Kế hoạch xóa 7 điểm đen tai nạn giao thông ở TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình để xóa bảy điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn TP.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Công tác xử lý điểm đen tai nạn giao thông (TNGT) là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm thuộc nhóm giải pháp “Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu” của chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT giai đoạn 2016-2020. Hiện tại, TP.HCM vẫn còn bảy điểm đen TNGT cần được xóa bỏ.
Triển khai nhiều biện pháp hạn chế tai nạn
Bảy điểm đen giao thông trên địa bàn TP gồm: Trước nhà 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1; đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ đường Yersin đến đường Nguyễn Thái Học, quận 1; đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2; nút giao Mỹ Thủy, quận 2; cầu Nguyễn Tri Phương, quận 5; cầu Sài Gòn 2, quận Bình Thạnh; vòng xoay An sương, quận 12 và huyện Hóc Môn.
Theo ghi nhận của PV, đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) và nút giao Mỹ Thủy (quận 2) là hai điểm đen TNGT khiến nhiều người ngao ngán nhất.
Cụ thể, tại đường Nguyễn Duy Trinh, lượng xe container di chuyển vào hai cảng Cát Lái và Phú Hữu rất lớn. Xe container và xe tải hầu như chiếm các làn đường khiến người đi xe máy phải leo lên vỉa hè để thoát khỏi “ma trận” này.
Theo quan sát, dọc đường này, Sở GTVT và UBND quận 2 đã lắp biển cảnh báo nguy hiểm để các tài xế lưu ý khi di chuyển qua đây.
Sở GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, rà soát hệ thống biển báo giao thông đường bộ; duy tu, sửa chữa mặt đường; lắp đặt mô giảm tốc trên đoạn đường này.
Đồng thời, tại đây đơn vị chức năng cũng tăng cường giám sát qua hệ thống camera, cung cấp hình ảnh, video các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tình trạng lưu thông vào giờ cấm.
Video đang HOT
Ngoài ra, sở này cũng đề nghị chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan sớm đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30 m.
Tại nút giao Mỹ Thủy, so với trước đây, tình trạng kẹt xe, xung đột giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, để tách riêng dòng xe máy và xe container thì cần phải thi công hoàn chỉnh dự án nút giao thông này.
Theo ghi nhận, các nhà thầu đang tiếp tục thi công nhiều hạng mục cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án nút giao Mỹ Thủy).
Người đi xe máy phải leo lên lề để tránh xe container. Ảnh: ĐÀO TRANG
Nhiều giải pháp được thực hiện
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết tiêu chí xác định điểm đen là tình hình TNGT xảy ra trong một năm thuộc một trong các trường hợp sau: Hai vụ TNGT có người chết; ba vụ tai nạn trở lên, trong đó có một vụ có người chết; bốn vụ tai nạn trở lên nhưng chỉ có người bị thương.
Về kế hoạch xóa các điểm đen giao thông năm 2020, Sở GTVT sẽ chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai các giải pháp thông qua việc xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng điểm.
Trong đó chủ yếu thực hiện theo hai nhóm giải pháp chính là công trình và phi công trình.
Đối với giải pháp công trình: Tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án giao thông theo quy định; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; nhanh chóng thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đối với giải pháp phi công trình: Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, hiệu quả; bảo trì hệ thống hạ tầng đường bộ hiện hữu; cải tạo kích thước hình học, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách…
Đồng thời, các đơn vị chức năng tăng cường công tác xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp xử lý các sự cố thông qua các nhóm phản ứng nhanh của TP.
Thời gian qua, Sở GTVT đã tổ chức phân luồng giao thông, cấm một số loại xe tải lưu thông trên phần đường hỗn hợp tại khu vực điểm đen đường Nguyễn Văn Linh; tăng giờ cấm xe tải lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh.
Tại vòng xoay Mỹ Thủy, Sở GTVT tách pha đèn dành cho xe hai bánh đi thẳng không lưu thông cùng thời điểm pha đèn dành cho ô tô rẽ phải. Sở GTVT cũng bổ sung vạch sơn kẻ chữ số tốc độ tối đa cho phép, vạch sơn kênh hóa dòng xe; bổ sung 29 biển cảnh báo; tăng cường phản quang tại các đầu dải phân cách.
Ngoài ra, tại các khu vực điểm đen, sở sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử phạt như bổ sung camera giám sát, xử phạt nguội.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông
Thời gian qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT được duy trì thực hiện tốt, Ban An toàn giao thông tỉnh Bắk Kạn đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thành viên và Ban An toàn giao thông các địa phương tổ chức tuyên truyền theo chức năng của từng đơn vị cho sát với tình hình thực tiễn.
Ban tập trung tuyên truyền các quy định mới của pháp luật về TTATGT như: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tổ chức cắm biển nội dung tuyên truyền pháp luật về ATGT trên các tuyến đường trọng yếu... Nhờ đó, các hoạt động tuyên truyền đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông kết hợp giữa tuần tra kiểm soát với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho người tham gia giao thông.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết: Nhằm tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân về các quy định pháp luật an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình, khu dân cư bảo đảm An toàn giao thông trong phong trào "Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT", tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, tuyên truyền đến mọi người biết và thực hiện theo chủ đề "Đã uống rượu bia, không lái xe".
Đồng thời tiếp tục triển khai hướng dẫn thực hiện các mô hình: "Khu dân cư không vi phạm TTATGT", "Khu dân cư giữ gìn TTATGT" "Đoạn đường tự quản"; xây dựng xã, phường, thị trấn không có người vi phạm giao thông...
Với ngành công an, tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, các quy định mới của pháp luật như: Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Tổ chức 38 buổi tuyên truyền trực tiếp Luật Giao thông đường bộ, đường thủy và các văn bản có liên quan, với gần 7.000 lượt người tham gia; cấp phát 200 bảng tin, 200 quyển cẩm nang tuyên truyền về tác hại nồng độ cồn, 650 tờ rơi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ; tổ chức 30 buổi tuyên truyền lưu động tại các điểm họp chợ và khu đông dân cư dọc tuyến Quốc lộ 3.
Ngành giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến; làm việc với các đơn vị quản lý đường bộ và Ban quản lý khu du lịch Ba Bể về công tác đảm bảo giao thông đường thủy, như: trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh trên thuyền và không chở quá số người quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo 100% các cơ sở giáo dục, trường học phối hợp với cơ quan Công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương để tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về TTATGT tới 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh của các bậc học tham gia...
Các cấp bộ Đoàn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố chủ động phối hợp các hoạt động tuyên truyền về TTATGT. Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn ra quân phát động an toàn giao thông; Đoàn Thanh niên các cấp đã hỗ trợ ngày công lao động, đổ, lắp đèn chiếu sáng 3,3 km đường giao thông nông thôn, giá trị gần 400 triệu đồng; 100% đoàn viên, thanh niên tại các trường học được tìm hiểu các quy định về an toàn giao thông, duy trì 15 cổng trường an toàn giao thông...
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: Thời gian tới, Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT, xây dựng văn hoá giao thông năm 2020, bám sát chủ đề "Đã uống rượu, bia không lái xe".
Bên cạnh đó, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật TTATGT đến cơ sở xã, phường, thị trấn. Qua đó, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nâng bánh xe container, đưa thi thể thanh niên bị TNGT ra ngoài Rạng sáng 29-6, trên đường Lã Xuân Oai, P.Long Trường, Q.9, TP.HCM đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm một nam thanh niên chết tại chỗ. Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ 30 phút, anh Lê Văn Tâm (27 tuổi, ngụ Q.9) chạy xe máy BS: 52S2-2855 trên đường Lã Xuân Oai hướng từ Khu công nghệ cao...