Kế hoạch áp thuế của ông Trump có thể gặp trở ngại
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngay khi ông nhậm chức vào tháng tới.
Tuy nhiên, ông khó có thể thực hiện được cam kết đó một cách tuyệt đối khi hàng chục tỷ USD hàng hóa có thể sẽ không chịu thuế nhập khẩu do những lỗ hổng thuế quan và việc báo cáo thiếu số lượng hàng hóa đến từ Trung Quốc trên thực tế.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong những năm gần đây, một số chuyên gia đã chỉ ra mức chênh lệch ngày càng lớn giữa số liệu thương mại của Mỹ và Trung Quốc mà họ quy cho ba yếu tố là lỗ hổng thuế quan do quy tắc “tối thiểu”, các nhà nhập khẩu Mỹ báo cáo giá trị hàng nhập khẩu thấp xuống để giảm thuế và các nhà xuất khẩu Trung Quốc báo cáo giá trị xuất khẩu tăng lên để tối đa hóa mức hoàn thuế.
Sự khác biệt về số liệu tồn tại từ đầu năm 2020, khi Trung Quốc bắt đầu cho biết nước này bán nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn so với báo cáo của Mỹ về lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức chênh lệch tăng dần lên mức gần 64 tỷ USD trong 10 tháng (1-10/2024), trên đà vượt kỷ lục được thiết lập vào năm ngoái.
Theo báo cáo gần đây nhất Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung gửi tới Quốc hội Mỹ, số liệu thương mại bị bóp méo có thể cản trở các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc đưa ra các chính sách về thương mại và chuỗi cung ứng hiệu quả.
Theo nhà phân tích Adam Wolfe thuộc tổ chức nghiên cứu kinh tế và chiến lược đầu tư độc lập hàng đầu châu Âu Absolute Strategy Research, các nhà nhập khẩu Mỹ đã báo cáo thiếu lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 20-25% vào năm ngoái. Ông ước tính có tới 160 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã không được báo cáo vào năm ngoái.
Một yếu tố khác gây ra sự chênh lệch số liệu là quy tắc “tối thiểu”, có nghĩa là các gói hàng nhỏ có giá trị dưới 800 USD sẽ không bị Mỹ đánh thuế. Theo ước tính của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ, người tiêu dùng và các công ty Mỹ đã nhập khẩu khoảng 48 tỷ USD hàng hóa từ các nước khác theo quy tắc này trong 9 tháng (1-9/2024).
Video đang HOT
Phần lớn trong số đó có thể đến từ Trung Quốc, với các ứng dụng mua sắm giá rẻ như Shein và Temu chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ trong hai năm qua.
Số liệu của Trung Quốc cho thấy các lô hàng trị giá hơn 17 tỷ USD đến Mỹ là “các mặt hàng có giá trị thấp” trong 10 tháng (1-10/2024), cao hơn tổng giá trị của cả năm 2023. Con số này sẽ tăng lên, với cả Shein và Temu chứng kiến doanh thu và lượng khách hàng tại Mỹ cao kỷ lục trong tháng 11/2024, nhờ đợt mua sắm Black Friday.
Theo dữ liệu của Bloomberg Second Measure dựa trên các giao dịch thẻ của người tiêu dùng, doanh số bán trên nền tảng Temu ở Mỹ trong tháng 11/2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Shein có doanh số bán tại Mỹ tăng 20%.
Theo báo cáo của các nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc., các lô hàng đáp ứng quy tắc “tối thiểu” chiếm 11% khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Các nhà kinh tế ước tính tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm 1,3 điểm phần trăm và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm nhẹ nếu việc xuất khẩu theo quy tắc này hoàn toàn bị cấm.
Một yếu tố khác góp phần gây ra sự chênh lệch về số liệu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến từ phía Trung Quốc. Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã lưu ý trong một báo cáo năm 2021 rằng các công ty Trung Quốc đã báo cáo quá mức xuất khẩu để được hoàn thuế nhiều hơn.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, từ tháng 3/2020 đến cuối năm 2021, hơn 90.000 công ty trong nước được hưởng gần 38 tỷ nhân dân tệ (5,2 tỷ USD) tiền hoàn thuế xuất khẩu. Trung Quốc đã hạn chế điều đó vào tháng trước, khi hủy bỏ việc hoàn thuế đối với xuất khẩu đồng và nhôm và giảm mức hoàn thuế đối với một số sản phẩm dầu tinh chế, năng lượng Mặt Trời, pin và khoáng sản phi kim loại.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ thực hiện các bước đi đúng đắn để thúc đẩy một mối quan hệ Trung-Mỹ ổn định, lành mạnh và bền vững.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 3/12, phát biểu trong cuộc gặp với phái đoàn do bà Susan Elliott, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ủy ban Quốc gia về Chính sách đối ngoại Mỹ (NCAFP) dẫn đầu đang ở thăm Trung Quốc, ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh luôn duy trì tính "ổn định và liên tục", bất kể những thay đổi ở phía Mỹ.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc nhắc lại tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng trước bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Peru, rằng Bắc Kinh cam kết thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi.
Ông Vương Nghị nhấn mạnh: "Trung Quốc không thay đổi mục tiêu xây dựng quan hệ ổn định và bền vững với Mỹ, nhưng việc duy trì hay cải thiện quan hệ phụ thuộc lớn vào cách Mỹ lựa chọn hành xử".
Ông cũng khuyến cáo Washington cần có nhận thức chiến lược đúng đắn về sự phát triển của Trung Quốc. Ông khẳng định rằng Bắc Kinh không có ý định thay thế vị thế của Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington tránh bị ám ảnh bởi ý niệm "chiến thắng trong cạnh tranh với Trung Quốc".
Ông khẳng định tầm quan trọng của đối thoại chiến lược để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, tránh tính toán sai lầm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Vương Nghị cũng nói về về vấn đề Đài Loan, một điểm nóng trong quan hệ hai nước, ông Vương tái khẳng định đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc". Ông cảnh báo Washington không được vượt qua các "ranh giới đỏ" trong quan hệ song phương, đồng thời tôn trọng quyền tự quyết và phát triển của Trung Quốc.
Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa giữa Trung Quốc và Mỹ là xu thế không thể đảo ngược. Bắc Kinh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi nhân sự, đồng thời khuyến khích công dân Mỹ từ mọi tầng lớp xã hội đến thăm Trung Quốc, thúc đẩy sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước.
Phái đoàn NCAFP bày tỏ mong muốn hai nước duy trì liên lạc hiệu quả, thúc đẩy đối thoại chiến lược và tăng cường hợp tác trong thời kỳ chuyển giao chính trị quan trọng tại Mỹ. Bà Susan Elliott nhấn mạnh, sự ổn định trong quan hệ Trung-Mỹ không chỉ quan trọng đối với hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến hòa bình và phát triển của toàn thế giới.
NCAFP khẳng định cam kết đóng vai trò cầu nối, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và hướng tới một tương lai tích cực cho quan hệ song phương.
Những phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh ngày 1/12, Tổng thống đắc cử Trump chỉ trích nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS mà Trung Quốc là một thành viên chủ chốt và cảnh báo áp mức thuế 100% nếu nhóm này tìm cách "rời xa" đồng USD. Đồng thời, trong một động thái chiến lược nhằm kiềm chế tham vọng bán dẫn của Trung Quốc, ngày 2/12, Mỹ đã công bố gói biện pháp mới hạn chế xuất khẩu công nghệ chip.
Đây là đợt trừng phạt thứ ba trong vòng ba năm qua, với phạm vi ảnh hưởng bao trùm hơn 140 công ty Trung Quốc, bao gồm các nhà sản xuất thiết bị chip như Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
Gói biện pháp mới nhắm trực tiếp vào khả năng sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, đặc biệt là những loại chip phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI) - một yếu tố quan trọng trong phát triển quân sự và an ninh quốc gia. Các quy định bao gồm hạn chế xuất khẩu chip bộ nhớ băng thông cao (HBM), 24 công cụ sản xuất chip và các thiết bị công nghệ sản xuất từ các quốc gia như Singapore, Malaysia.
Trong bối cảnh chính trị quốc tế ngày càng phức tạp, thông điệp từ Bắc Kinh gửi tới Washington mang tính chiến lược sâu sắc. Liệu Mỹ có thể tận dụng cơ hội này để thiết lập lại quan hệ với Trung Quốc, hay tiếp tục chính sách đối đầu, sẽ là yếu tố quyết định hướng đi của hai cường quốc trong thập kỷ tới.
Ông Trump doạ áp mức thuế 100% nếu BRICS tìm cách 'rời xa' đồng USD. Ngày 1/12/2024, tổng thống đắc cử Donald Trump gây chú ý khi lên tiếng chỉ trích nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS và đe dọa áp mức thuế 100% nếu nhóm này tìm cách "rời xa" đồng USD. Ông Trump tại một sự kiện tại Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN BRICS hiện bao gồm chín quốc gia: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc,...