Kẻ đánh vợ hiếp con đêm ngày sám hối

Theo dõi VGT trên

Hơn 3 giờ chiều, nắng vẫn gay gắt tôi đến gã đang ngồi với đứa cháu vợ cà kê, đong đưa chén rượu. Gã cho rằng hết việc nên ngồi “ôn” lại chuyện xưa.

Cái chuyện đáng xấu hổ, “đáng nhục” theo đúng từ ngữ mà gã nói. 8 năm về trước, tại nơi gã và tôi đang ngồi một việc có thể coi cho là “kinh thiên động địa” khiến cho cái bản trên đỉnh Cốt Ca bàng hoàng còn gã thì “ôm” bản án 13 năm tù không dám nói một lời oan ức. Gã là Nguyễn Văn Lương, 40 tuổi, thôn Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn-Hòa Bình).

Kề dao cổ vợ, gí súng đầu con…tử thủ

Năm 1992, Lương lên xe hoa với Bùi Thị Hin, người quả phụ chồng mới qua đời và có một cô con gái riêng. Điều đáng nói, là thời điểm đó Lương còn là cậu thanh niên mới 20 tuổi còn Bùi Thị Hin thì đã bước sang tuổi 32. Tưởng rằng, lấy vợ già vừa sạch cửa nhà, vừa ngọt cơm canh nào ngờ cuộc sống gia đình Lương luôn trong tình trạng căng thẳng, tối tăm.

Cảnh nhà nghèo, Lương lại hay rượu không chí thú làm ăn, mỗi lần có hơi men là Lương thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ và đứa con riêng không thương tiếc. Chót đi bước nữa với gã chồng trẻ nên Bùi Thị Hin nín nhịn cắn răng chịu đựng những trận đòn roi vô cớ để “giải rượu” và “hạ nhiệt” cho chồng. Nhưng việc làm của Hin càng làm cho sự việc trở nên tồi tệ và nghiêm trọng.

Kẻ đánh vợ hiếp con đêm ngày sám hối - Hình 1

Nguyễn Văn Lương tâm sự chuyện quá khứ

Lương lấy việc hiếp đáp vợ con như một trò vui, không được đánh, được chửi gã buồn chân, buồn tay như chấu cắn. Lương cấm không cho con riêng của vợ đi học, ngày ngày đay nghiến, đánh đập. Đặc biệt nghiêm trọng là thấy con riêng của vợ phổng phao Lương nảy thói cuồng dâm kề dao vào cổ cưỡng bức cô con gái. Sự việc được Bùi Thị Hin bắt gặp nhưng mãi sau mới dám làm đơn tố cáo với Công an.

Nghe tin vợ “làm phản”, Lương như con thú dữ nổi cơn điên loạn. Sáng tinh sương ngày 11/ 5/ 2004 khi mặt trời còn chưa ló khỏi đỉnh Cốt Ca thì Lương đã bắt trói vợ, con bắt nằm chỏng chơ giữa sàn nhà. Lương kể lại là gã biết hôm đó Công an sẽ vào bắt hắn, nếu bị bắt thì hắn sẽ giết vợ và đứa con riêng.

Được thông báo, lực lượng Công an huyện, xã và dân quân dàn trận bủa vây nhà Lương. Từ trong ngôi nhà sàn trống hoắc, Lương thò cổ ra thét: “Chúng mày mà đến gần là tao giết mẹ con nó”. Trên tay Lương là con dao quắm đã kề cổ Bùi Thị Hin và cây súng săn gí đầu con gái riêng của vợ mà gã đã giở trò đồi bại. Lực lượng chức năng hết lời động viên Lương nhưng gã không chịu thỏa hiệp nhấc chai rượu tu ừng ực rồi quăng chai vỡ xoang xoảng.

Hai tiếng đồng hồ được lực lượng chức năng của địa phương hết lời khuyên giải thì Lương mới chịu nằm vật ra sàn nhà khóc rũ rượi, nhả súng buông dao để Công an khóa cứng tay đưa đi. Lương kể: “Ngày hôm đó, tôi không bao giờ quên được, dù ngày nào, giờ nào cũng muốn quên. Tôi sai lầm, đã phải trả giá nơi lao tù giờ tôi muốn làm lại cuộc đời”.

Quyết tâm sám hối

Với những tội danh nghiêm trọng mà Lương đã gây ra trong chính ngôi nhà mình, phiên tòa sơ thẩm mà TAND tỉnh Hòa Bình xử điểm đã phán quyết dành cho gã bản án 13 năm tù. Gia đình làm đơn kháng cáo, sau đó không lâu TAND tối cao mở phiên phúc thẩm cũng tái khẳng định bản án trên là xứng đáng với Nguyễn Văn Lương.

Lời cuối cùng nói tại Tòa Lương chỉ nói được 4 chữ: “Xin lỗi tất cả” rồi lặng lẽ vào thụ án tại trại giam Thanh Xuân-Hà Nội. Lương kể: Sau khi vào trại gã thay đổi đến lạ, không thèm rượu, không thèm thuốc mà chỉ thèm làm. Công việc gì giám thị giao Lương cũng hoàn thành tốt, cũng chăm chỉ cải tạo, ăn năn hối lỗi. Nếu như trước kia Lương chỉ biết rượu chè, đánh chửi thì nay gã đã biết tay tràng, tay đục, biết khâu bóng, biết nhào than, đóng gạch.

Video đang HOT

Kẻ đánh vợ hiếp con đêm ngày sám hối - Hình 2

Chị Bùi Thị Hin vẫn ngày ngày chăn bò thuê giúp người chồng một thời lầm lỗi gây dựng kinh tế

Nhiều tối nằm trong phòng giam Lương khóc thút thít bởi gã thèm được một người thân xuống thăm nhưng không có. Không ai hỏi thăm đến gã suốt quá trình gã thụ án đến khi được thả tự do. “Mỗi lần thấy người thân của bạn tù tới thăm tôi tủi thân lắm. Nói thật, tôi đã khóc, khóc cũng nhiều lắm nhưng tôi biết họ không xuống thăm tôi vì không có tiền”- Lương tâm sự.

Ngay cả những giám thị trại cũng thấy tủi thân thay cho gã nhưng cũng rất quý vì sự chăm chỉ cải tạo của Lương. Thân hình nhỏ thó, gầy guộc nhưng sức làm thì không chê vào đâu được. Lương kể, thời gian đi làm gạch, có ngày gã gánh được 9000 viên gạch. Sổ chấm điểm của Lương lúc nào cũng đứng đầu trong tốp các phạm nhân đi lao động.

Với những thành tích cải tạo xuất sắc, ngày 28/9/2010 Lương nhận được quyết định ưu tiên đặc xá ra tù trước thời hạn khi mới thụ án được 6 năm 3 tháng. Nhận được quyết định đặc xá, Lương reo lên sung sướng, gã trở về quê trong sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người dân. Thậm chí là nhiều người còn không tin truyền tai nhau là “thằng Lương vượt ngục”.

Ra trại, điều an ủi lớn nhất, nhẹ nhàng, thanh thản nhất đối với Lương chính là đứa con gái riêng của vợ đã lập gia đình có đến 2 mặt con. Kẻ đồi bại năm xưa qua hơn 6 năm tù giờ đã “lên chức” ông ngoại rồi. Người vợ già vui vẻ đón gã vào nhà như chồng vừa mới đi công tác xa về. Hai đứa con ruột của Lương cũng lớn, cũng biết đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn ngoan ngoãn, chăm chỉ. Chứng kiến cảnh ấy, gã vui đến phát khóc rồi tự nhủ lòng mình phải sống tốt với vợ con.

Về được mấy bữa, Lương bắt đầu khuân đá, cuốc đất san đường vào nhà cho rộng rãi. Giờ đây gã đã trồng được măng đắng và đang ấp ủ trồng gấc, nuôi bò nếu như có vốn. Lương khoe: “Vợ tôi đi chăn bò thuê giờ đã lãi được một con, chẳng mấy chốc tôi gây được một đàn bò và trồng 1.000 m2 gấc lai để xuất khẩu”.

Nhớ lại những ngày tháng đày đọa vợ, tội lỗi với con gái riêng Lương thấy ân hận vô cùng. Giờ khi giông bão đã qua, Lương muốn trở thành người tốt, chăm lo, vun vén cho gia đình. Lương bảo: “Thời gian trong trại tôi được cán bộ giảng giải những điều hay, lẽ phải. Tôi đã hiểu biết được luật pháp và biết ơn nhà nước đã cho tôi cơ hội ra trại sớm, về nhà làm lại cuộc đời”.

Kết thúc câu chuyện với Nguyễn Văn Lương tôi tin tưởng vào sự quyết tâm sám hối của gã dù một thời mang nhiều lầm lỗi.

Theo Báo Công Lý

Sám hối muộn màng của kẻ hiếp dâm, giết người, cướp của

Một mình nơi buồng giam cách biệt với thế giới, tôi mới hiểu thấm thìa giá trị của tự do, giá trị của sự sống - thứ mà tuổi trẻ tôi ngông cuồng không biết bảo vệ...

Lời bạt: Lưng hắn gù. Hắn đi chúi đầu về phía trước, lộ đôi vai xương xấu, gầy nhẳng, oằn nặng do phải đỡ thêm bộ khung lênh khênh. Hắn bảo, hình dáng đó là tàn tích của một tuổi thơ trĩu nặng, sớm phải lao động để bươn chải kiếm sống. Sinh năm 1990, gương mặt Triệu Văn Đông già hơn rất nhiều so với tuổi, đặc biệt kể từ khi bị tuyên án tử hình về tội cướp của, hiếp dâm, giết người và bị giam cách biệt trong buồng giam riêng của tử tù tại Trại giam T20 thuộc Công an tỉnh Gia Lai, hắn càng thêm già cỗi. Sự khô héo trong tâm hồn của Đông chẳng khác gì một xác cây khô cằn đợi ngày tàn lụi cận kề, Triệu Văn Đông đã có những phút trải lòng về quá khứ, về tuổi thơ, về những điều hắn để vuột mất khỏi tầm tay trong khi tuổi đời đang ở độ tươi đẹp nhất.

Oằn lưng gánh tuổi thơ nhọc nhằn

Theo lời cha mẹ tôi kể lại, quê gốc của chúng tôi là ở Hạ Lang - Cao Bằng, nhưng từ năm 1989, cả nhà tôi đã chuyển vào Đắk Lắk với khao khát xây dựng đời sống kinh tế mới. Từ thuở ấu thơ cho tới khi trưởng thành, mẹ luôn nhắc nhở tôi, dù có đi đâu cũng không được quên gốc tích của mình. Mẹ dạy tôi nhớ tôi là người con của Cao Bằng, là người dân tộc Nùng thứ thiệt. Tôi được "hành hương" về thăm quê bằng trí tưởng tượng qua những lời kể của mẹ. Mẹ kể Hạ Lang quê hương tôi là mảnh đất xinh đẹp, nhưng đất đai cằn cỗi, nhiều núi đá, không thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi. Gia đình tôi tứ đời dựa vào hạt lúa, hạt ngô, đánh vật với cuộc sống chồng chất khó khăn, đến đời ba mẹ tôi vẫn nối tiếp lối đi ấy.

Sám hối muộn màng của kẻ hiếp dâm, giết người, cướp của - Hình 1

Ảnh minh họa

Trên tôi có 5 anh chị - 5 cái tàu luôn trong tư thế há miệng, lắp xắp nhau, đua nhau lớn, đua nhau ăn, bào đẽo mồ hôi nước mắt của ba mẹ. Không thể chứng kiến cảnh con cái đói ăn, đói chữ, cha me tôi quyết định di cư tới một vùng đất mới. Mẹ tôi kể lại, chúng tôi di cư giống như những đàn chim bay về phương Nam tránh bão, xa rời mùa đông lạnh giá, nhưng đến mùa xuân, đàn chim ấy được trở về quê hương, nơi chốn, còn chúng tôi, mải miết ra đi và không hẹn ngày trở lại. Nỗi lòng đau đáu giày vò ba mẹ tôi nhiều lắm. Nhưng vì cái nghèo, vì tương lai của các con, ba mẹ không có sự lựa chọn khác.

Đắk Lắk - vùng đất đỏ bazan màu mỡ được chọn là nơi ba mẹ đặt những viên gạch tạo dựng cuộc sống mới, kiếm kế sinh nhai, nuôi dạy các con thơ. Ngày ấy, dù đất đai chưa đắt đỏ như bây giờ, nhưng toàn bộ số tiền bán nhà ở Hạ Lang có được, ba mẹ tôi cũng chỉ mua được mảnh đất ven bìa rừng, trồng mì, trồng bắp nuôi anh chị tôi ăn học. Ngày ấy, người miền Bắc di cư vào Tây Nguyên làm ăn, sinh sống rất nhiều, hàng xóm xung quanh tôi đều là người dân miền Bắc vào, thành thử từ nhỏ cho tới khi trưởng thành, mấy anh em tôi vẫn giữ được chất giọng riêng của quê mình, hơi nặng một chút, nhưng rành mạch, rõ ràng.

Cả nhà chuyển vào đó được một năm thì mẹ sinh ra tôi, giữa biết bao bộn bề gian khó và thiếu thốn. Cái tên "Đông" nhằm khẳng định một điều không mấy vui vẻ trong gia đình, rằng nhà tôi quá đông anh em, dù thời điểm những năm 1989, 1990, Nhà nước đã ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình. Nhiều lần say rượu, trong những lời nhiếc móc của ba, tôi hiểu rằng mình là đứa con không được chào đón. Vì ba mẹ bị "vỡ kế hoạch" nên mới có sự hiện diện của tôi trong cõi đời này. Hình như cũng vì lẽ đó mà mẹ dành tình cảm đặc biệt cho tôi, luôn bênh vực tôi trước sự sỗ sàng, hung hãn của ba và sự ăn hiếp, bắt nạt của các anh chị lớn trong nhà.

Hiểu rõ nỗi ê chề, khổ sở của người dân không biết chữ, ba mẹ tôi cố gắng cho mấy anh em tôi ăn học. Các anh chị dừng ở mức biết hết các mặt chữ rồi cũng đành từ giã bảng đen, phấn trắng, thay vào đó là theo ba, theo mẹ lên rẫy làm cỏ bắp, cỏ mì. Tôi may mắn hơn các anh chị, được học lên lớp 6, sau đó cũng phải bỏ học, ở nhà làm lụng đỡ đần ba mẹ. Đó là năm gia đình tôi lâm vào tình cảnh nghèo khổ, mưa kéo dài, sâu bệnh phát triển, toàn bộ hoa màu của ba mẹ tôi bị sâu bọ phá hoại. Mẹ tôi xót của, công lênh cả một năm trời đổ xuống sông, xuống bể. Mẹ đứng giữa dẫy mì, ôm mặt khóc hu hu, át cả tiếng mưa rơi nặng hạt. Mấy anh em tôi đứng trong lều đứa bặm môi, đứa bấu chặt vào cánh cửa gỗ, nhìn ra ngoài rẫy, thấy mẹ nhỏ xíu, gầy guộc đứng chơ vơ, cô độc trong cơn mưa gió. Tôi lúc ấy mới hơn chục tuổi, sợ hãi nhìn mẹ mà bật khóc theo. Tôi ngây thơ sợ mẹ tôi bị ông trời "nuốt chửng" lấy, sợ mẹ tôi quy ngã không thể quay trở về lều với anh em tôi nữa.

Nhưng, quả thật, mẹ tôi là một người phụ nữ giàu khả năng chịu đựng và tiềm tàng sức sống. Lời mẹ nói trong bữa cơm tôi còn nhớ mãi: "Ngày mai mấy mẹ con, ba con mình lại lên rẫy trồng đợt củ mới. Chúng ta không thể gục ngã chỉ vì chuyện cỏn con này được". Và đúng như những gì đã nói, mẹ tôi lại hăm hở lên rẫy, lên nương, cầm chiếc cuốc lật tung từng vạt đất, xới cỏ, mở ra một hi vọng mới về cuộc sống bớt nghèo cho mấy đứa con tội nghiệp. Nhưng, trời hay trêu ngươi kẻ khó, vụ mùa tiếp theo chúng tôi vẫn thất thu, đúng dịp có người chú họ ở Gia Lai rủ ba mẹ tôi về đó sinh sống, gây dựng lại cơ nghiệp. Ba mẹ tôi bàn bạc kĩ lắm, người chau mày, người thở dài cả đêm khuya, mấy anh tôi nín thở chờ đợi quyết định của họ. Rời khỏi mảnh đất Đắk Lắk, ba mẹ bịn rịn nhiều lắm, dù sao với bộn bề kỉ niệm.

Tận cùng nghèo khó thêm biết ơn tấm lòng người mẹ

Chuyển tới Gia Lai, gia đình chúng tôi vẫn sống ở ven rừng. Từ đường tỉnh lộ đi tới căn lều nhỏ của chúng tôi phải mất ít nhất một giờ đồng hồ nếu là đi xe gắn máy. Còn nếu đi bộ, hẳn sẽ còn mất nhiều thời gian hơn, vì đường vào nhà là con đường nhỏ do chúng tôi tự phát cây, mở lối. Lối đi là đất đỏ, mùa mưa, đất mút chặt bàn chân như kéo vít mọi nỗ lực di chuyển của người qua lại. Ngày đầu chưa quen, anh em chúng tôi ngã nhào như đập bị do trơn trượt bánh xe. Lần nào lần nấy về nhà, tay chân cũng xước xát, trầy da, rướm máu, mẹ tôi tìm đâu được thứ cây rừng nhai bỏm bẻm và dí vào vết thương của chúng tôi, nói rằng đó là cây cầm máu. Sau này, sau nhiều lần có kinh nghiệm đi đường rừng, ba mẹ tôi quyết định mua một sợi dây xích quấn vào bánh xe gắn máy. Nhờ sợi dây xích to bản quấn quanh lốp xe, chúng tôi có thể rón rén lái xe đi lại, và nỗi sợ hãi ngã xe, va đập như trước phần nào được xoa dịu. Chúng tôi gọi vui đó là "phát kiến vĩ đại" của những con người không chịu đầu hàng hoàn cảnh.

Cho tới giờ phút này, người tôi muốn nhắc tới nhiều nhất và cũng là người tôi yêu thương, xa xót nhất mỗi khi nhắc tới chính là mẹ. Trong kí ức tuổi thơ tôi, mẹ là một người đặc biệt. Nói về nỗi khổ của mẹ, thú thật, tôi không biết phải dùng từ ngữ nào để diễn tả. Nhà tôi không nhiều đất, vào Gia Lai cũng chỉ đủ đất trồng mì, trồng bắp. Mẹ tôi hôm nào cũng dậy từ 3 giờ sáng, tất bật việc nhà rồi lại cắp chiếc nón lên rẫy lượm nông sản người ta thu hoạch còn sót lại. Mẹ tôi mê mải, cặm cụi làm từ ngày này qua ngày khác, bất kể trời nắng hay mưa, đến mức những người ở đó ban đầu không hiểu chuyện, chê cười và nhìn mẹ tôi bằng ánh mắt dành cho người khuyết tật.

Họ giễu mẹ tôi là một người đàn bà tham lam, bù chi bút chút, keo kiệt nhưng họ chưa bao giờ đặt mình vào vị trí của mẹ, phải chèo chống một gia đình có 6 đứa con thơ và một người chồng hay ca thán, mắng chửi, sinh rượu chè cũng chỉ tại số nghèo. Mẹ không giải thích hay phân bua bất cứ điều gì, luôn lặng lẽ, khiêm nhường như thế kể từ khi tôi hơn chục tuổi đầu cho tới lúc trưởng thành. Tôi là con út của mẹ, được mẹ yêu thương và chiều chuộng nhất. Có lần mẹ nói với tôi, đáng lẽ ra mẹ phải nuôi tôi học cao hơn nữa, cho tôi cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn nữa, nhưng chính mẹ cũng bất lực, mẹ có lỗi với tôi. Lần thứ hai mẹ khóc sau lần đứng giữa rẫy mì bữa nọ là lúc tôi ốm liệt giường vì căn bệnh sốt vi rút và trong nhà không có lấy một xu, một đồng cho tôi chữa bệnh.

Sau này, các anh chị tôi lập gia đình và cũng có cuộc sống riêng. Có người trong số họ thay tâm đổi tính, ít khi ghé qua hỏi han ba mẹ, nhưng ba mẹ tôi vẫn vậy chẳng hề suy suyển một chút nào. Sáng sớm mẹ vẫn cầm chiếc nón rách tươm như xơ mướp lên rẫy mót củ, quả tới tận tối mịt mới trở về nhà. Mẹ quen với khổ sở, nên tôi cảm nhận được rất rõ niềm hạnh phúc của mẹ ánh ngời trong khóe mắt khi lần đầu tiên đưa mẹ 300 nghìn - số tiền tôi kiếm được nhờ công việc chăn vịt thuê cho một người ngoài phố. Chính vì đôi mắt vui mừng, hạnh phúc của mẹ, tôi càng cố gắng làm việc chăm chỉ hơn và kiếm được bao nhiêu tiền đều mang về gửi mẹ. Lớn hơn một chút, tôi làm thuê ở rẫy cà phê cho người ta, khi làm rẫy, khi phát cành, khi bón phân, lúc thu hoạch, nói chung là mùa nào việc nấy, quanh năm chẳng bao giờ hết việc.

Giống như biết bao bà mẹ nông dân khác, quen với khổ sở, sống nghèo túng ngấm sâu vào máu thịt, nên sự "tâm lý" dành cho con cái hầu như không có. Mẹ chưa bao giờ hỏi nguyện vọng của tôi, hỏi tôi thích làm gì, muốn theo đuổi nghề nghiệp như thế nào? Hiểu mẹ, nên tôi chưa bao giờ trách cứ và thường chủ động bày tỏ với mẹ nguyện vọng của tôi. Tôi học lái xe và đã đi phụ xe xuyên huyện ở Gia Lai, với mong ước thoát khỏi ruộng nương, nhưng sâu xa hơn, tôi ước ao có một ngày có thể lái xe đèo mẹ, trở về thăm mảnh đất Cao Bằng - nơi chôn rau cắt rốn của gia đình tôi, nơi mà tôi mới chỉ được biết qua hồi ức lấp lánh nhọc nhằn, hoang hoải của ba mẹ. Nhưng giấc mơ của tôi đứt gánh giữa đường, chỉ vì một phút cuồng dại, không làm chủ được bản thân.

"Có nằm mơ tôi cũng không bao giờ tưởng tượng mình độc ác đến thế"

Nhà tôi và nhà chị Thúy là hàng xóm của nhau. Chị Thúy sinh năm 1979, là một người có ngoại hình ưa nhìn. Chúng tôi thi thoảng gặp nhau vẫn chào hỏi, trò chuyện thân tình. Chị luôn coi tôi là cậu em trai tốt. Lợi dụng sự sơ hở trong thái độ của chị dành cho tôi, ngày 28/8/2009, từ sáng sớm tinh mơ tôi đã theo chân chị Thúy lên rẫy. Dĩ nhiên, tôi lặng lẽ bám theo chị. Khi tới giữa rừng cà phê, nhân lúc chị không để ý tôi đã lao tới quật ngã chị Thúy và xé bỏ quần áo trên người chị ấy. Người phụ nữ chân yếu tay mềm không thể chống cự lại được sức vóc của gã trai 19 tuổi lên cơn thú tính.

Chị Thúy chống cự quyết liệt, gào thét dữ dội, nhưng giữa chốn đồng không mông quạnh ấy, kiếm đâu ra người tới cứu chị. Sợ sự việc bại lộ, tôi giết chị Thúy và lột toàn bộ số trang sức, tiền chị mang theo bên người. Sau khi gây án, tôi chạy thục mạng vào rừng, bừng tỉnh nhận ra bàn tay tôi đã nhúng máu. Tôi không biết mình đã chạy đi đâu, chỉ tới khi tối mịt, tôi mới chịu dừng lại.

Nhưng người ta đã nói "lưới trời lồng lộng, tất có báo ứng", hành vi tội lỗi của tôi không qua nổi mắt cơ quan điều tra, và tôi bị bắt không lâu sau đó, ngay khi xuất đầu lộ diện. Lúc tôi bị cáo buộc 3 tội danh "giết người", "hiếp dâm", "cướp của", mẹ tôi gào khóc, một mực cho rằng cơ quan chức năng bắt nhầm người. Mẹ tôi nức nở, giọng lạc đi: "Cán bộ nhầm rồi, thằng Đông nhà tôi làm sao có thể phạm tội tày trời ấy được. Nó ngoan lắm, nó làm ra bao nhiêu tiền đều đưa cả cho tôi. Tấm áo rách nó không biết sắm sanh, đôi dép đứt nếu mẹ không mua thì cũng mặc kệ, lành hiền, củ mỉ thế làm sao giết người được?". Khi tôi lặng lẽ cúi đầu nhận tội và đi theo các cán bộ điều tra về nhà tạm giam của Công an tỉnh Gia Lai, cũng là lúc mẹ tôi ngã quỵ xuống nền đất nện trước lều. Có lẽ, giây phút đó, mẹ đã cảm nhận được tôi rời xa vòng tay mẹ vĩnh viễn.

Tôi đã trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Với tội danh của mình, tôi lường trước được cái án phải mang. Còn nhớ, trong phiên tòa ấy, tôi mỏi cổ dõi về phía sau, tìm kiếm bóng dáng người thân. Mẹ tôi. Ba tôi. Các anh chị tôi. Không một ai xuất hiện. Thời điểm ấy tôi tột cùng hoang mang, sợ hãi. Cảm giác bị bỏ rơi, bị gạt khỏi gia đình, bị quay lưng bức bách cả tâm trí. Nhưng, sau đó, tự tôi trả lời được tất cả những câu hỏi chất ngất trong lòng. Ba mẹ tôi không tới vì ông bà đã già rồi, họ quá nghèo khổ để có thể lo chi phí tàu xe đi lại. Nhưng, tôi trách các anh chị tôi lắm, dù tôi có là kẻ tội đồ, nhưng vẫn cùng chung giọt máu với các anh chị. Từ ngày ra ở riêng, họ lạnh nhạt với tôi và ba mẹ. Tình cảm anh em ruột thịt cứ vậy mà trở nên xa cách, nhạt nhòa. Tôi bị tuyên án tử hình - dấu chấm hết cho một kẻ ngông cuồng, hủy hoại cuộc đời mình trong gang tấc.

Sau khi bị tuyên án, các cán bộ giải tôi về giam giữ ở Trại T20 thuộc Công an tỉnh Gia Lai. Thời gian đầu, do tâm lý không thông, nghĩ rằng chẳng có bất cứ cơ hội nào để sống, tôi tiêu cực, thường xuyên bỏ bữa, đêm đêm gào thét, phá rối trật tự buồng giam. Nhưng, sau nhờ các cán bộ quản giáo động viên, phổ biến nội quy của trại và hướng dẫn tôi viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước, tôi nhận ra rằng mình vẫn còn cơ hội sống, cho dù nó rất mong manh. Tôi dạy cho mình một suy nghĩ: Nếu còn có thể hi vọng thì hãy cứ hi vọng, chẳng ai có quyền cấm cản ước mơ của mình.

Nhưng, kỳ vọng của tôi được ân xá của Chủ tịch nước, thoát khỏi tội chết tôi cũng không quá lớn lao, bởi với tội danh của mình, tôi hiểu rằng cơ hội dành cho mình vô cùng nhỏ nhoi. Hi vọng quá nhiều rồi sau không đạt như kỳ vọng, sẽ dẫn tới hố sâu của tuyệt vọng. Chỉ biết rằng, tôi đang trân trọng mỗi giây phút đi qua trong đời. Vào tù, một mình nơi buồng giam cách biệt với thế giới, tôi mới hiểu thấm thìa giá trị của tự do, giá trị của sự sống - thứ mà tuổi trẻ tôi ngông cuồng không biết bảo vệ. Có thể, sẽ có một ngày tôi phải vĩnh biệt cuộc đời này. Có thể là ngày mai, ngày kia, hoặc một ngày nào đó không quá xa... nếu như đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước của tôi không được chấp thuận, nhưng qua đây, tôi muốn gửi một lời tri ân tới cuộc đời, tới mẹ của tôi.

Tôi từng là niềm tự hào của mẹ, là đứa con được mẹ yêu thương nhất, gần gũi nhất, nhưng chính tôi, chưa kịp báo hiếu cho mẹ lúc xế chiều, lại mang tới cho mẹ nỗi đau không bao giờ gột rửa được. Tôi không bao giờ trách mẹ vì mẹ không tới dự phiên tòa xét xử tôi, cũng chưa từng ghé vào trại thăm nuôi tôi. Trái lại, tôi là đứa con bất hiếu. Tôi càng đau xót hơn nghĩ đến mẹ ngày càng già yếu và căng mình trong muôn vàn khó khăn cùng tai tiếng về đứa con trai sát nhân, tàn ác. Làm sao tôi có thể tạ lỗi với mẹ đây?

Không hiểu sao từ ngày bị bắt, tôi hay mơ màng về những con đường dốc cao thẳng đứng, chơi vơi, bồng bềnh giữa ngàn mây ở Hạ Lang quê hương tôi - nơi tôi chưa từng được đặt chân đến. Đó cũng là điều hối tiếc nhất của một kẻ tử tội như tôi: không hề biết mặt quê hương, nơi chốn của mình, và có thể khi chết sẽ nằm lại nơi đất khách xa xôi này. Quản giáo của tôi bảo tôi hãy cứ mơ đi, biết đâu phép màu xuất hiện, quê hương xa xôi kia trở thành nguồn động lực lớn lao để tôi không ngừng mơ ước thì sao. Cán bộ nói đúng.

Người ta thường bảo, đối với một tử tù, một mình trong bốn bức tường giam chật chội sẽ hoàn toàn mất các ý niệm về thời gian, lấy ngày làm đêm, đêm làm ngày, vật vờ như con "ma sống". Nhưng với tôi lại khác, tôi cảm thức rất rõ về từng giây phút trôi qua. Có đôi khi chỉ là tiếng gà gáy sáng xa xôi từ buôn làng nào đó lạc vào sau song sắt, đánh thức giấc ngủ chênh vênh của tôi, tự khắc như có một luồng điện chạy dọc cơ thể, tôi bừng tỉnh và tự nhủ thầm: "Được sống thêm một ngày". Một ngày sống đối với kẻ tử tù như tôi chẳng gì có thể so sánh được. Và biết bao buổi sớm bình minh đó, tôi thầm cảm ơn cuộc đời đã cho tôi thêm một ngày được tồn tại trên cõi đời và tiếp tục hi vọng về một kết cục tốt - đẹp - nhất cho bản thân trong hoàn cảnh lao lý này.

Tôi của hôm nay đã khác rất nhiều "tôi" của 3 năm trước. Tôi biết lắng lòng để nghĩ suy, chiêm nghiệm về cuôc đời, về mẹ, về những người thân. Và càng ngộ ra biết bao điều tươi đẹp của hồi ức, tôi lại càng nuối tiếc về hiện tại và tương lai. Một lời cuối cùng, chỉ cầu mong mọt kết cục tốt đẹp nhất sẽ đến với tôi, và trong tôi, ngọn lửa hi vọng vẫn bập bùng soi rọi.

Kết

Ai đó từng nói rằng: "Nhìn về phía mặt trời, bóng tối đã bị đẩy lùi về phía sau lưng". Qua cuộc trò chuyện cùng Triệu Văn Đông - kẻ tử tù phạm 3 tội danh nghiêm trọng, chí ít tôi cảm thấy không quá nặng nề. Lòng hắn u uẩn, nhưng tư tưởng hắn đã được đả thông. Hắn bị tuyên án tử và không biết cái chết sẽ đến vào lúc nào, nhưng hắn không ngừng hi vọng về một cơ may được sống. Số phận của Triệu Văn Đông không biết sẽ ra sao ở tương lai, nhưng bản án của hắn là lời cảnh tỉnh dành cho tất cả cho những ai không biết giữ mình, để phần con lấn át và ngự trị phần người. Sai lầm ấy sẽ phải trả giá cái giá rất đắt, thậm chỉ bằng chính mạng sống của mình, đó là luật nhân - quả ở đời.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông hành hung, cầm dao đòi chém nữ shipper
21:09:34 03/11/2024
Vén màn bí ẩn vụ đeo bụng bầu giả che mắt chồng ở Trà Vinh
19:24:46 03/11/2024
Nhắn tin chúc mừng sinh nhật bạn gái, nam sinh lớp 10 bị "địch thủ" đánh hội đồng
20:30:57 03/11/2024
Sự thật clip thanh niên cầm súng gây rối ở bến xe TPHCM
19:21:35 03/11/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng
08:18:19 05/11/2024
Bắt giữ nhóm 'quái xế' phóng xe bạt mạng khiến 1 phụ nữ tử vong ở Hà Nội
08:16:41 04/11/2024
Nữ sinh trong nhóm 'quái xế' tông chết 1 người ở Hà Nội nói lời hối hận
14:26:36 04/11/2024
Tòa xét đơn kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan
07:36:27 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Mạo danh phó giám đốc công an tỉnh để lừa dì ruột hơn 4,5 tỷ đồng

07:52:12 05/11/2024
Do cần tiền trả nợ, Thiện mạo danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo phòng ma túy để lừa dì ruột đang định cư nước ngoài với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Nam thanh niên mặc quần đùi trộm nhẫn kim cương ở Đà Nẵng

07:47:41 05/11/2024
Nam thanh niên mặc áo khoác jean, quần đùi đến cửa hàng PNJ ở Đà Nẵng vờ hỏi mua nhẫn kim cương rồi trộm luôn chiếc nhẫn trị giá gần 79 triệu đồng mang đi cầm cố.

Nữ cựu giám đốc sở ở Thanh Hóa không nhận tội vẫn nộp 10 tỷ đồng khắc phục

07:44:21 05/11/2024
Trong 11 bị can bị truy tố liên quan đến sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower, duy nhất cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa không nhận tội, nhưng vẫn nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Hiện trạng công trình thủy lợi hơn 5.500 tỷ đồng có 8 người bị bắt

07:36:06 05/11/2024
Sau gần 15 năm khởi công, xây dựng, dự án hồ chứa nước Bản Mồng có tổng mức đầu tư 5.550 tỷ đồng ở Nghệ An vẫn chưa tích nước. Liên quan đến dự án này, Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can.

Tạm giữ tài xế xe ben tông loạt ô tô và xe máy dừng đèn đỏ ở Bình Dương

06:04:51 05/11/2024
Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đang tạm giữ Lê Minh Trung, nam tài xế xe ben tông 3 ô tô và một xe máy dừng đèn đỏ ở Bình Dương khiến một người tử vong.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.

Đem súng pháo đi giải quyết mâu thuẫn, dùng mã tấu chém người

19:37:24 04/11/2024
Nhóm người đem súng pháo đi giải quyết mâu thuẫn và dùng mã tấu chém nhóm đối thủ, bị Cơ quan CSĐT Công an H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) khởi tố, bắt tạm giam.

Tìm chủ của 2 lô hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Hải Phòng

19:17:42 04/11/2024
Hai lô hàng gồm: mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng, điện tử, quần áo đã qua sử dụng và chưa qua sử dụngnhập khẩu từ Hàn Quốc đang bị lực lượng chức năng tạm giữ tại cảng Green, TP Hải Phòng.

Chủ quán karaoke "thu gom" thiếu nữ dưới 16 tuổi

19:02:17 04/11/2024
Để thu lợi nhuận cao trong việc kinh doanh karaoke, Đặng Thị Giang đã câu kết với Nguyễn Trung Đạo, Nguyễn Văn Thái và Trần Văn Nam đi thu gom và mua lại các cô gái trẻ

Giả danh lãnh đạo Công an tỉnh để lừa dì ruột 4,5 tỷ đồng

17:43:29 04/11/2024
Lê Quốc Thiện (SN 2002, ngụ tỉnh Tiền Giang) đưa ra thông tin gian dối rồi mạo danh lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang để lừa gạt, chiếm đoạt của người thân số tiền 4,5 tỷ đồng.

Khởi tố đối tượng livestream phát ngôn sai sự thật

17:40:41 04/11/2024
Căn cứ các hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của Bùi Văn Tuấn, Cơ quan CSĐT Công an huyện Như Xuân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Đi cà phê kiểu 'khác thường' tại 5 quán độc lạ ở TP.HCM

Sáng tạo

11:48:58 05/11/2024
Nằm dài như ở nhà, tự pha đồ uống, ngồi cà phê trong bóng tối, vừa uống nước vừa ngắm động vật... là những quán cà phê có concept độc lạ ở TP.HCM.

Man City dốc hầu bao vì Rodrygo

Sao thể thao

11:48:52 05/11/2024
Đội bóng nước Anh dự định hỏi mua tiền đạo người Brazil với giá 150 triệu euro, nhằm hy vọng mua cầu thủ này về sân Etihad để bổ sung sức mạnh hàng công.

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

Sức khỏe

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Say đắm mọi ánh nhìn chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

11:40:27 05/11/2024
Dù bao nhiêu mùa mốt, bao xu hướng đến rồi đi, trang phục mang hai tông màu trắng đen vẫn được yêu thích một cách bền bỉ, vững chãi.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

Thế giới

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.