JSR vướng vào cuộc tranh chấp bằng sáng chế
Một “cuộc chiến” bằng sáng chế trị giá hàng tỷ USD đã nổ ra về một công nghệ có thể thay đổi tương lai của ngành sản xuất chip, khiến Đại học Mỹ phải đối đầu với một công ty sắp thuộc sở hữu của một quỹ được Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn.
Nhật Bản nỗ lực tăng cường chuỗi cung ứng chip. Ảnh: Reuters
Theo truyền thông đưa tin tập đoàn sản xuất vật liệu chip JSR của Nhật Bản đang có tranh chấp bằng sáng chế với trường đại học bang New York về công nghệ chip đột phá.
Theo một hồ sơ được đưa ra vào tuần trước, cơ sở nghiên cứu của trường đại học cáo buộc rằng Inpria, một công ty con của JSR Nhật Bản, đã bán các sản phẩm vật liệu chip dựa trên công nghệ do một trong các giáo sư của trường phát minh ra. Cơ sở này đã yêu cầu bồi thường thiệt hại lên tới 4,3 tỷ USD vì cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Video đang HOT
JSR là nhà cung cấp chất quang dẫn hàng đầu, hóa chất chuyên dụng dùng để in thiết kế mạch trên tấm bán dẫn chip, cho các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, bao gồm Samsung Electronics, TSMC và Intel.
Trọng tâm của tranh chấp về sở hữu trí tuệ là công nghệ được thương mại hóa bởi Inpria, một công ty khởi nghiệp về vật liệu hóa học tách ra từ Đại học Bang Oregon mà JSR mua lại với giá 514 triệu USD vào năm 2021. Công ty này nổi tiếng với các chất quang dẫn chứa kim loại, được các nhà nghiên cứu coi là công cụ thay đổi cuộc chơi tiềm năng để phát triển các máy in thạch bản cực tím (EUV) cực kỳ tinh vi và tiết kiệm chi phí, rất quan trọng cho việc sản xuất chip cao cấp.
Các nhà phân tích tin rằng công nghệ mà Inpria đang phát triển là một lý do khiến Chính phủ Nhật Bản muốn ngăn chặn việc JSR rơi vào sở hữu nước ngoài.
Đơn khiếu nại gửi lên Tòa án quận ở New York khẳng định chất cản oxit kim loại ban đầu được phát minh bởi giáo sư cơ sở nghiên cứu Robert Brainard và nhóm của ông, đồng thời cáo buộc lnpria bán sản phẩm và nộp bằng sáng chế mới sử dụng IP của mình, trị giá từ 2,4 tỷ USD đến 4,3 tỷ USD, vi phạm hợp đồng được ký giữa quỹ và công ty con của JSR.
Senegal: Bùng nổ căng thẳng sau quyết định hoãn bầu cử
Ngày 4/2, những người ủng hộ đảng đối lập và cảnh sát đã đụng độ ở thủ đô Dakar của Senegal sau khi Tổng thống Macky Sall tuyên bố hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống từng dự kiến diễn ra vào ngày 25/2.
Người biểu tình dựng rào chắn đốt trên đường phố Dakar. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trước lời kêu gọi của một số ứng cử viên đối lập, hàng trăm người ở mọi lứa tuổi vẫy cờ Senegal hoặc mặc áo của đội tuyển bóng đá quốc gia đã tụ tập vào đầu giờ chiều tại một trong những tuyến đường chính của thủ đô.
Cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và sau đó truy đuổi những người biểu tình đang bỏ chạy qua các con phố liền kề, trong khi một số người biểu tình đáp trả bằng cách ném đá.
Chỉ một ngày trước khi chiến dịch tranh cử chính thức bắt đầu, hôm 3/2, Tổng thống Sall đã bất ngờ đưa ra quyết định trên với tuyên bố ông buộc phải can thiệp vì tranh chấp giữa Quốc hội và Tòa án Hiến pháp về việc từ chối các ứng cử viên. Cơ quan lập pháp quốc gia châu Phi này đang điều tra hai thẩm phán của Hội đồng Hiến pháp bị nghi ngờ về tính liêm chính trong quá trình bầu cử.
Theo luật bầu cử của Senegal, phải có ít nhất 80 ngày kể từ khi công bố sắc lệnh ấn định ngày bầu cử cho đến ngày bầu cử, vì vậy cuộc bỏ phiếu sớm nhất có thể được tổ chức là vào cuối tháng 4.
Trong khi đó, các ứng cử viên tổng thống cho biết họ sẽ khởi động chiến dịch tranh cử vào ngày 4/2 bất chấp lệnh hoãn chính thức.
Hơn 500 thợ mỏ Nam Phi bị "bắt làm con tin" dưới hầm đào vàng Hơn 500 công nhân mắc kẹt suốt nhiều giờ dưới một hầm khai thác vàng gần thủ đô Johannesburg của Nam Phi do tranh chấp quyền lợi giữa hai công đoàn có liên quan. SkyNews ngày 24/10 dẫn tuyên bố của công đoàn Liên minh Công nhân mỏ Quốc gia (NUM) Nam Phi cho hay, một nhóm công nhân NUM gồm hơn 500...