Kaspersky – Các cách để SMB tự bảo vệ khỏi tấn công lừa đảo
Đại dịch COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng bắt đầu từ tháng 6, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á dần nới lỏng các hình thức giãn cách xã hội.
Trong khi một số công ty đã sẵn sàng để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bằng những kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị kỹ, không nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) có được sự chuẩn bị này.
Quay trở lại làm việc sau thời gian giãn cách, doanh nghiệp SMB đang đối mặt với một loạt khó khăn, trong đó có thách thức đến từ nguy cơ an ninh mạng. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Kaspersky, 3 tháng đầu năm 2020 chứng kiến sự hoạt động mạnh mẽ của tội phạm mạng nhắm vào các SMB ở Đông Nam Á. Q1 2020 đã diễn ra 834.993 vụ lừa đảo nhắm vào các công ty có 50-250 nhân viên, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái (với hơn 500.000 vụ lừa đảo).
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Sự phục hồi kinh tế và sức khỏe của nhân viên là hai điều đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp sau thời gian giãn cách vì đại dịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là SMB cũng cần chú ý đến đảm bảo an toàn an ninh mạng ở giai đoạn này. Đến nay, các cuộc tấn công lừa đảo vẫn là một trong những hình thức tấn công mạng phổ biến nhất, với số lượng và mức độ tinh vi ngày càng tăng. Tấn công phishing có thể đến từ một loại virus đơn giản được phát hiện nhanh chóng, hay có thể gây ra thiệt hại lớn, như vụ trộm trị giá nhiều triệu USD tấn công vào Ngân hàng Trung ương Bangladesh năm 2016 – nhiều khả năng được thực hiện bởi email phishing.”
“Có một số dấu hiệu phổ biến trong các email lừa đảo mà người dùng cần đặc biệt lưu ý, như chứa tệp đính kèm hoặc liên kết đáng ngờ, sai ngữ pháp, lỗi chính tả, hình ảnh không chuyên nghiệp, cảnh báo với mức độ khẩn cấp không cần thiết để yêu cầu người dùng xác minh địa chỉ email hoặc đưa thông tin cá nhân ngay lập tức. Tội phạm mạng cũng đang lợi dụng thông tin liên quan đến COVID-19 để thực hiện tấn công. Vì vậy, để bảo vệ các tổ chức khỏi các cuộc tấn công lừa đảo, SMB nên xem xét việc bảo vệ hệ thống email và điểm cuối của hệ thống, cũng như đào tạo cho nhân viên luyện tập những thói quen cơ bản nhưng rất quan trọng khi trực tuyến”, ông Yeo nói thêm.
Video đang HOT
Để doanh nghiệp SMB tự bảo vệ khỏi nguy cơ tấn công lừa đảo, các chuyên gia của Kaspersky đề xuất:
Đào tạo cho nhân viên những kiến thức cơ bản về an ninh mạng
Ví dụ như không mở hoặc lưu trữ tệp từ email hoặc trang web không xác định vì chúng có thể gây hại cho toàn bộ công ty; không sử dụng bất kỳ chi tiết cá nhân nào trong mật khẩu. Để đảm bảo mật khẩu mạnh, nhân viên không nên sử dụng tên, ngày sinh, địa chỉ đường phố và các thông tin cá nhân khác.
Thường xuyên nhắc nhở nhân viên về cách xử lý dữ liệu nhạy cảm, chỉ lưu trữ dữ liệu đó trên các dịch vụ đám mây đáng tin cậy và yêu cầu xác thực để truy cập, không nên chia sẻ với bên thứ ba không đáng tin cậy.
Vì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong hình thức tấn công này, Kaspersky đã triển khai khóa học trực tuyến miễn phí kéo dài 20-30 phút, giúp doanh nghiệp bảo đảm an ninh mạng khi làm việc từ xa. Khóa học có thể truy cập thông qua liên kết này.
Áp dụng chính sách thay đổi mật khẩu cho nhân viên
Mật khẩu giúp bảo vệ tất cả máy tính và thiết bị trong hệ thống. Chính sách bảo mật Công nghệ Thông tin của tổ chức cần bao gồm yêu cầu sử dụng mật khẩu mạnh; thiết lập hạn cho mật khẩu để buộc người dùng thay đổi mật khẩu sau mỗi 90 ngày; tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tương tự thông qua mạng Wi-Fi công cộng. Các điểm truy cập công cộng rất tiện lợi, nhưng tốt hơn là sử dụng kết nối di động hoặc chờ để truy cập vào mạng khác an toàn hơn. Những mạng mở có thể được tạo bởi tin tặc, cho phép tin tặc giả mạo địa chỉ trang web qua kết nối và chuyển hướng người dùng đến một trang giả mạo.
Tầm quan trọng của các bản vá, cập nhật và phần mềm hợp pháp
Tội phạm mạng có xu hướng khai thác lỗ hổng trong phần mềm để tấn công hệ thống. Do đó, người dùng cần cập nhật phần mềm thường xuyên. SMB cũng chỉ nên sử dụng phần mềm hợp pháp để tránh làm mồi cho những kẻ tấn công nhắm vào lỗ hổng bảo mật của những công cụ vi phạm bản quyền.
Kaspersky giới thiệu công cụ hỗ trợ thông tin tấn công APT
Kaspersky vừa giới thiệu giải pháp cung cấp thông tin mối đe dọa cho các nhà phân tích SOC và đội ứng phó sự cố bằng cách đối chiếu mã độc với mẫu phần mềm độc hại, từng được phát tán bởi các nhóm APT.
Hacker thường xuyên có nhiều phương thức khác nhau tấn công người dùng
Sử dụng phương pháp độc quyền của mình, Kaspersky Threat Attribution Engine giúp đối chiếu mã độc được phát hiện với mẫu mã độc có trong một trong những cơ sở dữ liệu phần mềm độc hại lớn nhất trong ngành.
Dựa trên sự tương đồng về mã, phần mềm giúp nhận diện sự liên quan giữa mã độc với nhóm hoặc chiến dịch APT (dạng tấn công có chủ đích). Thông tin này giúp các chuyên gia bảo mật ưu tiên đối phó các mối đe dọa rủi ro cao, thay vì tập trung vào những sự cố ít nghiêm trọng hơn.
Bằng việc biết ai đang tấn công công ty và với mục đích gì, bộ phận an ninh mạng có thể nhanh chóng đưa ra kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp. Tuy nhiên, nhận diện tin tặc đứng sau một cuộc tấn công là nhiệm vụ đầy thách thức, không chỉ đòi hỏi lượng lớn thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng, mà còn cần những kỹ năng phù hợp để phân tích những thông tin đó. Để tự động hóa việc phân loại và nhận dạng phần mềm độc hại tinh vi, Kaspersky giới thiệu công cụ Kaspersky Threat Attribution Engine.
Giải pháp được phát triển từ một công cụ nội bộ được sử dụng bởi Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT). Trước đó, Kaspersky Threat Attribution Engine đã được sử dụng trong quá trình điều tra các chiến dịch tấn công iOS implant LightSpy, TajMahal, ShadowHammer, ShadowPad và Dtrack campaigns.
Để xác định mối đe dọa có liên quan đến một nhóm hoặc chiến dịch APT đã biết hay không, và cụ thể là mối đe dọa nào, Kaspersky Threat Attribution Engine sẽ tự động phân tách tệp độc hại mới tìm thấy thành các mảnh nhị phân nhỏ. Sau đó, công cụ tiến hành so sánh với các mảnh trong bộ hơn 60.000 tệp liên quan đến tấn công APT của Kaspersky. Để chính xác hơn, giải pháp cũng kết hợp một cơ sở dữ liệu lớn các tệp có trong danh sách trắng. Việc này cải thiện đáng kể chất lượng của việc phân loại phần mềm độc hại và nhận dạng tấn công, từ đó phục vụ cho hoạt động phản ứng sự cố.
Nở rộ muôn chiêu thức lừa đảo thời công nghệ số và cách tự bảo vệ Từ vụ chủ shop thời trang đã mất 75 triệu đồng vì bị lừa truy cập vào đường link trang web lạ, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo những chiêu thức lừa đảo tinh vi thời công nghệ số. Một cú bấm vô link lạ hoắc, mất toi 75 triệu Sáng 29/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã...