JPMorgan: Các nhà đầu tư chưa đầu tư vào ASEAN có thể bỏ lỡ cơ hội
Nhiều nhà đầu tư có thể đang né tránh các thị trường cổ phiếu khu vực Đông Nam Á, nhưng chiến lược gia của JPMorgan đang nhận thấy cơ hội đầu tư của khu vực này trong trung hạn.
“Chúng tôi đã đánh giá nâng cấp Indonesia và Thái Lan với lập luận rằng vị thế của nhà đầu tư ở những thị trường này là cực kỳ ít tỷ trọng cổ phiếu”, James Sullivan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phần châu Á và Nhật Bản tại JPMorgan nói với CNBC vào thứ Năm (26/11).
“Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội cho dòng tài sản tổng thể hơn 650 tỷ USD vào các thị trường mới nổi nói chung. Ở ASEAN, lần đầu tiên trong nhiều năm, các nhà đầu tư đang đánh giá thấp cổ phiếu ở khu vực này”, Sullivan nói.
“Chúng tôi nhận thấy những cơ hội đáng kể cho sự thành công trong trung hạn, đặc biệt là ở khu vực ASEAN”, chiến lược gia đánh giá.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các thị trường ở Đông Nam Á phần lớn nằm trong nhóm hoạt động kém nhất so với các khu vực khác. Nhiều nền kinh tế trong khu vực này cũng đang phải vật lộn để đối phó với đại dịch Covid-19 hoặc đang vật lộn với việc mất đi doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ từ các hạn chế làm cản trở du lịch quốc tế.
Tính đến cuối ngày thứ Tư (25/11), chỉ số SET Composite ở Thái Lan đã giảm hơn 10% so với năm trước, trong khi Jakarta Composite của Indonesia đã giảm hơn 9%.
Các nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á trong năm nay thường là các nền kinh tế tập trung vào sản xuất ở Bắc Á, mà chiến lược gia Sullivan cho biết các thị trường này đang có vẻ tích cực trong dài hạn.
“Từ quan điểm kinh tế toàn cầu, những gì chúng ta đang thấy thực sự là một sự phục hồi hai giai đoạn hoặc hai tốc độ. Khi dữ liệu tiếp tục cho thấy một sự phục hồi hạn chế trên toàn cầu, sản xuất đã trở lại rất tốt”, chiến lược gia này cho biết.
Video đang HOT
Sullivan cho biết thêm: “Chúng tôi đang tìm kiếm sự hoạt động tốt trên cơ sở kinh tế tổng thể của Trung Quốc và một số thị trường Bắc Á. Về cơ sở dài hạn, chúng tôi vẫn thấy các nền kinh tế do ngành sản xuất của Trung Quốc và Bắc Á phát triển có vẻ rất tốt”.
Sau cú rớt mạnh, thị trường chứng khoán còn yếu tố nào cho kỳ vọng hồi phục
Thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ trải qua 3 phiên bán mạnh trên diện rộng, khi hàng loạt cổ phiếu trụ tăng mạnh trước đó được nhà đầu tư thay nhau chốt lời.
Theo đó, chỉ trong 3 phiên, chỉ số VN-Index giảm 4,2%, tương ứng giảm 40,21 điểm về 921,05 điểm; chỉ số VN30 giảm 4,5%, tương ứng mất 41,42 điểm về còn 888.88 điểm. Đây là chuỗi ba phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ cuối tháng 7 tới nay.
Biểu đồ VN-Index sau 3 phiên giảm mạnh
Điều gì tạo nên đợt bán mạnh gần đây
Sau khi thị trường đón nhận hàng loạt các thông tin tốt, cũng như các kỳ vọng thì nhà đầu tư quay sang chốt lời các cổ phiếu.
Trong tuần trước sau khi MSCI công bố lộ trình nâng hạng của Kuwait, cũng như Việt Nam sẽ là thị trường có tỷ trọng cao nhất trong nhóm các quốc gia cận biên, điều này có thể là đúng với kỳ vọng của giới đầu tư trước đó khi MSCI đã trì hoãn nâng hạng cho thị trường Kuwait từ tháng 5 sang tháng 11.
Trước đó, từ tháng 5/2020 nhà đầu tư đã kỳ vọng rằng thị trường sẽ đón nhận dòng vốn mới từ các quỹ chỉ số lấy tham chiếu từ rổ chỉ số thị trường cận biên và Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong tháng 11/2020.
Trước giai đoạn ra tin, thị trường chứng khoán trong nước không có nhiều câu chuyện hỗ trợ cụ thể, chủ yếu là dòng tiền nhà đầu tư mới (F0) liên tục đổ vào thị trường trong khi khối ngoại rút ròng và khối tự doanh mua bán không đáng kể.
Lớp nhà đầu tư F0 được hậu thuẫn bởi dòng tiền giá rẻ trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam, liên tục tham gia và đẩy gia chứng khoán tăng mạnh.
Sau giai đoạn thị trường tăng mạnh từ cuối tháng 7/2020 tới thời điểm hiện tại (sau giai đoạn tái bùng phát dịch tại Việt Nam) thị trường liên tục tăng, đặc biệt giai đoạn gần đây nhóm cổ phiếu trụ dẫn sóng như nhóm Ngân hàng, Masan, Vingroup...
Cụ thể, giai đoạn đầu tháng 8 tới 25/10, chỉ số VN-Index đã tăng tới 21,6% mà không hề xuất hiện một nhịp điều chỉnh lớn nào, tín hiệu phân tích kỹ thuật RSI duy trì vùng quá bán kéo dài, tạo nên những rủi ro điều chỉnh cho thị trường.
Như vậy có thể thấy giai đoạn trước đó thị trường tăng lên nhưng cũng không nhiều câu chuyện hỗ trợ rõ ràng mà chỉ do dòng tiền mua vào mạnh, trong khi đó việc tăng liên tục tao nên những áp lực điều chỉnh gia tăng qua các phiên đối với thị trường.
Hơn nữa, dòng tiền đầu cơ từ F0 liên tục duy trì xuyên suốt thời gian qua trong khi các cổ phiếu cũng không có câu chuyện rõ ràng, nhiều chỉ báo kỹ thuật cũng báo hiệu về nhịp điều chỉnh là cần thiết để điều tiết lại thị trường sau giai đoạn tăng nóng.
Do đó, việc thị trường điều chỉnh trong 3 phiên vừa qua cũng là một tín hiệu tích cực, thanh lọc thị trường và củng cố trở lại, tạo nền giá hấp dẫn hơn và thu hút lại các nhà đầu tư đang đứng ngoài trong thời gian qua.
Tháng 11 thị trường sẽ đón dòng tiền nâng hạng
Mặc dù MSCI có nới thời gian tăng thêm và hạ bớt tỷ trọng kéo dài tới tháng 11/2021, tuy nhiên trong đợt review tháng 11/2020 thị trường Việt Nam vẫn được tăng thêm 3,25% tỷ trọng từ mức 12,51%.
Đây là một tỷ lệ tương đối lớn, kéo theo đó là các quỹ chỉ số có tham chiếu dựa vào tỷ trọng các cổ phiếu ở thị trường cần biên sẽ phải đổ tiền vào.
Hiện tại, iShare MSCI Frontier 100 ETF là quỹ ETF duy nhất sử dụng bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index làm benchmark. Tại ngày 21/10, quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF đạt 387 triệu USD (~9.000 tỷ đồng), trong đó tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam là 12,47%.
Ngoài ra, hiện nay cũng có khoảng 6 quỹ đầu tư với giá trị tài sản dòng là 2,4 tỷ USD mô phỏng đầu tư dựa trên chỉ số tham chiếu (benchmark) MSCI Frontier Market Index như: Schroders Frontier Markets; Magna New Frontiers Fund; Coeli SICAVI - Frontier Markets Fund; T.Rowe Price Frontier Markets Equity Q GBP GBP; Morgan Stanley Institutional Fund Frontier Markets Portfolio; và East Capital Global Frontier Markets Class A USD.
Như vậy có thể thấy việc các cổ phiếu trụ chắc chắn sẽ được bổ sung một dòng tiền nhất định là cơ sở cho thấy giá nhóm cổ phiếu này sẽ không điều chỉnh quá lớn, nếu có việc điều chỉnh sẽ diễn ra sau giai đoạn cơ cấu xong.
Mặc dù tỷ trọng này là không quá lớn đối với thị trường nhưng đây là yếu tố củng cố lại tâm lý trên nền giá thị trường về vùng giá ổn định và hấp dẫn hơn.
Ngắn hạn, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp cận vùng hỗ trợ 907 điểm tại MA50 ngày.
Bầu cử Mỹ là ẩn số khó lường
Bầu cử Mỹ ngày 3/11 đang gia tăng lên áp lực trên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và các thị trường chứng khoán khác nói chung.
Theo các chiến lược gia các ngân hàng đầu tư lớn như JPMorgan, Goldman Sachs, thị trường e ngại nhất là xuất hiện một cuộc bầu cử gây tranh cãi và sau ngày 3/11 có những xung đột và chưa thể kết luận ai là Tổng thống Mỹ.
Do đó, hiện tượng điều chỉnh của VN-Index cũng đang đồng pha với các thị trường chứng khoán khu vực trong các phiên vừa qua, nhưng thị trường Việt Nam có diễn biến bị bán mạnh hơn sau các phiên tăng điểm mạnh nhờ cổ phiếu trụ.
ADB gợi ý đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín dụng trong nước tại Việt Nam Báo cáo với tựa đề 'Tiềm năng đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín dụng trong nước tại Việt Nam" do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố đã nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, do đó một cơ quan xếp hạng đáng tin cậy và...