“Kẽ hở” quản trị ở Viwasupco
Vụ nước sạch bị nhiễm bẩn của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà ( Viwasupco) cho thấy nhiều kẽ hở trong quản trị tại doanh nghiệp này.
Mặc dù đã đưa ra lời xin lỗi và bồi thường miễn phí một tháng tiền nước cho người dân, nhưng uy tín thương hiệu của doanh nghiệp này khó được khôi phục trở lại.
Lợi nhuận những năm gần đây của Viwasupco. Đvt: Tỉ VNĐ
Thu 2 đồng lãi 1 đồng
Sau sự cố nước bẩn, mới đây Viwasupco công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với doanh thu thuần đạt 138 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp tương ứng 83 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
Khấu trừ các loại chi phí, Viwasupco lãi sau thuế hơn 72 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ, đây là mức lãi theo quý lớn thứ 2 kể từ khi công ty lên giao dịch trên sàn chứng khoán.
Như vậy sau 9 tháng đầu năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu tăng 21% lên 402 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 199 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, ban lãnh đạo Viwasupco đề ra kế hoạch doanh thu 476 tỷ và lợi nhuận sau thuế 75,5 tỷ đồng. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã thực hiện 84% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Theo phân tích của các chuyên gia kiểm toán, là công ty cung cấp nước sạch độc quyền cho phía Tây TP.Hà Nội từ vùng thương lưu sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình, có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của Viwasupco tăng trưởng đều trong các năm qua. Biên lợi nhuận gộp của công ty đều đạt trên 50% trong 4 năm trở lại đây (tức là thu về 2 đồng lãi 1 đồng), đây là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp.
Mập mờ chi phí đầu tư
Theo các dữ liệu trên sàn chứng khoán, các cổ đông lớn của Viwasupco gồm: Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX nắm giữ 60,46% cổ phần, Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) nắm giữ hơn 39% cổ phần của Viwasupco.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tuấn- Chủ tịch HĐQT Công ty Gelex cho biết, Viwasupco thường lấy mẫu nước làm xét nghiệm mỗi tháng một lần. Sau sự cố cung cấp nước bẩn, Nhà máy nước Sông Đà đã tăng cường kiểm soát chất lượng nước từ đầu nguồn, lắp khoảng 20-30 trạm quan trắc, cảnh báo từ xa 5-6 lớp từ đầu nguồn đến nhà máy và qua các trạm khi về đến nhà dân.
“199 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của Viwasupco, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018.”
Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, dường như các chủ đầu tư của Viwasupco chưa có bất kỳ động thái nào trong việc đầu tư xử lý nước sạch tại Nhà máy nước sạch Sông Đà. Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp này, mục lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động đầu tư ghi chú tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác, tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác và dòng tiền từ hoạt động đầu tư rất chung chung là 151 tỷ đồng. Không rõ Viwasupco đã chi trả xử lý nước sạch như thế nào?. Ngay cả hồ Đầm Bài trữ nước cũng mượn của UBND xã Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình.
Lơ là quản trị hoạt động
Được biết, Viwasupco cung cấp nước chủ yếu cho 13 khách hàng, trong đó có tới 90% được ba khách hàng lớn là Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà ông tiêu thụ. Như vậy, trong số 5 “ông lớn” phân phối nước sạch ở Hà Nội thì có 3 công ty liên quan tới Viwasupco.
ằng sau Ban lãnh đạo của Viwasupco là một Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, trong đó ông Nguyễn Văn Tốn là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, có hơn 18 năm kinh nghiệm trong xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước và kinh nghiệm trong quản lý các dự án có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Một thành viên khác là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, đại diện cho REE- doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào các doanh nghiệp ngành nước khác.
Như vậy, Viwasupco có đủ điều kiện để quản trị, kiểm soát tốt mọi rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng thực tế lại cho thấy có nhiều kẽ hở trong hệ thống hoạt động của doanh nghiệp này. Điều này làm dấy lên câu hỏi phải chăng các ông chủ của Viwasupco chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm tới việc kiểm soát chất lượng và ứng phó rủi ro trong sản xuất nước sạch?.
Nhiều ý kiến cho rằng, có lẽ UBND TP. Hà Nội cần xem xét lại việc để Viwasupco độc quyền trong việc cung cấp nước sạch phía Tây thành phố, thay vào đó đa dạng các loại hình đầu tư như TP. Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện. Có như vậy, người dân mới có điều kiện được cung cấp nước sạch, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.
Xã hội hóa cung cấp nước sạch
Theo Bộ Xây dựng, dự báo đến năm 2020, dân số đô thị cả nước đạt 44 triệu người, nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị tăng lên 9,4 – 9,6 triệu m3/ngày. Nhu cầu vốn để xây các nhà máy nước mới, cải thiện hệ thống nước hiện hữu và các nhu cầu khác vào khoảng 3,3 tỷ USD.
Trong khi đó, chính quyền các địa phương có chủ trương khuyến khích hoạt động đầu tư vào ngành nước. Chẳng hạn, tại Diễn đàn ngành nước ức – Việt được tổ chức vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch của Thủ đô Hà Nội là rất lớn, dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 2 triệu m3/ngày. Mục tiêu của thành phố đến năm 2020 là phấn đấu tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch là 100%. ể hoàn thành chỉ tiêu về nước sạch cho người dân Thủ đô, Thành phố kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án cấp nước theo hình thức xã hội hóa.
Thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại; ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa; giới thiệu cho nhà đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển Thành phố.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Thâu tóm nhà máy nước sông Đà, đại gia 8x Nguyễn Văn Tuấn đút túi "lãi khủng"
Kinh doanh lĩnh vực thiết yếu trong lĩnh vực thiết yếu, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà có biên lợi nhuận ổn định mức cao, lãi hơn 700 triệu đồng/ngày.
Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày này bởi sự cố về chất lượng nước cung cấp cho một số quận, huyện ở Hà Nội.
Viwasupco là đơn vị cấp nguồn nước mặt từ nhà máy nước mặt Sông Đà và một số nhà máy nước quy mô nhỏ khác cho hầu hết công ty nước sạch còn lại. Kinh doanh trong lĩnh vực thiết yếu nhưng tỷ suất sinh lời của Viwasupco thuộc nhóm đầu thị trường.
Theo Zing, mỗi năm Viwasupco đều ghi nhận hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Trong 4 năm trở lại đây, mỗi năm Viwasupco đều đạt doanh thu trên 400 tỷ đồng và lợi nhuận ròng sau thuế xấp xỉ 150 tỷ đồng.
Khu xử lí của Nhà máy nước Sông Đà. Ảnh: Vinaconex
Năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, lãi ròng 219 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2017. 2018 cũng là năm thứ 7 liên tiếp lợi nhuận của công ty tăng trưởng kể từ khi hoạt động kinh doanh có lãi vào năm 2012.
Tính từ năm 2012 đến nay, doanh thu của Viwasupco đã tăng gần 1,7 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gấp hàng trăm lần (năm 2012 công ty chỉ lãi 215 triệu đồng).
Nửa đầu năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Tính riêng 6 tháng, Viwasupco thu về 127 tỷ đồng lãi ròng sau thuế, tăng 31%. Bình quân mỗi ngày, công ty nước sạch sông Đà lãi hơn 700 triệu đồng.
Tại ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Viwasupco đạt 1.477 tỷ đồng. Nợ phải trả của Nước sạch Sông Đà là 453 tỷ, trong đó chủ yếu là người mua trả tiền trước. Công ty có khoản vay nợ dài hạn 387 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 1.023 tỷ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 271 tỷ.
Báo cáo thường niên cho thấy Viwasupco là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm ba quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm và một số đơn vị nằm dọc hệ thống truyền tải nước Đại lộ Thăng Long.
Trong năm 2018, trung bình mỗi ngày đêm, Viwasupco cung cấp gần 250.000 m3 nước cho thị trường, tương đương hơn 91 triệu m3 nước trong cả năm. So với năm 2017, lượng cung cấp nước năm 2018 của công ty đã tăng 13,3%.
Bên cạnh doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, báo cáo gửi về các cổ đông cũng cho thấy Viwasupco có thể gặp một số khó khăn, đặc biệt là lo ngại về vấn đề cạnh tranh. Những thay đổi bất thường trong nhu cầu của ba khách hàng chính là Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Hiện Viwasupco có hai cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex sở hữu 60,46% và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) sở hữu 35,95%.
Gelex lý giải lý do mua cổ phần của Công ty Viwasupco nhằm mục đích phát triển mảng kinh doanh năng lượng.
Gelex cho biết, kể từ ngày 28/3/2018 (ngày mua) đến hết năm 2018, Công ty Viwasupco đã đóng góp hơn 189,164 tỷ đồng vào lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn.
Số tiền chi ra để mua công ty con được ghi nhận hơn 104 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền thuần thu về từ nghiệp vụ tính đến hết năm 2018 là hơn 85 tỷ đồng.
Trước thời điểm Gelex mua vào, doanh thu và lợi nhuạn thuần truớc thuế của Cong ty Viwasupco từ ngày 1/1/2018 đến ngày 28/3/2018 tuong ứng là 95,54 tỷ đồng và 41,29 tỷ đồng.
Hoàng Minh
Theo Kiến thức
Nước sạch Sông Đà báo lãi 'tăng hai chữ số' giữa sự cố nước bẩn Giữa cuộc khủng hoảng nước ô nhiễm, Viwasupco báo lãi quý III với đà tăng trưởng hai con số khi bình quân mỗi ngày thu 1,5 tỷ đồng. Nước sạch Sông Đà báo lãi 'tăng hai chữ số' giữa sự cố nước bẩn. Ngày 18/10, Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco, mã CK: VCW) - doanh nghiệp đang...