấy H nặng nề đi vào quán cầm đồ để cắm chiếc điện thoại mới coóng mà cậu vừa tậu được sau vụ trúng đề. Không ai biết sau chiếc điện thoại sẽ là vật gì cắm tiếp theo của H.
Những trường hợp như của H không phải là dạng hiếm trong kí túc xá của một số trường ĐH hiện nay. Hầu hết họ đều không thể ý thức được hậu quả sẽ phải gánh khi dây dưa vào các chủ nợ. Không ít sinh viên đã phải bỏ học giữa chừng, trốn đi biệt tăm để xù nợ vì số tiền nợ đã lên quá lớn. Ấy thế nhưng chủ nợ cũng không tha và tìm về tận nhà bắt gia đình phải trả nợ cho bằng hết.
Thường thì những người càng trúng lại chơi càng nhiều và đó là lý do khiến họ nợ nần chồng chất. Lê Hoài Nam - sinh viên ĐH Mở Hà Nội cho biết, các "ma đề" bây giờ chơi rất mạnh tay, nhất là các "ma trẻ". "Bình thường những con "ma già" chơi 3 - 4 "lít" (300.000 - 400.000 đồng) đã là nhiều vậy mà "ma trẻ" có đứa dám chơi một lúc 2 - 3 "chai" (2 - 3 triệu đồng) không ghê tay. Càng trúng, chúng nó lại càng chơi nhiều" - Hoài Nam nói.
Nhiều trường hợp, khi mang máy tính, điện thoại, xe máy... đi cắm, đến khi lấy về chỉ còn là cái vỏ không. Cãi lại chủ nợ liền bị dần cho thừa sống, thiếu chết. Trường hợp của Nguyễn Minh C - sinh viên ĐH Mở là một ví dụ. C "nuôi" con đề 12 trong 2 tháng trời mà vẫn không thấy về. Khi trong người không còn đồng nào để chơi nữa, buộc lòng C phải cắm chiếc xe máy Jupiter mới mua để lấy 10 triệu đồng "nuôi" tiếp. Một tuần sau thì "em" 12 về và cậu có tiền để đi chuộc xe. Thế nhưng xe chỉ còn là cái vỏ, một số phụ tùng "xịn" đã bị thay bằng đồ Trung Quốc.
Quá tức tối trước việc xe bị "luộc", cậu mang xe đến cãi tay đôi với chủ tiệm cầm đồ, liền bị chủ tiệm cho một trần hội đồng nhừ xương. Hậu quả cuối cùng là C phải nằm viện 2 tháng vì bị gãy xương chân và gãy một đốt sống lưng.
Theo GĐXH
Xin đừng quấy rối tôi! Một khoảng lặng rất lâu diễn ra, bầu không khí như đông đặc lại đến nghẹt thở. Hồi hộp. Tê tái. Bàng hoàng. Đau khổ lẫn sự căm giận trên khuôn mặt của từng người khi sự thật đang được phơi bày trước mắt. Tôi quen anh đến nay đã được hơn một năm, khi đó anh đã có gia đình, còn tôi...