Kẻ chủ mưu đánh bom Bali sắp bị giải về Indonesia
Umar Patek, kẻ được coi là chủ mưu vụ đánh bom kinh hoàng ở đảo Bali năm 2002, sắp được đưa từ Pakistan về Indonesia.
“Pakistan gửi một thông điệp hồi đầu tháng này cho hay họ sẽ chuyển Patek về Indonesia”, AFP dẫn lời phó giám đốc cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia (BNPT), ông Tito Karnavian. Quan chức này cho biết thêm rằng bộ ngoại giao và bộ tư pháp Indonesia đang làm việc để tiến hành các thủ tục tiếp nhận Patek.
Nghị phạm đánh bom Bali năm 2002, Umar Patek. Ảnh: Europaplus
Video đang HOT
Trong khi đó, Jakarta Post dẫn lời giám đốc BNPT, ông Ansyaad Mbai cho hay việc áp giải một tên khủng bố không giống với việc gửi một kiện hàng, vì thế quá trình này cần nhiều thời gian. Ông Mbai cũng cho biết Patek vẫn chưa được giải về Indonesia vì những đàm phán giữa quốc đảo này với Pakistan chưa kết thúc.
Cảnh sát chống khủng bố Indonesia nhiều năm qua lần theo dấu vết của nghi phạm sinh năm 1970. Patek là một trong những phần tử Hồi giáo cực đoan bị truy nã gắt gao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mỹ thậm chí treo giải thưởng 1 triệu USD dành cho ai tiêu diệt được tên này.
Người đàn ông ngoài tứ tuần này được coi là kẻ chủ mưu vụ đánh bom nhằm vào các câu lạc bộ đêm ở Bali, thiên đường du lịch nổi tiếng của Indonesia, khiến 202 người thiệt mạng, trong đó có rất nhiều người nước ngoài. Vụ tấn công đẫm máu diễn ra vào năm 2002 này đã đặt Indonesia vào cuộc chiến toàn cầu với chủ nghĩa khủng bố.
Patek còn bị nghi là thành viên của Jemaah Islamiyah, một mạng lưới khủng bố có liên quan tới tổ chức khủng bố toàn cầu Al-Qaeda. Tên này trốn khỏi Indonesia năm 2003, trước khi bị đặc nhiệm Pakistan bắt ngày 25/1 năm nay tại thị trấn Abbottabad, nơi mà biệt kích Mỹ tiêu diệt cựu trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5.
Theo VNExpress
Viết tiếp Vụ "Giết người quỵt nợ ở Đồng Nai":Cần sớm truy bắt kẻ chủ mưu
Ngày 21-7-2011, TAND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử đối với hai bị cáo Trần Dũng và Nguyên Văn Hương (bị truy tố về tội cố ý gây thương tích). Dự kiến ngày 12-8-2011, vụ việc sẽ được đưa ra xét xử. Trước đó, chị Nguyễn Thị Kim Thanh có ủy quyền cho luật sư gửi đơn vắng mặt tại phiên tòa với lý do sức khỏe không đảm bảo để tham dự.
Một diễn biến khác của vụ việc, theo chị Thanh cùng nhiều người trong gia đình thì hiện nay Trần Anh Cường mặc dù đang bị truy nã nhưng vẫn có mặt tại huyện Xuân Lộc. Cụ thể, ngày 18-7-2011, chị Thanh cùng bốn người đến nhà vợ Cường ở xã Xuân Hiệp (Xuân Lộc) để xác minh địa chỉ nhằm phục vụ cho việc khởi kiện Cường ra Tòa án dân sự huyện Xuân Lộc. Khi đến nơi mọi người phát hiện Cường đang nằm ở nhà xem... tivi!
Trần Anh Cường (ảnh do bị hại cung cấp)
Thấy Cường đang ở nhà mẹ vợ, chị Thanh điện thoại cho Công an huyện Trảng Bom đề nghị cử lực lượng xuống thực hiện lệnh bắt; đồng thời nhóm của chị Thanh cũng đến UBND xã Xuân Hiệp trình báo về sự có mặt của Cường tại địa phương. Tuy nhiên, sau khi xác minh sự việc xong chị Thanh và mọi người được báo là Cường đã bỏ trốn trước đó không lâu. Chị Thanh cho biết: "Tuy tôi không nhìn thấy, nhưng mọi người ở đây đều khẳng định Cường đã ở nhà mẹ vợ hắn. Nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng lại chậm truy bắt để Cường tẩu thoát. Không những vậy, họ còn cho rằng Cường chạy thoát là do lỗi của chúng tôi đã đánh động".
Cũng theo người nhà của chị Thanh, mặc dù Cường đang bỏ trốn nhưng y vẫn thường xuyên có mặt tại các hồ nuôi cá của mình ở Bà Rịa và Đồng Nai để huy động nhân công đánh và bán cá. Nếu đúng theo những gì chị Thanh và người nhà trình bày, việc Cường đang trốn lệnh truy nã nhưng vẫn nhởn nhơ sinh hoạt, làm việc bình thường thì trách nhiệm thuộc về ai? Chính quyền xã Xuân Hiệp không biết sự có mặt của Cường tại địa phương có phải do quản lý địa bàn không chặt, mà cụ thể là trong việc kiểm tra tạm trú tạm vắng của những người cư trú tại đây? Mặt khác, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ việc Cường có mặt tại xã Xuân Hiệp được sự giúp đỡ của ai, qua đó xử lý về hành vi che giấu tội phạm.
Việc truy bắt Trần Anh Cường, kẻ chủ mưu trong việc tạt axít chị Thanh là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ hiện nay, ngoài lời khai của hai đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi tàn nhẫn này thì cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ động cơ của Cường (mà ở đây là hành vi giết người để quỵt nợ). Mặt khác, việc bắt giữ Cường để đưa ra xét xử sẽ có tác dụng trong việc răn đe giáo dục với cộng đồng xã hội.
Về chị Thanh, sau năm lần ghép da nhưng sự tổn thương về tinh thần và vật chất là rất lớn. Sắp tới đây chị vẫn phải tiếp tục trải qua nhiều đợt phẫu thuật khác mới cải thiện được sức khỏe. Thế nhưng từ ngày bị ám hại đến nay, chị Thanh vẫn chưa nhận được một lời thăm hỏi, giúp đỡ từ phía gia đình Cường. Từng là trụ cột trong gia đình, nuôi con ăn học nay chị trở thành người tàn tật, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ.
Theo CATP
Vụ án 27 thi thể không đầu tại Guatemala: Los Zetas là kẻ chủ mưu? Ít nhất 27 người đã bị giết tại một ngôi làng của Guatemala gần biên giới với Mexico. Đây là vụ thảm sát kinh hoàng nhất tại nước này trong hàng chục năm qua. Theo cảnh sát, có tới 200 tay súng đã tấn công thị trấn nhỏ Caserio La Bomba, cách thủ đô Guatemala City khoảng 440 km về phía bắc, nhưng...