JustaTee, Binz ‘cháy’ cùng hàng nghìn thầy trò trường THPT Chu Văn An
Hàng loạt sự kiện thú vị và đầy ý nghĩa đã được thầy trò THPT Chu Văn An chuẩn bị nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập trường.
Được thành lập từ năm 1908, THPT Chu Văn An là một trong những ngôi trường phổ thông danh giá và giàu truyền thống tại Hà Nội. Tháng 11 năm nay, trường Chu Văn An kỷ niệm 110 thành lập trường, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển.
Trước buổi lễ kỷ niệm vào sáng 3/11, hàng loạt sự kiện thú vị nằm trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa nhân 110 năm thành lập được nhiều thế hệ học sinh hào hứng tham gia.
Từ tháng 8, các lớp đã được bốc thăm và chia thành các “nhóm nhà”, mỗi nhà gồm 2 lớp 10, 2 lớp 11 và 2 lớp 12 để tham gia thi đấu trong các hoạt động.
Năm nay, với chủ đề The Guardians of Times, mỗi nhà sẽ là một loại đồng hồ riêng, theo thứ tự các thời kỳ phát minh ra loại đồng hồ tương ứng với 8 thời kỳ phát triển của trường.
Các nữ sinh thi đấu bóng đá trong Ngày hội Thể thao.
Tại Ngày hội Thể thao diễn ra chiều 31/10, vòng chung kết bóng đá nữ đã khiến không khí tại sân thể thao của trường “ nóng” hơn bao giờ hết. Những pha đi bóng quyết liệt, mạnh mẽ của các cô học trò thường ngày dịu dàng khiến nhiều khán giả nam phải ngỡ ngàng.
Song hành với giải bóng đá nữ là các phần trình diễn của cuộc thi Cheerdance nam. Những màn vũ đạo sôi động, uyển chuyển của các nam sinh thu hút sự chú ý từ đông đảo khán giả.
Phần thi đấu Cheerdance của các nam sinh Chu Văn An.
Video đang HOT
Kết thúc buổi đấu, nhà B đã lập cú đúp với giải nhất ở cả 2 hạng mục: Bóng đá nữ và Cheerdance nam.
Đêm chung kết Vẻ đẹp học sinh Chu Văn An là hoạt động cuối cùng và được mong chờ nhất trong chuỗi sự kiện này. Đại diện cho 8 thời kỳ lịch sử, 8 nhóm nhà đã xuất sắc tái hiện những dấu mốc nổi bật của trường THPT Chu Văn An trong 110 năm qua.
Đêm chung kết Vẻ đẹp học sinh Chu Văn An với các màn trình diễn hoạt cảnh của 8 nhóm nhà và sự xuất hiện của ca sĩ khách mời.
Sau khi lắng đọng với các hoạt cảnh được dàn dựng công phu và đầy ý nghĩa, sự xuất hiện của ca sĩ JustaTee và rapper Binz một lần nữa khuấy động không khí tại sân khấu trường. Ngoài việc đem đến những bản hit quen thuộc, giọng ca Đã lỡ yêu em nhiều còn đón sinh nhật tuổi 27 cùng thầy và trò trường Chu Văn An.
Kết thúc đêm thi, nhà S đã giành giải nhất với phần hoạt cảnh ấn tượng, công phu và mang tính cống hiến.
Theo Báo Mới
5 điểm đổi mới phương pháp dạy Sử
Theo nhận xét của một số giáo viên, việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện rất khó khăn do học sinh không thích. Tình trạng cô đọc, trò chép và kiểm tra bằng cách thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện khiến nhiều em "sợ" bộ môn Lịch sử.
Dạy "chay", học "chay" gây nặng nề, nhàm chán
Tại hội thảo "Đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông để tạo nên những công dân toàn cầu", do trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vừa phối hợp tổ chức ngày 27/10, thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy Lịch sử tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, kết quả của kì thi năm 2017 cho thấy, thi trắc nghiệm môn Lịch sử chưa phải là một giải pháp tối ưu để đánh giá hoàn toàn chính xác năng lực của thí sinh.
Do đó, ông Hiếu cho rằng, đổi mới dạy và học môn Lịch sử trong thời kì hội nhập quốc tế là công việc phức tạp. Giáo viên cần có năng lực tư duy, tài năng sư phạm mới đáp ứng được yêu cầu.
Chia sẻ với PV Dân trí, một giáo viên Lịch sử Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) từng chia sẻ, hiện nhiều học sinh chán học Lịch sử do đặc điểm của bộ môn phải ghi nhớ nhiều sự kiện.
Do vậy, thay vì dạy theo cách truyền thống như trước đây, cô đã phải tìm tòi áp dụng các phương thức dạy học khác hiệu quả hơn. Thay vì đọc chép, cô và một số giáo viên áp dụng phần mềm dạy/học Lịch sử điện tử, dùng hình ảnh thay cho lời nói, giúp học sinh dễ ghi nhớ sự kiện.
Dùng hình ảnh để dạy Lịch sử qua phần mềm điện tử tại một số trường phổ thông ở Hà Nội khiến học sinh thích thú.
Thầy Nguyễn Thao Thanh, giáo viên Trường THCS Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện còn nặng nề. Tình trạng dạy chay và học chay, giáo viên nặng về hình thức, trong khi đó nội dung truyền đạt vẫn mang tính chất truyền thống đọc chép, gây khó khăn và nhàm chán cho học sinh trong cách tiếp cận và đồng thời phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức.
Do vậy từ vài năm nay, thầy và một số giáo viên ở trường đã áp dụng dạy Lịch sử theo một phần mềm điện tử khiến học sinh thích thú hơn, tiết kiệm thời gian soạn bài và giáo án từ khoảng 2- 3 tiếng/bài, xuống còn khoảng 15- 20 phút/bài.
5 điểm đổi mới
Thầy Hiếu chia sẻ, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy Lịch sử theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều cốt lõi đầu tiên là phụ thuộc vào năng lực của mỗi thầy cô giáo dạy Sử.
Đồng thời, ông cũng đưa ra 5 điểm nhằm đổi mới phương pháp dạy học Sử.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn Lịch sử cho chính giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh. Thực tế nhiều năm qua vẫn nhiều người coi môn Lịch sử là môn phụ, không ít giáo viên còn cảm thấy tự ti mà chưa thực sự thấy được tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Cần nghiên cứu đánh giá khách quan để tìm hiểu nguyên nhân tại sao học trò không thích học, thi.
Thứ hai, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Lịch sử. Song song với đó là cần tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội tham gia tập huấn về kĩ năng dạy Lịch sử. Giáo viên cần chủ động khơi gợi sự sáng tạo của học sinh cùng gia các phương tiện trực quan, đồ dùng học tập phục vụ cho tiết học. Thầy cô có dạy giỏi thì học sinh mới hào hứng học môn đó chứ không chỉ riêng môn Lịch sử.
Vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử để giúp học sinh đỡ nhàm chán.
Thứ ba, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử. Bởi sách giáo khoa vẫn tồn tại những sai sót khó tránh, trong khi kiến thức lịch sử từ các nguồn khác trên internet được cập nhật hàng ngày. Vì vậy, để dạy Lịch sử theo chủ trương tích hợp các kiến thức liên môn, bản thân các giáo viên cũng cần tận dụng hiệu quả công nghệ thông tin để thu nạp, xử lý thông tin một cách có chọn lọc, kiểm chứng để làm cho bài giảng trở nên sâu sắc, sinh động hứng thú hơn.
Thứ tư, đáp ứng về cơ bản yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học và đời sống giáo viên. Ở nhiều trường học thuộc vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Cần từng bước đầu tư các phương tiện dạy học như Internet, máy chiếu, màn hình từ ngân sách nhà nước hay nguồn xã hội hóa giáo dục. Đời sống giáo viên phổ thông nói chung còn nhiều khó khăn, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý.
Thứ năm, cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử. Thực tế việc thi cử của các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi về môn Lịch sử. Lịch sử trở thành một môn thi 'luân phiên' theo cách giải thích của Bộ GD&ĐT là bắt thăm để trở thành một môn thi tự chọn trong kì thi THPT quốc gia năm 2016; thành môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT quốc gia năm 2017.
Hạnh Nguyên
Theo Dân trí
Bàn về đổi mới giáo dục phổ thông Theo một số giáo viên, để đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu trong tương lai, học sinh cần tăng cường học tập Ngoại ngữ, Tin học để đón đầu những tiến bộ công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp. Ngày 27/10, hội thảo "Đổi mới giáo dục phổ thông trước yêu cầu đào tạo thế hệ công...