‘Kẻ bố đời’ mất mạng dưới hàm răng sư tử
Một đoạn video hiếm vừa xuất hiện ghi lại cảnh sư tử tấn công một con lửng mật và định biến con vật nhỏ bé thành bữa ăn nhưng chuyện không dễ.
Lửng mật là động vật ăn thịt có họ với chồn. Nhưng khác với những người anh em với “mùi hương” đặc trưng, chúng nổi tiếng với bản tính bất cần , liều lĩnh và có phần “ manh động ”.
Vì có khả năng thích nghi cao với nhiều loại môi trường sống khác nhau nên lửng mật phân bố rộng khắp thế giới .
Lửng mật bị sư tử tóm gọn .
Sự liều lĩnh của lửng mật nếu đứng thứ 2 có lẽ hiếm động vật nào khác dám nhận mình là số 1. Chúng sẵn sàng lao vào tấn công, tranh cướp thức ăn với sư tử mà chẳng mảy may sợ hãi, người ta từng ghi lại được cảnh 6 con sư tử trưởng thành từng phải lùi bước trước 2 chú lửng mật.
Để sinh tồn, lửng mật chủ yếu ăn thịt những loài động vật khác chứ ít có loài nào ngoài tự nhiên đủ khả năng hạ gục lửng mật vì khả năng phòng thủ vô cùng tàn bạo.
Không dừng lại ở đó, món ăn khoái khẩu của chúng là những con rắn độc. Sở hữu bộ da dày, đặc biệt, có khả năng kháng độc cao, việc giết chết và xơi tái 1-2 con rắn không phải vấn đề quá lớn của loài lửng này.
Ngoài ra da của lửng mật khá dày, riêng vùng da xung quanh cổ dày đến tận 6mm. Cộng thêm lớp lông dày phủ kín toàn bộ cơ thể. Đầu nhỏ, phẳng thêm vào một cái mõm ngắn, mắt nhỏ ti hí, tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày.
Tất cả những điều này giúp lửng mật tự do tung hoành trước các đối thủ. Và với lớp da cực dày của mình, lửng mật đã gây khó cho cả bầy sư tử muốn ăn thị mình ngay cả khi bị tóm gọn .
Clip sư tử rất vất vả vẫn không cắn thủng được lớp da của lửng mật
Thanh Hà
1001 thắc mắc: Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?
Linh cẩu là loài động vật máu lạnh tàn nhẫn, có thể ăn thịt đồng loại, thậm chí cả những con non không có sức phản kháng.
Linh cẩu có lẽ là một trong những loài động vật bị ghét nhất trên thế giới bởi chúng thực chất là một loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn vô cùng. Nguồn: Africa Geographic.
Loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn
Họ Linh cẩu là một họ động vật thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora) hiện chỉ còn 4 loài. Chúng có kích thước tương đối lớn, có nguồn gốc ở châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ.
Linh cẩu có lẽ là một trong những loài động vật bị ghét nhất trên thế giới bởi chúng thực chất là một loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn vô cùng. Khi cơn đói dày vò, những con linh cẩu sẽ không ngại tấn công, ăn thịt đồng loại, thậm chí là những con non, hoàn toàn không có sức phản kháng.
Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần. Tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.
Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.
Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi đẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi.
Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi vượt trội về số lượng hoặc sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Sư tử nhiều khi phải nhún nhường trước linh cẩu.
Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.
Linh cẩu cái mang thai từ 90-110 ngày và đẻ từ 2-4 con. Linh cẩu mẹ sẽ chăm sóc các con trong hang trong 4 tuần. Linh cẩu mẹ cho con bú sữa trong 12-18 tháng. Tuy nhiên, linh cẩu con sẽ bắt đầu ăn thịt ngay từ khi nó được 5 tháng.
Linh cẩu có thể sống được từ 10-12 năm trong tự nhiên và 25 năm nếu được nuôi nhốt.
Không phải là loài lưỡng tính
Những con linh cẩu cái phát triển vượt trội hơn, có tính chi phối trong đàn, chúng không chỉ lớn hơn con đực về kích thước mà còn hoạt động tích cực hơn so với những con linh cẩu đực. Linh cẩu cái cũng có một bộ phận được gọi là "dương vật giả", bộ phận này thực chất là âm vật kéo dài. Đáng chú ý là những con linh cẩu không phải loài lưỡng tính.
"Dương vật giả" của linh cẩu cái được sử dụng vào mục đích quan hệ đồng tính với những con linh cẩu cái khác, đi tiểu và sinh con. Nhiều con linh cẩu con đã bị chết ngạt khi sinh bởi bộ phận kỳ cục này. Linh cẩu mẹ cũng có thể mất mạng khi sinh nếu "dương vật giả" bị vỡ.
Linh cẩu cái chỉ có hai núm vú, vì vậy khi một lứa linh cẩu con ra đời, những con linh cẩu con sẽ phải đánh nhau với các anh chị em mình tới chết để có thể bú sữa mẹ, cạnh tranh chiếm thức ăn từ mẹ.
Loài linh cẩu có kích thước khác nhau. Loài linh cẩu lớn nhất là linh cẩu đốm có chiều cao 0,9m và nặng 41kg.
Linh cẩu cái có kích thước lớn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn linh cẩu đực. Linh cẩu là động vật ăn đêm, chúng đi săn vào ban đêm.
Thông minh hơn tinh tinh?
Linh cẩu sử dụng các âm thanh, tư thế và dấu hiệu khác nhau để giao tiếp.
Video cuộc đối đầu sinh tử giữa đàn linh cẩu và sư tử: (Nguồn You tube):
Đỗ Hợp (T/H)
Lợn rừng số đen chạy vào chỗ sư tử: Mất mạng luôn Cuộc chạm trán giữa sư tử và lợn rùng tại Công viên Addo, Nam Phi. Cuộc đối đầu giữa sư tử và một trong những con mồi hung dữ nhất là lợn rừng luôn diễn ra khốc liệt. Con lợn rừng số đen chạy đúng chỗ sư tử đang nghỉ trưa Mới đây, nhiếp ảnh gia Trix Jonker đã chụp được những tấm...