Kazakhstan ủng hộ ý tưởng “liên minh khí đốt” của Nga
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nói với nhật báo Izvestia của Nga trong bài phát biểu được công bố vào sáng thứ Tư 8/11, Kazakhstan sẵn sàng vận chuyển thêm dầu và khí đốt của Nga.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Quốc gia Trung Á này dường như đang ủng hộ ý tưởng “liên minh khí đốt” mà Tổng thống Nga Putin đề xuất năm ngoái, liên minh này cũng sẽ bao gồm cả Uzbekistan.
Ông Tokayev cho biết: “Chúng tôi quan tâm đến việc tận dụng tối đa tiềm năng vận chuyển của mình và sẵn sàng tăng thêm khối lượng vận chuyển khí đốt của Nga”.
Mong muốn thúc đẩy doanh số bán năng lượng và hàng hóa ở châu Á, sau khi bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vì cuộc xung đột ở Ukraine, ông Putin đã đề xuất ý tưởng “liên minh khí đốt” vào cuối năm ngoái, nhằm hỗ trợ vận chuyển giữa ba nước để giao hàng cho những người mua năng lượng khác, bao gồm cả Trung Quốc.
Video đang HOT
Tháng trước, Nga bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên cho Uzbekistan thông qua Kazakhstan. Tổng thống ba nước đã đánh dấu sự kiện này bằng các buổi lễ ở Moscow và nhiều nơi khác.
Ông Tokayev nói với tờ Izvestia rằng, dự án “sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển công nghiệp của ba nước”.
Trong khi Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thì Uzbekistan và Kazakhstan khai thác ít hơn lượng tiêu thụ của họ. Hai nước này ngày càng thiếu sản lượng khi tiêu dùng tăng do sự tăng trưởng dân số và phát triển công nghiệp.
Giá khí đốt hóa lỏng tăng mạnh vào đầu năm ngoái đã dẫn đến tình trạng bất ổn ở các thành phố của Kazakhstan, trong khi đó tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và điện trong bối cảnh nhiệt độ lạnh giá đã gây ra các cuộc biểu tình ở Uzbekistan vào đầu năm nay.
Hai nước này được kết nối bằng một đường ống dẫn khí đốt tới Nga và một đường ống riêng biệt đi qua cả hai lãnh thổ trên đường tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, cả hai đường ống này chủ yếu bơm khí đốt từ Turkmenistan, trong khi Kazakhstan và Uzbekistan chưa bao giờ trung chuyển lô hàng khí đốt nào của Nga sang Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác.
Ông Tokayev cũng cho biết, Kazakhstan sẵn sàng hợp tác nhiều hơn với Nga trong lĩnh vực dầu mỏ – bao gồm cả việc vận chuyển dầu của Nga. Ông cho biết họ có kế hoạch yêu cầu vận chuyển tới 100 triệu tấn dầu của Nga sang Trung Quốc vào năm 2033.
Ông Putin, được nhật báo Kazakhstanskaya Pravda phỏng vấn trước chuyến thăm Kazakhstan, chỉ ra rằng vấn đề năng lượng sẽ là một phần quan trọng trong cuộc đàm phán của ông với Tổng thống Kazakhstan.
Ông Putin nói: “Thiên nhiên và địa lý mang lại cho Nga và Kazakhstan những lợi thế cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực mà chúng tôi cố gắng tận dụng tối đa vì lợi ích của đồng bào mình”.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á
Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh chung cùng lãnh đạo các quốc gia Trung Á dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tối 18/5/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/5 tại thành phố cổ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Trung Quốc, điểm cuối phía Đông của "Con đường Tơ lụa" từng kết nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.
Đây là lần đầu tiên hội nghị này diễn ra trực tiếp kể từ khi Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước Trung Á (gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) cách đây 31 năm. Bắc Kinh khẳng định hội nghị thượng đỉnh hôm nay mang "ý nghĩa rất quan trọng".
Theo số liệu chính thức của Bắc Kinh, giao thương giữa Trung Quốc với các nước Trung Á đạt 70 tỷ USD vào năm 2022 và trong quý I/2023 đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai thế giới - đã đầu tư hàng tỷ USD vào các mỏ khí tự nhiên tại Trung Á, trong khi hệ thống tuyến đường sắt đã kết nối Trung Quốc với khu vực này của châu Âu.
Các chuyên gia dự báo tại hội nghị này, các bên sẽ nỗ lực đạt các thỏa thuận để mở rộng mạng lưới rộng lớn này hơn nữa, bao gồm một tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Kyrgyzstan và Uzbekistan trị giá 6 tỷ USD và mở rộng đường ống dẫn khí từ Trung Á tới Trung Quốc.
Theo kế hoạch, một sự kiện truyền thông sẽ được tổ chức vào sáng 19/5, với sự tham dự của cả 6 nhà lãnh đạo và nhân sự kiện này có thể sẽ ra tuyên bố chung.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã có những cuộc hội đàm song phương đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc. Tại các cuộc gặp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng tăng cường mức độ hợp tác ở nhiều lĩnh vực trên nền tảng tình hữu nghị lâu dài, đoàn kết và cùng có lợi, đồng thời phát triển hợp tác toàn diện để đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Trung Quốc với các nước láng giềng.
Tổng thống Kazakhstan hoãn chuyến thăm Việt Nam Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev sẽ hoãn chuyến thăm chính thức Việt Nam, dự kiến từ ngày 11 - 13/6, do xảy ra cháy rừng lớn tại tỉnh Abay nước này. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev Thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 10/6 nêu rõ, do xảy ra cháy rừng lớn tại tỉnh Abay, Kazakhstan, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev sẽ hoãn...