Kẻ gian chiếm đoạt 140 triệu USD trong 6 năm qua nhờ tống tiền bằng ransomeware
Trong đó, ransomware Ryuk giúp kẻ gian thu về tới 61,26 triệu USD.
FBI vừa mới công bố một số liệu khá là thú vị, cho biết nạn nhân của ransomware đã chi trả hơn 140 triệu USD cho kẻ gian trong vòng 6 năm vừa qua. Con số này được thống kê bằng cách phân tích ví bitcoin và những ghi chú tống tiền ( ransom note).
Cụ thể, trong khoảng từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2019 thì có khoảng 144.350.000USD tiền bitcoin được chi trả cho kẻ gian sử dụng ransomware. Đặc biệt, Ryuk là ransomware hái ra tiền nhiều nhất với con số là 61,26 triệu USD, sau đó là Crysis/ Dharma với 24,48 triệu USD, và Bitpaymer với 8,04 triệu USD.
Những con số này có thể cao hơn do FBI không có đủ dữ liệu để thống kê chính xác. Một phần là do hầu hết các công ty giấu nhẹm những số liệu này đi để tránh việc báo chí làm rùm beng và khiến giá trị cổ phiếu của công ty đi xuống.
Ngoài ra thì phương pháp sử dụng Windows Remote Desktop Protocol (RDP) cũng là cách thức thường được xài nhất để chiếm quyền kiểm soát máy tính của nạn nhân. Do đó, FBI khuyến cáo các doanh nghiệp sử dụng nhiều phương thức và lớp bảo mật hơn, đồng thời theo dõi và cài đặt các bản cập nhật thường xuyên hơn. Cuối cùng là các công ty nên nhận diện các trang web độc hại và hãy sao lưu dữ liệu thường xuyên.
Theo gearvn
WannaCry là mã độc tống tiền phổ biến nhất 2019
Dù đã xuất hiện từ lâu, mã độc tống tiền WannaCry vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới.
Theo Softpedia, thống kê mới nhất cho thấy WannaCry là mã độc tống tiền (ransomware) phổ biến nhất năm 2019, chiếm 23,5% tổng số máy tính nhiễm mã độc tống tiền.
Email spam và lừa đảo là nguồn lây nhiễm lớn nhất với hơn 67% trường hợp nhiễm mã độc tống tiền đến từ email. Không có biện pháp phòng tránh và đặt mật khẩu yếu cũng là 2 nguyên nhân khiến máy tính bị tấn công. Chỉ có 16% mã độc lây nhiễm từ website độc hại, quảng cáo lừa đảo.
Tỉ lệ các loại ransomware lây nhiễm lên máy tính trong năm 2019
" Các vụ tấn công tống tiền nhắm vào cơ quan chính phủ, tổ chức y tế, năng lượng và giáo dục tiếp tục tăng. Trong khi một số mã độc đơn giản chỉ khóa hệ thống nên dễ dàng khắc phục, một số khác sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn để mã hóa dữ liệu", hãng bảo mật Precise Security cho biết.
WannaCry là mã độc gây ra hàng loạt vụ tấn công làm chấn động thế giới năm 2017. Một lỗ hổng có tên EternalBlue khiến tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính các tổ chức y tế và chính phủ. Sự cố nghiêm trọng khiến Microsoft tung bản vá bảo mật cho các nền tảng Windows, kể cả Windows XP đã bị ngừng hỗ trợ. Dù vậy, vẫn còn nhiều thiết bị chưa được cập nhật là hiểm họa vô cùng lớn.
Giống nhiều loại ransomware khác, WannaCry mã hóa các file được lưu trong máy tính, yêu cầu nạn nhân trả tiền để lấy khóa giải mã. Tiền được nộp dưới dạng Bitcoin. Nhiều ước tính cho biết WannaCry đã gây thiệt hại khoảng 4 tỷ USD trên toàn cầu.
Để tránh hậu quả đáng tiếc, người dùng cần chú ý cập nhật máy tính lên phiên bản mới nhất, thường xuyên kiểm tra các bản vá bảo mật, không click vào đường link hoặc mở file tải từ các nguồn lạ.
Theo VN Review
Crysis đã hết thời, AMD Ryzen Threadripper 3990X chiến tốt mà thậm chí không cần card màn hình Mạnh vậy rồi chơi với ai? AMD vừa mới ra mắt CPU Ryzen Threadripper thế hệ thứ 3 và đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ reviewer. Không chỉ thế, mới ra mắt được có 1 ngày mà nó đã phá được hàng loạt kỉ lục ép xung. Nhưng liệu có có chạy được Crysis không? Trong cộng đồng PC...