Kè hơn 100 tỷ đồng sụt lún
Tuyến kè đường Bạch Đằng, bên sông Hoài, phục vụ du khách đi bộ tham quan phố cổ Hội An bị sụt lún dài 7 m, rộng 3 m sau 4 năm khánh thành.
Điểm sụt lún nằm trước số nhà 11, đường Bạch Đằng, phường Minh An, cách chợ Hội An một dãy nhà, sát cầu Cẩm Nam. Hàng trăm viên gạch bị bong tróc. Hàm ếch khoét sâu, cách móng nhà người dân khoảng 2 m. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền dùng bốn chiếc ghế sắt và căng dây làm rào chắn.
Ngoài điểm sụt lún này, trên toàn tuyến kè 780 m ghi nhận gần 10 điểm lún từ 2 đến 5 m. Lớp gạch không bằng phẳng, nằm vênh nhau tạo thành vũng, sau một cơn mưa nước ứ đọng.
Các điểm sụt lún thuộc dự án kè bảo vệ đô thị cổ Hội An, kéo dài từ chùa Cầu đến phường Cẩm Nam, khởi công giữa tháng 11/2015. Công trình gồm nhiều hạng mục, gồm kè bê tông cốt thép dự ứng lực, nạo vét lòng sông, cải tạo vỉa hè, thoát nước, thảm tăng cường mặt đường cũ, làm lại cảnh quan môi trường và hệ thống điện chiếu sáng…
Tổng mức đầu tư dự án hơn 135 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương từ chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu hơn 80 tỷ đồng, phần còn lại là của ngân sách địa phương.
Cuối tháng 3/2017, công trình hoàn thành và trở thành tuyến phố đi bộ, góp phần bảo vệ phố cổ và tạo mỹ quan cho Hội An. Thời điểm chưa có Covid-19, tuyến phố này mỗi ngày có hàng nghìn du khách đi bộ tham quan thành phố.
Tuyến kè sau bốn năm sử dụng bị sụt lún được xây. Ảnh: Đắc Thành
Bà Đỗ Thị Lạc, chủ căn nhà số 9, đường Bạch Đằng gần điểm sụt lún, cho rằng bão Côn Sơn kèm mưa lớn gây sụt lún. Ban đầu một điểm nhỏ, sau đó nước sông Hoài dâng lên, đánh mạnh vào bờ thì vết sụt lan rộng.
Đoạn đường này du khách thường đi bộ vào chợ hoặc ngược lên chùa Cầu. “Hết Covid-19, du khách đến Hội An mà rào chắn thế kia thì các hộ dân kinh doanh trên đoạn đường này sẽ bị ảnh hưởng”, bà Lạc nói, mong muốn chính quyền sớm khắc phục.
Mùa mưa lũ cuối năm 2020, đoạn kè bị sụt lún khoảng 3 m, rộng 4 m, trước chợ Hội An, sau đó đã được sửa.
Video đang HOT
Nhiều điểm bờ kè dành cho người đi bộ trên đường Bạch Đằng bị lún. Ảnh: Đắc Thành
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, cho rằng sụt lún do đường cống thoát nước và kè lớp trên không ăn khớp, khiến cát bên trong bị rút ra ngoài. Vị trí sụt ảnh hưởng đến nhà dân nên sau khi cơ quan chuyên môn khảo sát, thành phố sẽ chỉ định thầu thi công khẩn cấp, kinh phí dự kiến gần một tỷ đồng.
Chủ đầu tư công trình, ông Huỳnh Xuân Sơn, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, cho biết đã cử cán bộ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sụt lún.
Nông dân gặt lúa sau bão Côn Sơn
Hàng chục ha lúa ở Huế và Hội An ngã đổ sau bão, được người dân gặt về làm thức chăn nuôi gà, vịt, lợn.
Ngày 15/9, hàng chục nông dân ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, TP Huế cùng nhau ra đồng thu hoạch lúa đang bị ngập úng.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Côn Sơn, hàng chục ha lúa hè thu của người dân xã Hương Phong chưa kịp thu hoạch đã bị gãy đổ, ngập úng. Nhiều diện tích lúa chìm trong dòng nước, hạt lúa nảy mầm.
Nước ngập sâu, ông Trần Tấn Kiệt, 50 tuổi, xã Hương Phong phải dùng thuyền nhôm vượt lũ để vận chuyển lúa mới gặt đưa vào bờ. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông Kiệt gieo sạ 4 mẫu lúa nếp từ đầu tháng 4 âm lịch.
"Năm nay do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lúa nếp trổ đồng chậm nên thu hoạch chậm hơn so với mọi năm", ông Kiệt nói và cho biết, hơn nửa diện tích lúa nếp của gia đình đã mọc mầm non, thu hoạch về cũng chỉ cho gà vịt ăn.
Máy gặt không sử dụng được khi ruộng lúa ngập sâu, người dân phải bì bõm lội trong dòng nước dùng liềm gặt lúa.
Nhiều gia đình huy động thêm người thân, hàng xóm ra đồng phụ giúp thu hoạch lúa bị gãy đổ. Người dân phải dùng liềm có móc để kéo lúa bị chìm dưới nước lên.
"Lúa ngập úng nên khi gặt xong gia đình phải tuốt ngay trên đồng không để lâu được", ông Nguyễn Ngọc Anh, 50 tuổi ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, cho biết. Gia đình ông có 6 sào lúa nếp thì phân nửa đã nảy mầm.
Tận dụng trời nắng ráo, người dân thôn Thuận Hòa B dùng xe máy cày chở lúa vừa thu hoạch đi phơi ở bên Quốc lộ 49B.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có hơn 100 hecta lúa vụ hè thu bị gãy đổ, ngập úng do mưa lớn của hoàn lưu bão Côn Sơn.
Cùng ngày, trên cánh đồng mẫu lớn, xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) , nhiều người dân tranh thủ thu hoạch lúa sau 2 ngày bão tan. Đây là cánh đồng có diện tích lớn thứ hai ở thành phố di sản, mỗi hộ nông dân trồng từ 500 đến 1.000 m2.
Thửa ruộng 500 m2 của nhà bà Lê Thị Quý bị ngã đổ ngâm nước hơn 6 ngày đang được thu hoạch. "Lúa lên mộng gần hết nên không thể dùng để ăn, không thu hoạch thì tiếc. Tôi gặt để làm thức ăn chăn nuôi", bà Quý nói và cho biết hai năm dịch Covid-19, Cẩm Thanh ít du khách tham quan, người dân không nguồn thu từ du lịch, chỉ trông chờ vào hạt lúa.
Lúa ngã sạp xuống ruộng đều ra mộng. Có nhiều bông lúa, hạt nẩy mầm phát triển thành cây mạ non cao từ 1 đến 3 cm.
Lúa ngã đổ không thể gặt bằng máy, nông dân lội nước, bùn sâu từ 10 đến 30 cm dùng liềm cắt lúa thủ công. 500 m2 ruộng, ba người gặt một ngày mới xong, trong khi lúa không ngã đổ gặt máy khoảng 25 phút.
Bà Lương Thị Vương trồng 1.000 m2 lúa đều bị ngâm nước nẩy mầm. "Trồng lúa lấy gạo ăn nhưng nay mất trắng", bà nói.
Bão Côn Sơn trước khi đổ bộ vào đất liền suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, riêng tại Quảng Nam từ ngày 10 đến 12/9 ghi nhận tổng lượng mưa phổ biến từ 60 đến 160 mm, vùng đồng bằng ven biển phổ biến từ 200 đến 400 mm, có nơi gần 500 mm. Cơn bão khiến hơn 3.000 ha lúa vụ hè thu ở địa phương thiệt hại do ngập nước, trong đó TP Hội An hơn 200 ha.
Để thu hoạch lúa ngã đổ, chính quyền xã Cẩm Thanh huy động 15 dân quân giúp nông dân. Họ cho lúa vào một tấm bạt rồi kéo dọc mương nước để đưa lên bờ.
Ông Huỳnh Xuân Thắng, thu hoạch xong 1000 m2 lúa đã tuốt và phơi khô cho biết, không thể dùng để nấu cơm. "Loại này xay ra hạt gạo vỡ nát, nấu cơm ăn có vị đắng nên không thể dùng để làm thức ăn cho người. Tôi thu hoạch cho gà vịt, lợn... ăn", ông cầm trên tay một nhúm lúa mọc mần nói.
Sau khi lúa gặt xong đưa lên đường, ông Nguyễn Minh Dũng phơi cho ráo nước chờ máy đến tuốt. "Loại này mà chất đống sẽ ủ hơi khiến mộng phát triển rất nhanh", ông nói.
Giăng dây ngăn rạ trôi trong lũ Người dân huyện Nghĩa Hành đóng cọc, giăng dậy để ngăn rạ của ruộng đã thu hoạch trôi vào các đám lúa chưa chín, để cứu lúa khỏi gãy thân. Sáng 12/9, trên cánh đồng rộng khoảng 10 ha, nhiều người dân xã Hành Thiện (huyện Nghĩa Hành) đóng cọc, giăng dây để ngăn rạ trôi vào các đám lúa chưa chín. Ông...