Juventus bị cảnh báo vì chưa rút khỏi Super League
Liên đoàn Bóng đá Italy ( FIGC) khẳng định sẵn sàng tước tư cách thành viên của Juventus và AC Milan tại các giải đấu trong nước nếu không rút lui khỏi dự án Super League.
“Đối với luật chống Super League, bất kỳ CLB nào cân nhắc tham gia một giải đấu không được UEFA, FIFA hay FIGC cho phép sẽ mất tư cách thành viên. Super League không đơn thuần là động thái thể hiện sự yếu kém của một số đội bóng đang gặp khó khăn về tài chính”, Goal dẫn lời Chủ tịch FIGC Gabriele Gravina.
Juventus, AC Milan và Inter Milan là 3 trong 12 CLB thành viên sáng lập Super League. Sau khi dự án này đổ bể vì sự ra đi của 6 đội bóng lớn nước Anh, chỉ Inter Milan đưa ra thông báo chính thức rút lui khỏi giải.
Chủ tịch Andrea Agnelli được cho là một trong những người khởi xướng dự án Super League. Ảnh: Reuters.
“Hiện tại, chúng tôi chưa có thông tin về ai ở lại và ai rút lui khỏi Super League. Tuy nhiên, quy tắc sẽ sớm được ban hành và đưa vào bộ luật tư pháp thể thao. Đến hạn nộp đơn đăng ký tham dự giải vô địch quốc gia, bất kỳ đội bóng nào góp mặt tại một giải đấu mang tính tư nhân khác đều bị loại khỏi hệ thống giải thuộc FIGC”, ông Gravina khẳng định.
Andrea Agnelli, Chủ tịch Juventus, thừa nhận Super League không thể diễn ra như kế hoạch, nhưng vẫn nuôi tham vọng tái khởi động dự án này. Trong khi đó, dù Giám đốc Thể thao Paolo Maldini đã lên tiếng xin lỗi người hâm mộ, AC Milan vẫn chưa chính thức rút lui.
Thông báo của đội chủ sân San Siro cho biết: “Chúng tôi nhận lời tham gia vào dự án Super League với mục đích mang đến giải đấu chất lượng nhất cho người hâm mộ, hướng đến lợi ích của CLB và các cổ động viên. Việc thay đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng tiến lên là điều cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để mang đến mô hình bóng đá bền vững”.
Với lời cảnh báo đến từ FIGC, nếu không rút lui khỏi dự án, Juventus và AC Milan có thể bị cấm thi đấu tại Serie A và Coppa Italy mùa tới. Hiện tại, đội chủ sân San Siro gần như chắc suất dự Champions League, nhưng “Bà đầm già” thành Turin vẫn phải cạnh tranh để góp mặt trong top 4.
Video đang HOT
Nhóm nổi loạn của Super League chưa chịu đầu hàng
Sự sụp đổ ngoạn mục của Super League trở thành chiến thắng cho người hâm mộ. Song, các đội bóng ly khai có thể đã lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo.
Năm 2019, bóng đá Anh rung chuyển với dự án "Big Picture". Lúc này, Liverpool và Man United đi đầu trong việc đưa ra kế hoạch cải tổ với đề xuất giảm số lượng các CLB tại Premier League từ 20 xuống còn 18 đội.
Trong dự án "Big Picture", "những nhà cải cách" còn muốn hủy bỏ League Cup và Community Shield đồng thời phân bổ lại doanh thu từ bản quyền truyền hình. Một số đề xuất liên quan tới việc cải tổ Champions League cũng được đem ra bàn luận.
Kế hoạch trên thất bại sau khi nhận nhiều chỉ trích ưu ái các đội bóng lớn. 2 năm sau, Super League làm rung chuyển bóng đá thế giới. Phần còn lại đã là lịch sử.
Bước khởi đầu
Ngay cả khi Super League "chết yểu", đó có thể chưa phải dấu chấm hết. Những gì Chủ tịch Andrea Agnelli của Juventus chia sẻ với Reuters hôm 21/4 phản ánh tất cả.
"Super League chỉ là một chặng đường phía trước", ông Agnelli, người phải nhận rất nhiều chỉ trích, cho biết.
Ông Agnelli đang phải nhận rất nhiều chỉ trích. Ảnh: Getty.
Người điều hành đại diện thành Turin và cũng là thành viên trong bộ máy Super League tiếp tục: "Tôi nghĩ những gì được lên kế hoạch vào năm 2019 không phải là dự án duy nhất. Nếu họ (Liên đoàn Bóng đá châu Âu - PV) không bị mắc kẹt trong kế hoạch của mình, có lẽ chúng ta đã không có buổi nói chuyện hôm nay".
Chủ tịch Agnelli nhấn mạnh Super League mang tới sự ổn định cho các CLB. Ông còn cho biết bóng đá phát triển trở thành một ngành kinh tế và tất cả phải nhận thức được điều này.
Bằng việc tham dự Super League, các CLB sẽ tăng doanh thu. Marca cho biết mỗi đội bóng góp mặt ở sân chơi này sẽ bỏ túi 400 triệu euro. Tiền thưởng cho nhà vô địch được cho là 600 triệu euro, con số đủ giúp CLB sống khỏe trong tình hình khó khăn hiện tại
Tuy nhiên, UEFA, các đội bóng khác và người hâm mộ lại phản đối Super League. Họ cho rằng giải đấu này góp phần làm tăng thêm quyền lực và giúp những CLB lớn giàu có hơn. Việc thành một sân chơi mang tính khép kín (không có đội xuống, thăng hạng - PV) cũng đi ngược với mô hình lâu đời của bóng đá châu Âu.
Với những đội bóng lớn, họ tự đặt bản thân vào tầng lớp thượng lưu. Các đội này cũng khao khát quyền lực, có tầm ảnh hưởng lớn hơn và thu về khoanh thu khổng lồ. Ở khía cạnh nào đó, nhóm CLB nhà giàu luôn muốn nắm quyền lực trong tay.
UEFA can thiệp tới khi nào?
Thế nhưng, sự cứng rắn từ UEFA cộng thêm làn sóng phản đối dữ dội từ người hâm mộ đã bóp nát Super League. Hình ảnh của LĐBĐ châu Âu cũng được thay đổi.
UEFA vẫn bị tố cáo dung túng cho nhiều CLB lớn, góp phần để họ "chiếm đoạt quyền lực trắng trợn" với những cải cách của Champions League từ mùa 2024/25. Tuần rồi, 17 nhóm CĐV thuộc 14 CLB trên khắp châu Âu đã viết thư phàn nàn với LĐBĐ châu Âu.
Lập trường của UEFA đã biến cơ quan cầm quyền bóng đá của lục địa già từ vai phản diện thành anh hùng. Những tuyên bố mạnh mẽ trừng phạt Super League của LĐBĐ châu Âu chứng minh rằng "bóng đã vẫn thuộc về người hâm mộ" và "có những giá trị cao hơn tiền bạc".
Thậm chí, từ trước khi Super League ra đời, UEFA đã kịch liệt phản đối dự án này. Họ cho rằng sự ra đời của giải đấu "hoàn toàn dựa trên tư lợi của vài CLB vào thời điểm xã hội cần sự đoàn kết hơn bao giờ hết".
Trong cuộc họp báo gần nhất, Chủ tịch Aleksander Ceferin của UEFA xuất hiện với bàn phát biểu đầy ẩn ý, coi Super League là "sự phỉ báng vào mặt" người hâm mộ. Ông đòi cấm các CLB ly khai và cầu thủ tham dự bất kỳ sân chơi quốc tế nào.
Chủ tịch Ceferin chắc chắn đã ghi điểm với phản ứng về Super League. Quyền lực của người đàn ông đến từ Slovenia tiếp tục được củng cố.
Vào lúc này, ông Ceferin giống như "gã cô đơn" với rất nhiều trách nhiệm. Ông phải tìm ra chính sách hợp để hỗ trợ những Liên đoàn, đội bóng nhỏ của châu Âu đồng thời đối mặt với sự đe dọa từ những CLB lớn.
Thế nhưng, nhóm CLB ly khai vẫn không chịu thua, ngay cả khi Super League tan rã. Chủ tịch Florentino Perez của Real Madrid nói với El Larguero : "Khi những điều này trôi qua, hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Các CLB sẽ mất hàng triệu USD và chẳng thể làm gì, ngoại trừ những đội bóng Anh".
"Một số chủ tịch liên đoàn và chủ tịch UEFA đang phản ứng cực kỳ hung hăn. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như vậy".
Tới nay, những CLB lớn đã nhóm họp để đưa ra giải pháp để giúp cải thiện tình hình tài chính. Nhiều đề xuất được gửi tới UEFA nhưng tất cả đều thất bại. Ngay cả khi Super League với sự liên minh của 12 đội bóng ly khai đã tan rã, đó có thể chưa phải dấu chấm hết.
Các CLB lớn sẽ trở lại. Họ cũng không cần sự hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào để thúc đẩy tầm nhìn về tương lai. "Cơn địa chấn" trong làng bóng đá thế giới chỉ mới bắt đầu.
Dấu chấm hết cho Super League? Ý tưởng về "siêu giải đấu" tan rã, nhưng 12 đội bóng sáng lập cho thấy họ đang muốn tạo ra sự thay đổi. Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) có thể vẫn chào đón "những kẻ nổi loạn trở lại". Chủ tịch Andrea Agnelli của Juventus thừa nhận nhìn thấy "vẻ đẹp từ Super League". Điều này cho thấy mọi chuyện...