Kaspersky: truy cập Wi-Fi công cộng dễ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân
Theo một khảo sát gần đây của Kaspersky Lab, 34% người sử dụng máy tính thừa nhận thường xuyên truy cập vào các điểm phát Wi-Fi công cộng để lướt web, và có 14% mua sắm trực tuyến mà không có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ.
Tình trạng trên khiến người dùng dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng, dưới hình thức MITM.
Việc truy cập vào Wi-Fi ngay cả khi di chuyển đã bắt đầu trở thành một thói quen sinh hoạt. Hiện nay, hầu hết các địa điểm như trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, quán cà phê và nhà hàng đều phục vụ Wi-Fi miễn phí cho phép người dùng có nhiều phương thức để truy cập internet. Tuy nhiên, điều này lại không an toàn cho những dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng.
Video đang HOT
MITM là hình thức đánh cắp thông tin của người dùng khi tội phạm mạng đóng vai trò là máy trung gian cho việc trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị. Quá trình trao đổi mọi thông tin sẽ gửi qua tin tặc từ đó mới đến máy đích. Qua MITM, tin tặc không chỉ đánh cắp được dữ liệu từ người dùng mà còn can thiệp luồng dữ liệu để kiểm soát sâu hơn những nạn nhân của chúng.
Một trường hợp khác là mạng Wi-Fi người dùng đang kết nối là giả mạo, không thuộc về các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn hay phòng chờ sân bay,… Nếu chẳng may gặp hình thức tấn công này, tin tặc có thể dễ dàng chụp bất kì dữ liệu bí mật bạn gõ, tiếp cận với những gì có trên thiết bị của bạn, cài đặt phần mềm độc hại trên thiết bị hoặc thậm chí sử dụng thiết bị của bạn để phân phối tin nhắn rác cho họ.
Theo một khảo sát gần đây của Kaspersky Lab, 34% người sử dụng máy tính thừa nhận việc không có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ hoạt động trực tuyến của họ khi sử dụng một điểm truy cập Wi-Fi công cộng, trong khi chỉ có 13% dành thời gian để tích cực kiểm tra mã hóa tiêu chuẩn của bất kì điểm truy cập nào trước khi sử dụng. Ngoài ra, trên thực tế có 14% cảm thấy thoải mái mua sắm trực tuyến ngay cả khi kết nối với một địa chỉ Wi-Fi ko đáng tin cậy.
Theo vnreview
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số người dùng di động bị mã độc tấn công
Mã độc trên di động đang gia tăng nhanh chóng và người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị tấn công ngày càng nhiều hơn.
Các chuyên gia Kaspersky Lab đã công bố kết quả nghiên cứu về Các mối đe dọa trên di động năm 2013, theo đó, trong 5 quốc gia có số người dùng bị tấn công nhiều nhất, Việt Nam đứng thứ 4. Cụ thể, số liệu người dùng bị tấn công tại các quốc gia như sau: Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).
Cũng theo Kaspersky Lap đã có gần 145.000 chương trình độc hại mới trên di động được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 là 40.059 mẫu. Tính đến tháng 1/2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động. 98,1% các mẫu mã độc di động được phát hiện trong năm 2013 tấn công vào thiết bị Android. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Tổng cộng 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013.
Mã độc di động đang ngày càng gia tăng - Ảnh minh hoạ
Và mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 là tiền, cụ thể số lượng biến thể mã độc được thiết kế để lừa đảo, số lượng trộm thông tin thẻ ngân hàng và tiền từ tài khoản ngân hàng tăng gấp 20. Trong đó, các Trojan ngân hàng là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay. Một vài Trojan đã được phát hiện trong năm 2013 hướng tới việc trộm tiền từ tài khoản ngân hàng hơn là từ tài khoản di động của nạn nhân, và xu hướng này đã dẫn đến những mất mát lớn cho người dùng toàn cầu.
Cũng theo Kaspersky Lab, các lỗ hổng Android được tội phạm mạng dùng để tăng cường quyền của các ứng dụng độc hại, qua đó mở rộng khả năng của chúng và làm cho chúng trở nên rất khó loại bỏ. Để qua mặt bước kiểm tra toàn bộ mã khi cài đặt một ứng dụng mới, lỗ hổng Master key sẽ được sử dụng. Cách duy nhất để loại trừ các lỗ hổng trên Android là cập nhật hệ điều hành từ nhà sản xuất. Nhưng nếu một mẫu điện thoại hay máy tính bảng được bán vào nhiều năm trước, thì chúng hầu như sẽ không được hỗ trợ bởi nhà sản xuất nữa. Và khi đó các gói cập nhật lỗ hổng sẽ không được cung cấp cho người dùng. Trong trường hợp này, chỉ còn lại một giải pháp là sử dụng phần mềm bảo mật dành cho di động.
Theo ICTnews
Ứng dụng độc hại trên Android cán mốc 10 triệu Cuối tháng 1-2014, Kaspersky Lab ghi nhận được khoảng 200.000 mẫu phần mềm độc hại cho di động, tăng 34% so với tháng 11-2013 chỉ có 148.000 mẫu được ghi nhận. Theo đó, trong tháng 1-2014, số lượng các ứng dụng độc hại cho Android cán mốc 10 triệu. Vào ngày 30-01-2014, Google Play có 1.103.104 ứng dụng (theo số liệu từ appbrain.com)....