Kaspersky Lab: Kỹ thuật tấn công DDoS của hacker đã cải thiện đáng kể
Theo Kaspersky Lab, số liệu từ báo cáo của hãng về tấn công từ chối dịch vụ phân tán – DDoS trong quý I/2019 chỉ ra rằng, cùng với việc khải thiện đáng kể kỹ thuật tấn công DDoS, hacker cũng tập trung kéo dài thời gian cho mỗi cuộc tấn công hơn.
Theo Kaspersky Lab, năm ngoái, số vụ tấn công DDoS liên tục giảm, và các chuyên gia của hãng cho rằng tội phạm mạng thay vì kiếm lợi từ các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) đã chuyển sự chú ý sang những loại tấn công khác như khai thác tiền điện tử.
Tuy nhiên, trong thông tin phát ra hôm nay, ngày 22/5/2019, đại diện truyền thông tại Việt Nam của công ty an ninh mạng toàn cầu này cho biết, trong quý 1 năm 2019, số vụ tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) bị phát hiện bởi công cụ Kaspersky DDoS Protection đã tăng 84% so với quý 4 năm ngoái, nghĩa là hacker vẫn đang đặt nhiều chú ý vào những cuộc tấn công này. “Đặc biệt khi thị trường cho thuê DDoS (DDoS-for-Hire websites) vừa xuất hiện, số lượng các cuộc tấn công DDoS cũng đã tăng theo cấp số nhân”, chuyên gia Kaspersky Lab cho hay.
Phân bố tấn công DDoS theo quốc gia trong quý 4/2018 và quý 1/2019 (Nguồn ảnh: Kaspersky Lab)
Đáng chú ý, số liệu từ báo cáo “Kaspersky Lab’s DDoS Q1/2019″ cho thấy kỹ thuật tấn công DDoS đã cải thiện đáng kể, đồng thời hacker cũng tập trung kéo dài thời gian cho mỗi cuộc tấn công hơn. Cụ thể, có các cuộc tấn công DDoS kéo dài hơn một giờ. Những cuộc tấn công này tăng gấp đôi về số lượng, và thời lượng trung bình cũng tăng 487%. Các chuyên gia Kaspersky Lab nhận định các tin tặc đang phát triển kỹ thuật tấn công và hiện có thể thực hiện các cuộc tấn công dài hơn với cơ chế phức tạp hơn.
Video đang HOT
Ông Alexey Kiselev – Giám đốc phát triển kinh doanh của nhóm Bảo vệ DDoS Kaspersky cho biết: “Tình hình tấn công DDoS đang thay đổi. Các tấn công DDoS mới dường như đang thay thế cho những dịch vụ đã bị đóng cửa bởi cơ quan luật pháp. Khi tổ chức còn đang thực hiện các biện pháp đối phó cơ bản, hacker đã chuyển hướng tập trung vào những cuộc tấn công có thời gian kéo dài hơn. Chưa thể khẳng định số lượng cuộc tấn công DDoS sẽ tiếp tục tăng, nhưng có khả năng chúng sẽ ngày càng phức tạp. Chúng tôi khuyên các tổ chức nên đề ra những kế hoạch hiệu quả để chống lại tấn công DDoS tinh vi có thể xảy ra”.
Kaspersky Lab cho biết, trong quý 1 năm 2019, số vụ tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) đã tăng 84% so với quý 4 năm ngoái
Để bảo vệ doanh nghiệp, tổ chức mình khỏi các cuộc tấn công DDoS, các chuyên gia Kaspersky Lab khuyến nghị các doanh nghiệp, tổ chức cần đảm bảo rằng tài nguyên web và công nghệ thông tin trong đơn vị mình có khả năng ứng phó tốt khi lưu lượng truy cập tăng cao; đồng thời sử dụng các giải pháp chuyên nghiệp của các hãng bảo mật uy tín để bảo vệ tổ chức, doanh nghiệp chống lại các cuộc tấn công.
Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky Lab đã cung cấp một danh mục giải pháp bảo mật toàn diện của các cơ quan, tổ chức, bao gồm các giải pháp bảo vệ thiết bị đầu cuối cùng những giải pháp, dịch vụ bảo mật chuyên biệt để chống lại các mối đe dọa số tinh vi và không ngừng phát triển. Công nghệ của Kaspersky Lab đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ tài sản thông tin.
Theo ITC News
Giả thư mời của tập đoàn lớn để cài phần mềm độc hại
Giả thư mời làm việc của các tập đoàn lớn gửi cho ứng viên, hacker lừa đảo sẽ cài đặt phần mềm độc hại lên thiết bị của người dùng.
Email mạo danh các doanh nghiệp lớn dễ khiến người nhận tin tưởng
Trong quý I/2019, các chuyên gia của Kaspersky Lab phát hiện một loạt email spam tinh vi gửi đến người dùng. Đây là thư mời làm việc đến từ những tập đoàn lớn, do đó thu hút sự quan tâm của các ứng viên tiềm năng.
Tuy nhiên, những email này do những kẻ lừa đảo làm giả, với mục đích cài đặt phần mềm độc hại lên thiết bị của người dùng.
Để khiến quá trình cài đặt trông đáng tin cậy hơn, những kẻ tấn công thêm một cửa sổ mang dòng chữ "Bảo vệ khỏi Tấn công từ chối dịch vụ DDoS (DDoS Protection)". Cùng với đó là tin nhắn giả thông báo người dùng đang được chuyển hướng đến trang web của một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất.
Thực tế, các nạn nhân đã được chuyển hướng đến một trang lưu trữ đám mây, từ đây họ sẽ tải xuống chương trình độc hại trông giống như một file Word. Chức năng của nó là tải về máy nạn nhân Trojan ngân hàng khét tiếng có tên Gozi - một trong những phần mềm độc hại được sử dụng phổ biến nhất để đánh cắp tiền. Kaspersky Lab phát hiện ra đó chính là Trojan-Banker.Win32.Gozi.bqr
Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tên của các công ty lớn, nổi tiếng nhằm gây tin tưởng cho người dùng, giúp tăng khả năng thành công trong việc phân tán phần mềm độc hại.
Để tránh trở thành nạn nhân của thư rác độc hại, người dùng cần kiểm tra địa chỉ website được chuyển hướng đến. Người dùng hãy xem xét địa chỉ liên kết và email của người gửi trước khi nhấp vào, để đảm bảo rằng liên kết đó không bị ẩn bằng một liên kết khác.
Ngoài ra, người dùng không nên nhấp vào liên kết trong email, văn bản, tin nhắn hoặc bài đăng trên mạng xã hội nếu chúng đến từ những người hoặc tổ chức mà người dùng không biết, hoặc có địa chỉ đáng ngờ. Hãy chắc chắn rằng chúng hợp pháp và bắt đầu với "https" khi bạn được yêu cầu cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài chính nào.
Nếu không chắc chắn trang web là có thật và an toàn, người dùng tuyệt đối không nhập thông tin cá nhân.
Theo TGTT
Nguy cơ mã độc tấn công thiết bị thông qua kết nối Bluetooth Một mối nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến mã độc vừa được các chuyên gia bảo mật cảnh báo khi các thiết bị sử dụng kết nối Bluetooth có thể trở thành nạn nhân của tin tặc. Cảnh báo trên được đưa ra bởi hãng bảo mật Kaspersky Lab mới đây khi các chuyên gia của hãng này trong quá trình theo...