“Kẻ thắng, người thua” trong cuộc đua công nghệ năm 2020
Năm 2020, giới công nghệ toàn cầu cũng không nằm ngoài vòng xoáy biến động từ đại dịch COVID-19. Cùng điểm lại những cái tên buồn và vui của lĩnh vực này năm nay.
Các nền tảng thương mại điện tử và làm việc trực tuyến
Có lẽ không ai có thể cảm nhận hương vị chiến thắng trong năm 2020 rõ ràng hơn các hãng thương mại điện tử (TMĐT). Các lệnh đóng cửa chống dịch COVID-19, cùng mối lo ngại của nhiều người tiêu dùng về nguy cơ lây nhiễm từ hoạt động mua sắm truyền thống, đã tạo ra một cú hích đặc biệt cho lĩnh vực này.
Gã khổng lồ TMĐT Amazon chứng kiến doanh thu & lợi nhuận tăng vọt trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát
Theo số liệu từ Salesforce, khi nhiều nền kinh tế bắt đầu rơi vào vòng xoáy suy thoái do dịch bệnh trong quý II, thì tổng doanh thu TMĐT toàn cầu lại bật tăng tới 71% so với cùng kỳ năm trước. Amazon, ông lớn TMĐT số 1 tại Mỹ chứng kiến lợi nhuận tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó các mặt hàng tạp hóa, đồ dùng thiết yếu như thực phẩm, giấy vệ sinh, nước rửa tay… là những sản phẩm có lượng tiêu thụ tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Nhu cầu tăng cao cũng thúc đẩy hãng tuyển dụng thêm hơn 400 nghìn nhân viên mới trong năm nay.
Giai đoạn mùa mua sắm cuối năm cũng tiếp tục chứng kiến sự tăng tốc của xu thế mua sắm trực tuyến. Một điểm mới của năm 2020, đó là thay vì tập trung khuyến mại trong 1 ngày, thì nhiều nền tảng TMĐT mở ưu đãi theo các đợt liên tiếp, kéo dài trong nhiều ngày để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng. Nhờ chiến lược này, Ngày Độc thân 11.11 – sự kiện “đặc sản” của ông lớn Trung Quốc Alibaba năm nay ghi nhận lượng hàng hóa trị giá 74 tỷ USD được tiêu thụ. Còn tại Mỹ, các dịp mua sắm Black Friday và Cyber Monday cũng đồng loạt ghi nhận mức doanh thu trực tuyến lớn nhất từ trước đến nay.
Alibaba ghi nhận 74 tỷ USD giá trị hàng hóa được tiêu thụ trong sự kiện Ngày Độc thân 11.11
Cùng với TMĐT, các nền tảng làm việc trực tuyến thông qua dịch vụ đám mây, như Zoom, Slack hay Microsoft 365 cũng đã có một năm bước ngoặt. Lượng truy cập của Zoom đã tăng khoảng 4 lần, trong khi dịch vụ Teams của Microsoft ghi nhận tới 115 triệu người dùng hoạt động thường xuyên. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có Microsoft, Google hay Twitter, hiện đã đưa ra chính sách cho nhân viên làm việc từ xa thường xuyên nếu họ mong muốn.
Các nền tảng làm việc trực tuyến như Zoom hay Microsoft Teams tăng vọt về số lượng người dùng trong đại dịch
Bình luận về vấn đề này, CEO Microsoft Satya Nadella cho rằng, đại dịch COVID-19 đã “chỉ mất 2 tháng để mang đến một quá trình chuyển đổi số lẽ ra có thể kéo dài tới 2 năm”. Thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp cũng đầu tư hàng triệu USD để nâng cấp nền tảng trực tuyến, phục vụ nhân viên làm việc và tương tác từ xa với khách hàng. Và nhờ đó, những nhà cung cấp không gian lưu trữ đám mây như AWS, Microsoft Azure hay Google Cloud cũng hưởng lợi.
Các tỷ phú và giới đầu tư cổ phiếu công nghệ
Video đang HOT
Sự lên ngôi của các nền tảng trực tuyến cũng khiến công nghệ trở thành lĩnh vực tăng trưởng tốt nhất trên các thị trường chứng khoán, bất chấp kinh tế toàn cầu suy thoái. Đến cuối tháng 8, nhóm ngành công nghệ của Phố Wall đã chạm mức vốn hóa 9,1 nghìn tỷ USD, lớn hơn toàn bộ thị trường châu Âu.
Các ông lớn công nghệ dẫn dắt đà tăng của phố Wall trong năm nay
5 ông lớn công nghệ dẫn đầu thị trường – Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Facebook, có mức tăng trưởng chung lên tới 50% trong năm nay, gấp hơn 4 lần đà tăng của chỉ số S&P 500.
Một trong những nhà đầu tư thắng lớn nhờ cổ phiếu công nghệ chính là Softbank của “ông trùm startup” Masayoshi Son. Sau giai đoạn đầu năm thua lỗ do phải “chống lưng” những kỳ lân “gãy cánh” như WeWork và Uber, nhưng Softbank đã sớm trở lại ngoại mục, sinh lời gần 12 tỷ USD trong quý II. Nguyên nhân chính là việc tập đoàn này nắm giữ nhiều cái tên “ nóng” tại Phố Wall như Tesla, Amazon và Netflix. Gần đây CEO Son cũng tiết lộ, công ty đã thu về tới 80 tỷ USD tiền mặt dự trữ, nhờ việc bán một phần những cổ phiếu đang lên giá.
Làn sóng cổ phiếu công nghệ cũng là cú hích giúp các tỷ phú đã giàu nay càng giàu thêm. Tổng tài sản của nhóm giàu nhất nước Mỹ tăng khoảng hơn 900 tỷ USD kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó các tỷ phú công nghệ chiếm nhiều vị trí ở nhóm dẫn đầu.
2 tỷ phú công nghệ Jeff Bezos và Elon Musk đang dẫn đầu bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới
Hồi cuối tháng 11, CEO Elon Musk của hãng xe điện Tesla ngoài đời thực đã vượt Bill Gates để xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới. Từ đầu năm, tài sản của “Iron Man ngoài đời thực” tăng hơn 100 tỷ USD – chưa từng có tiền lệ trong lịch sử bảng xếp hạng của Bloomberg. Ở vị trí đầu bảng vẫn là tỷ phú Jeff Bezos – vị CEO của Amazon gia tăng hơn 60% tài sản trong năm nay, dù hiện đã thấp đi đôi chút so với mức đỉnh hơn 200 tỷ USD.
Sức hút của cổ phiếu công nghệ cũng không ngoại lệ với các tên tuổi mới. Airbnb và Doordash – 2 doanh nghiệp có vụ IPO lớn nhất trên sàn Mỹ năm nay đã chứng kiến mức tăng 80%-100% giá cổ phiếu chỉ sau 1 phiên niêm yết.
NHỮNG BÊN THUA CUỘC TRONG CUỘC ĐUA CÔNG NGHỆ 2020
Các nền tảng kinh tế chia sẻ
Trong khi nền tảng trực tuyến thắng thế, thì ở chiều ngược lại, cú sốc lớn do đại dịch sẽ rơi vào những dịch vụ phụ thuộc vào tương tác trực tiếp – trong đó có kinh tế chia sẻ.
Các dịch vụ đặt xe Uber và Lyft chứng kiến nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch COVID-19
Uber và Lyft – 2 cái tên tiêu biểu cho lĩnh vực này tại Mỹ, đều chứng kiến nhu cầu sụt giảm mạnh sau khi dịch bùng phát tại Mỹ. Trong quý II năm nay, Lyft thua lỗ hơn 400 triệu USD trong khi Uber mất tới 1,8 tỷ USD, bởi các quy tắc giãn cách được ban hành tại Mỹ buộc nhiều tài xế phải tạm nghỉ việc. Dù đã phục hồi sau đó, nhưng Airbnb cũng chứng kiến lượng đặt phòng giảm sâu trong nhiều tháng tại nhiều thành phố lớn. Cả 3 cái tên kể trên đều trải qua đợt sa thải kỷ lục trong hồi giữa năm, với tỷ lệ nhân viên toàn cầu phải nghỉ việc ở mức 2 chữ số.
Tại châu Á nơi dịch COVID-19 được khống chế tốt hơn, tình hình cũng không hề khả quan. “Thiên đường kinh tế chia sẻ” Trung Quốc chứng kiến hàng loạt dịch vụ như cho thuê sạc điện thoại, ghế massage trong trung tâm thương mại hay phòng hát karaoke mini gần như bỏ không nhiều tháng trời, do tiêu dùng sụt giảm và mối lo ngại lây lan dịch bệnh.
Nhiều dịch vụ kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc vắng khách suốt nhiều tháng do nhu cầu tiêu dùng giảm
2 tên tuổi lớn tại Đông Nam Á là Grab và Gojek cũng đồng loạt cắt giảm nhân sự và thu hẹp quy mô các dịch vụ cung cấp, nhằm ứng phó với việc mảng đặt xe cốt lõi chịu ảnh hưởng bởi dịch. Theo nhà đồng sáng lập Gojek Andre Soelistyo: “Thực tế khó khăn hiện nay có thể thay đổi mãi mãi cách vận hành một số hoạt động kinh doanh và sản phẩm của chúng tôi trong thời gian tới”.
Dù sao, kinh tế chia sẻ được dự báo vẫn còn nhiều khả năng phục hồi, nhờ khả năng khống chế dịch khi có vaccine, hay các cơ hội phát triển mới. Sau đợt dịch đầu năm, Trung Quốc đã ban hành nhiều quy tắc phòng dịch như khử trùng thường xuyên, lắp đặt tấm chắn… cho phép các dịch vụ chia sẻ hoạt động an toàn. Những nền tảng gọi xe lớn như Uber, Grab hay Gojek đều đẩy mạnh mảng giao hàng và giao đồ ăn, vốn chứng kiến nhu cầu tăng cao trong mùa dịch.
Các tên tuổi rơi vào tầm ngắm của giới chức toàn cầu
Một nhóm “kẻ thua cuộc” trong năm nay, đáng ngạc nhiên, lại chính là các ông lớn: Facebook, Google, Twitter, Apple hay Amazon. Lý do là bởi 2020 đang là năm mà nhiều chính phủ “ra tay” kiềm chế sức ảnh hưởng quá lớn của giới công nghệ.
CEO Google, Facebook và Twitter điều trần trực tuyến trước Quốc hội Mỹ
Ngay tại quê nhà Mỹ, các tên tuổi nói trên đã phải đối diện với liên tiếp 3 phiên điều trần tại Quốc hội. Giới nghị sĩ liên tục chất vấn khó những CEO đầy quyền lực như Mark Zuckerberg, Sundar Pichai hay Tim Cook về một loạt vấn đề: từ việc lạm dụng vị thế thống trị thị trường, chèn ép với các đối thủ nhỏ hơn, hay vấn đề tin giả và kiểm duyệt nội dung đăng tải của người dùng.
Tổng thống Donald Trump cũng liên tục đăng bài trên Twitter cổ vũ các nỗ lực kiểm soát giới công nghệ, như việc loại bỏ Điều 230 Đạo luật chuẩn mực truyền thông cho phép miễn trừ trách nhiệm với các mạng xã hội lớn như Facebook hay Twitter.
Tổng thống Donald Trump thường xuyên đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý các hãng công nghệ và bãi bỏ Điều 230
Hồi tháng 10, Bộ Tư pháp Mỹ nổ “phát súng” đầu tiên, chính thức khởi kiện Google về độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo. Trong tháng 12, gã khổng lồ này tiếp tục nhận thêm 2 đơn kiện từ giới chức nhiều bang xung quanh các cáo buộc tương tự. Facebook cũng đồng thời bị kiện với cáo buộc chèn ép cạnh tranh khi thâu tóm các ứng dụng Instagram và WhatsApp. Đáng chú ý hơn, những đơn kiện này lần đầu tiên nhắm tới việc buộc những tên tuổi này chia tách các nền tảng của mình thành những công ty độc lập.
Facebook đứng trước nguy cơ phải tách riêng các dịch vụ Instagram và Whatsapp nếu thua kiện giới chức Mỹ
Tình hình cũng đang nóng lên tại các khu vực khác ngoài Mỹ. Liên minh châu Âu (EU), vốn đã nhiều lần siết chặt kiểm soát các ông lớn công nghệ, vừa đưa ra 2 dự luật mới mang tên Thị trường số và Dịch vụ số nhằm gia tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp này. Tương tự là tại Trung Quốc, với nhiều quy định mới hướng đến các tên tuổi như Alibaba, Tencent hay Ant Group. Bước đi này cũng buộc hãng thanh toán điện tử số 1 nước này là Ant Group phải hoãn vụ IPO đình đám đúng vào phút chót.
Các chuyên gia tin rằng, vẫn còn quá sớm để khẳng định hiệu quả những bước đi mới nhằm vào giới công nghệ. Nhưng đây cũng được xem là tín hiệu cho thấy, hoạt động của các ông lớn có thể phải đối diện với những thay đổi lớn trong tương lai.
Zoom muốn hợp tác với Microsoft và Slack thay vì đối đầu
CEO Zoom Eric Yuan cho biết công ty sẽ kinh doanh tốt hơn khi tích hợp thêm các sản phẩm giao tiếp văn phòng từ Slack và Microsoft, đặt cược hợp tác sẽ tốt hơn là cạnh tranh.
Zoom muốn tập trung phát triển thế mạnh của công ty là video và đàm thoại thay vì cạnh tranh Microsoft và Slack
Theo Bloomberg, trong một cuộc họp trực tuyến với các nhà phân tích, Yuan đề cao sự quan trọng của tính năng chat và cho biết ưu tiên quan trọng là tìm ra cách cải thiện khả năng tích hợp giữa chat, video và đàm thoại.
Ông chia sẻ rằng khách hàng của Zoom đang hài lòng với chức năng chat ở cạnh bên màn hình trong quá trình gọi video, và công ty không quan tâm đến việc "chạy đua" với Slack và Microsoft Teams bằng cách đi sâu hơn vào thị trường. Zoom chỉ muốn tập trung vào video và đàm thoại.
Cổ phiếu của Slack đã có lúc tăng lên mức cao là 33,27 USD sau khi xuất hiện thông tin Zoom không phải là mối đe dọa cạnh tranh.
Trước đó trong hội nghị người dùng Zoomtopia, Zoom tiết lộ một loạt sản phẩm và sáng kiến mới nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu bùng nổ của sáu tháng qua. Zoom tự quảng cáo rằng họ là một nền tảng không thể thiếu trong nền kinh tế số, là tâm điểm của quy trình làm việc trong công ty, và là nơi dành cho những ai muốn tổ chức các sự kiện miễn phí, trả phí hoặc từ thiện trong thời gian giãn cách xã hội.
Công ty cũng cập nhật cho các nhà đầu tư về những mục tiêu tài chính được sửa đổi, cho biết đang nhắm đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động dài hạn là 25% doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp là 80% doanh thu. Theo khuôn khổ này, công ty sẽ dành 10% đến 12% doanh thu để phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; và 30% đến 35% cho bán hàng và tiếp thị. Nhưng Zoom không đưa ra khung thời gian cụ thể cho những mục tiêu đó.
So với nhiều ứng dụng ngang hàng dựa trên điện toán đám mây, tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Zoom đã đưa nó vào vị thế cạnh tranh tốt hơn với Microsoft. CEO Yuan hy vọng sẽ hợp tác nhiều hơn trong tương lai với nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, mặc dù Microsoft đang kinh doanh Teams - dịch vụ đối thủ của Zoom. Yuan xem công ty của mình là một đối tác tốt của Microsoft, vì các công cụ nhắn tin và chia sẻ tập tin của Microsoft hoạt động ổn định đối với dịch vụ họp hành, điện thoại và hội thảo của Zoom.
5 'đại gia' công nghệ mất gần 270 tỷ USD trong 'ngày đen tối' của chứng khoán Mỹ Ngoại lệ duy nhất là Zoom, tăng 0,5%. Microsoft hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi bị "bốc hơi" hơn 80 tỷ USD. Ảnh: Pnterest Trước những tin đồn về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, phiên giao dịch chiều ngày 11/6 đóng cửa trong sắc đỏ và năm công ty công nghệ lớn nhất đã phải hứng chịu những thiệt...