Kế hoạch thâm sâu của ông Trump: Bước đệm để dùng “lá bài” Nga cho mưu đồ lớn?
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân INF thực tế được coi là bước đệm để chính quyền Trump hợp tác cùng Tổng thống Putin trong việc đối phó với Bắc Kinh.
Có vẻ như một nửa chính trường nước Mỹ được thuyết phục rằng Nga đang tiến hành một cuộc tấn công phá hoại thể chế dân chủ và chủ nghĩa tự do ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là đối với các chính quyền phương Tây.
Nhưng nửa kia tin rằng, những tuyên bố này chủ yếu nhằm phá hoại tính hợp pháp đối với chiến thắng của Tổng thống Donald Trump. Thậm chí, họ còn cho rằng, Nga chỉ là một “quân cờ” mà người Mỹ đang muốn dùng để đấu lại với Trung Quốc.
Theo National Interest, các tài liệu gần đây của Mỹ luôn cảm thấy lo ngại về việc Bắc Kinh đang có những động thái can thiệp vào nền chính trị nước này. Do đó, việc lấy Nga làm đối tượng chỉ trích được coi là một cách mà Washington muốn cảnh báo quốc gia châu Á.
Thông báo đột ngột của chính quyền Trump về việc Mỹ có ý định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) chính là một trong những nỗ lực để làm điều này.
Theo quan điểm của học giả Lyle J. Goldstein, chuyên gia từ trường cao đẳng Hải chiến Hải quân Mỹ, việc rút khỏi IMF thực tế là một bước đi chính trị đặt nền tảng cho cuộc gặp Putin-Trump lần thứ hai sắp tới sẽ bàn về cách ứng phó Trung Quốc, chứ không phải là một bước đi chiến lược được suy tính từ trước.
Những động thái gây áp lực mà Washington đang nhằm vào Điện Kremlin thời gian qua, thực tế là một cách mà nước này xây dựng nên áp lực ngoại giao và các chiến lược cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Ngoài ra, đây còn được coi là hành động “một mũi tên trúng hai đích”. Động thái này cũng có thể khiến cho những chính khách chống Nga ở Mỹ bớt đi những lời chỉ trích chính quyền Trump đang quá thân thiết với Nga thời gian qua.
Có thông tin cho rằng, chuyến thăm gần đây của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tới Moscow dường như là để trình bày quan điểm với các nhà lãnh đạo Nga rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với người Mỹ, cũng như đối với cả người Nga.
Điều này được mô tả trong một bài viết trên tờ báo Nezavisimaya Gazeta trong dịp ông Bolton đến thăm Moscow với tiêu đề: “Điện Kremlin được khuyên “bớt thân” Trung Quốc”.
Video đang HOT
Để giải thích cho ý định của đặc phái viên đến từ Mỹ, cây bút Ilya Polansky trên tờ Topwar.ru đã có bài viết với tiêu đề: “Kẻ thù chính của Mỹ: Trung Quốc hay Nga?”
Polansky cho hay, sau sự sụp đổ của Liên Xô, Moscow chỉ đơn giản là quá yếu để có thể đứng lên đối đầu với Washington. Ông giải thích rằng “thời điểm đó là kỷ nguyên của một thế giới đơn cực, trong đó Mỹ áp đặt ý chí của mình với phần còn lại của thế giới”.
Sau cuộc Chiến tranh Georgia năm 2008, Nga mới trở lại vị thế cân bằng với người Mỹ. Sau đó, sự kiện Ukraine năm 2014 mới dẫn đến việc Nga trở thành “kẻ thù chính của nền dân chủ Mỹ”.
Tuy nhiên, Polansky cho rằng bất đồng của Mỹ với Trung Quốc là về vấn đề kinh tế hơn là ý thức hệ. Ông nhìn thấy các chính khách ở Washington được phân chia thành những người bảo thủ chống Trung Quốc và những người theo chủ nghĩa tự do chống Nga.
Hiệp ước INF kết thúc có thể sẽ là khởi đầu cho một hiệp ước mới hoàn hảo hơn.
Theo Polansky, các chính khách bảo thủ Mỹ cảm thấy dễ cảm thông hơn với Tổng thống Vladimir Putin và coi Nga là tiền đồn bảo vệ các giá trị truyền thống và có thể thích Nga hơn trong trường hợp so sánh với Trung Quốc.
Do đó, chuyến đi gần đây nhất của ông Bolton tới Moscow có thể là nỗ lực đầu tiên của Mỹ trong việc dùng “lá bài Nga” chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Putin dường như tỏ ra dè dặt với đề xuất này. Cùng với đó, giới phân tích ở Nga cũng không tin Điện Kremlin sẽ đồng ý với đề nghị từ Washington.
Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga nhấn mạnh, hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin sắp tới phải tập trung đúng vào các vấn đề nóng như vũ khí hạt nhân, Syria, Ukraine và Triều Tiên thay vì tìm cách ứng phó với Trung Quốc.
Đối với Bắc Kinh, ông nhấn mạnh một cách rõ ràng: “Không ai đủ điên rồ để nghĩ rằng Nga sẽ sẵn sàng tham gia vào một liên minh chống Trung Quốc”.
Lukyanov giải thích rằng những nỗ lực của Bolton thực chất là ngăn chặn Nga và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn: “Bolton không hề che giấu và cũng không có ý định sẽ giấu giếm điều đó”.
Ông cũng lưu ý về việc Bắc Kinh là một trong những đối tác quan trọng nhất của Moscow: “Không ai nghi ngờ gì về việc chính quyền Trump đang coi Trung Quốc là vấn đề lớn nhất trong tâm trí. Nhưng Nga tất nhiên sẽ không tham gia cùng với họ”.
Mỹ nên nghĩ khác
Mặc dù cái cớ rút khỏi Hiệp ước INF của Mỹ để tìm kiếm sự hợp tác đối phó Trung Quốc từ Nga có thể không thành công, nhưng ý tưởng về việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân này không hoàn toàn vô nghĩa – học giả Lyle J. Goldstein từ trường cao đẳng Hải chiến Hải quân Mỹ nhận định.
Sau tất cả, chính quyền Trump đã giúp công chúng chú ý nhiều hơn về sức mạnh đang gia tăng của Bắc Kinh cũng như công nghệ tên lửa của nước này đang phát triển nhanh chóng.
Tác động thực tế của việc rời bỏ Hiệp ước INF có thể sẽ không giúp cho Washington có cơ sở để đặt tên lửa tầm trung ở châu Âu hay châu Á-Thái Bình Dương do những lo ngại đối đầu nguy hiểm với Bắc Kinh. Nhưng mặt khác, sự kết thúc của INF có khả năng sẽ khiến các bên ngồi lại với nhau để cùng đưa ra một thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác chặt chẽ hơn.
Nỗ lực dùng “lá bài Nga” đối phó với Trung Quốc của Mỹ có thể sẽ không bao giờ thành công vì nó được ví là một việc làm vô ích và không phù hợp với yếu tố lịch sử.
Các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải tạo ưu thế trong các trò chơi địa chính trị bắt nguồn từ tư duy đơn giản, đó là nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới khả thi hơn bằng cách nuôi dưỡng, xây dựng các mối quan hệ đồng thời với tất cả các cường quốc thay vì cố gắng bắt tay với một nước này để chống lại một nước khác, học giả Lyle J. Goldstein nhấn mạnh.
Theo nguoiduatin
Bất ngờ động thái quân sự của Israel sau khi S-300 xuất hiện ở Syria
Quân đội Israel đã không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên lãnh thổ Syria sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Damascus.
Syria trở nên an toàn hơn sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho nước này. Ảnh: RIA Novosti
Việc Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân đội Syria diễn ra ít ngày sau khi phòng không Syria bắn nhầm máy bay Il-20 của Nga hôm 17/9.
Theo mô tả của Bộ Quốc phòng Nga, chính sự xuất hiện của cả F-16 Israel lẫn trinh sát Il-20 Nga trên không phận Syria khiến hệ thống phòng không của Syria tưởng nhầm Il-20 là mục tiêu và phóng tên lửa S-200 bắn hạ. Toàn bộ 15 quân nhân trên chiếc Il-20 đều đã thiệt mạng.
Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các phi công Israel đã núp sau máy bay chiến đấu của Nga khiến máy bay Nga trở thành mục tiêu của lực lượng phòng không Syria.
Hành động của Israel ở Syria dẫn tới việc máy bay Nga bị bắn hạ sẽ bị coi là hành động thù địch. Israel bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc này, nhưng cho rằng Syria phải chịu trách nhiệm.
Ba hệ thống tên lửa phòng không S-300PM-2 mà Nga chuyển giao cho Syria đều đã được cải tiến so với các phiên bản truyền thống, theo tờ Izvestiya.
Ngay lập tức, Moscow ra tuyên bố cung cấp cho Syria hệ thống phòng không S-300, hệ thống chỉ huy tự động và chi viện tác chiến điện tử nhằm đáp ứng với những thay đổi tình hình ở nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh, việc chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Damascus cũng sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công của liên minh phương Tây nhằm vào lãnh thổ Syria.
Trước đó, Moscow từng ngừng cung cấp S-300 cho Damascus hồi năm 2013 theo yêu cầu của Israel. Tuy nhiên, "tình hình liên quan đến việc chuyển giao S-300 đã thay đổi, dù Nga không có
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thời điểm đó khẳng định, Tel-Aviv sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu đối địch trên lãnh thổ Syria, dù Nga có cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Syria hay không.
Tuy nhiên, theo tạp chí Contra, quân đội Israel đã không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên lãnh thổ Syria sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Damascus.
TÙNG DƯƠNG
Theo TPO/Sputnik News
NATO tự tin tuyên bố: Không việc gì phải sợ Nga! Một đô đốc Mỹ nhấn mạnh rằng, NATO không việc gì phải sợ Nga tham gia giám sát các cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong 20 năm qua bởi sự kiện này được tổ chức nhằm chỉ cho Moscow thấy họ đang chống lại một lực lượng mạnh như thế nào. Đô đốc Mỹ James Foggo. Đô đốc James Foggo, người...