Jordan chật vật thu hút khách khi Biển Chế.t “lâm nguy”
Khi Biển Chế.t đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất, Jordan đang nỗ lực bảo tồn vùng biển quý giá, đồng thời đầu tư khai thác những yếu tố mới nhằm cứu vãn ngành du lịch đang lao dốc.
Biển Chế.t nằm giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan (Đồ họa: Britannica).
Biển Chế.t, còn có tên gọi khác là Tử Hải hoặc Biển Muối, là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Nó là hồ chứa nước có độ mặn cao nhất thế giới, gấp 9,6 lần so với nước biển thường. Do tỷ trọng của nước ở Biển Chế.t nặng hơn so với tỷ trọng của con người, người ở dưới nước sẽ không bị chìm.
Nước Biển Chế.t còn nổi danh chứa những loại khoáng chất hiếm có giúp cải thiện sức khỏe con người. Những đặc điểm tự nhiên khác biệt đã thu hút du khách. Thông thường, mỗi năm có tới hàng ngàn du khách tới đây để được tận hưởng cảm giác kì diệu không đâu có được, đưa Biển Chế.t lọt vào danh sách những địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Đáng tiếc là nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học đã ghi nhận sự suy giảm liên tục của mực nước Biển Chế.t ở mức đáng báo động. Người dân và du khách đều bày tỏ lo ngại về việc bảo tồn một kỳ quan thiên nhiên thế giới, trước khả năng vùng biển có thể sẽ cạn sạch một ngày nào đó trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng nước đổ vào ngày càng giảm, không bù đắp được cho lượng nước mất đi. Nguồn cung chính của Biển Chế.t đến từ lưu vực sông Jordan. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều con sông có hiện tượng đổi hướng dòng chảy, cũng như sự hình thành của đê điều đã làm thiếu hụt nguồn nước bổ sung cho Biển Chế.t. Bên cạnh đó, tác động của con người trong việc khai thác khoáng chất quý giá từ biển cũng góp phần khiến mực nước suy giảm như hiện nay.
Video đang HOT
Nước Biển Chế.t ngày càng sụt giảm trong những năm gần đây (Ảnh: TOI).
Jordan bị thiệt hại lớn
Trong tình hình Biển Chế.t đang “gặp nguy”, số lượng khách du lịch đến Jordan cũng rơi vào tình trạng “tụt dốc không phanh”, kéo dài suốt một thập niên, và chính thức về con số 0 do tác động của đại dịch Covid-19.
Vào năm 2020, doanh thu du lịch tại đây giảm mạnh xuống 1,4 tỷ USD, giảm 76% so với năm 2019. Đây là một tổn thất nặng nề đối với Jordan, sau khi đất nước này chứng kiến lượng khách du lịch sụt giảm mạnh từ 8 triệu người vào năm 2010 xuống 4,2 triệu người vào năm 2016.
Lượng du khách tới Jordan đã giảm mạnh trong những năm qua (Ảnh minh họa: Stuff).
Trong những nỗ lực cuối cùng nhằm khôi phục lại lượng du khách, Ủy ban Du lịch Jordan đã thành lập một thương hiệu du lịch mới mang tên “Kinh đô Thời gian”, hứa hẹn đem lại cho du khách những cơ hội trải nghiệm phiêu lưu mới mẻ, đa dạng, có chiều sâu, kết hợp giữa văn hóa hội nhập đương đại với những giá trị truyền thống lâu bền của nước này.
Thực tế cho thấy, các danh lam thắng cảnh và các địa điểm khảo cổ học của Jordan là những nhân tố chính giúp thu hút khách tham quan du lịch. Đặc biệt, các nơi này thường xuyên được các nhà làm phim từ Amman cho đến Hollywood sử dụng để phục vụ làm tư liệu phông nền cho các cảnh quay. Gần đây nhất, bộ phim bom tấn “Dune” thuộc thể loại khoa học viễn tưởng đã được thực hiện tại sa mạc Wadi Rum của Jordan. Một số bộ phim như “Aladdin” của Disney hay “Star Wars: Rogue One” cũng được bấm máy tại vùng đồng bằng sa mạc ở phía nam Jordan.
Trong tình hình hiện nay, phát triển ngành điện ảnh quốc gia là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với Jordan, nhằm thu hút sự chú ý và biết đến của công chúng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – du lịch.
“Điều quan trọng là chúng tôi đang phát triển ngành công nghiệp điện ảnh của riêng mình và nó đem lại lợi ích thực sự cho mọi người. Mục đích của chúng tôi không phải để thu nạp lợi nhuận cho chính phủ, mà vì tất cả những người lao động cũng như các cộng đồng địa phương đều sẽ được hưởng lợi từ ngành công nghiệp tuyệt vời này”, Hoàng tử Ali Bin Al Hussein, chủ tịch Ủy ban Điện ảnh Hoàng gia Jordan, nói.
Căn cứ của Mỹ ở Syria bị dội tên lửa
Một căn cứ có khoảng 900 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Syria đã bị tấ.n côn.g bằng tên lửa trong đêm. Công tác đán.h giá thiệt hại vẫn đang diễn ra.
Căn cứ At-Tanf của Mỹ ở Syria (Ảnh: Aljazeera).
BBC dẫn nguồn tin địa phương cho biết, vụ tấ.n côn.g xảy ra đêm 20/10 nhằm vào căn cứ At-Tanf ở Syria. Một số nguồn tin nói rằng, khoảng 5 máy bay không người lái tham gia vào vụ tấ.n côn.g, trong đó, ít nhất một chiếc là máy bay không người lái liề.u chế.t, một số dường như xuất phát từ khu vực biên giới Iraq - Syria.
Trong khi đó, một phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết, đây là một vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa, không phải máy bay không người lái. Hiện giới chức Mỹ vẫn đang đán.h giá thiệt hại do vụ tấ.n côn.g gây ra. Tuy chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm, song đán.h giá ban đầu của Washington cho thấy các phần tử vũ trang do Iran hậu thuẫn có thể đứng sau vụ tấ.n côn.g.
Căn cứ At-Tanf nằm dọc đường cao tốc M2 Baghdad-Damascus, gần biên giới giữa Syria với Iraq và Jordan. Căn cứ này do Mỹ kiểm soát kể từ đầu năm 2016.
Căn cứ nằm trong khu vực giảm xung đột do Nga và liên minh do Mỹ đứng đầu lập ra để hạn chế nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai bên. Những năm gần đây, khu vực này chứng kiến các cuộc giao tranh dữ dội giữa lực lượng của Mỹ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS).
Hồi cuối tháng 6, trong giai đoạn leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran, một căn cứ của Mỹ ở đông Syria từng hứng mưa rocket, chỉ một ngày sau khi Mỹ không kích căn cứ và kho vũ khí của phiến quân Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Hồi cuối tháng 9, máy bay của Mỹ cũng không kích nhằm mục tiêu là một thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda ở thành phố Idlib, tây bắc Syria.
Mỹ và các đồng minh đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria từ năm 2014, ủng hộ lực lượng nổi dậy và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Chiến dịch này đã vấp phải sự phản đối của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống al-Assad đầu tháng này tuyên bố, "các thế lực nước ngoài bất hợp pháp", ám chỉ các lực lượng của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, phải chấm dứt sự hiện diện trên lãnh thổ Syria.
Kể từ năm 2015, Mỹ đã lập 9 căn cứ tại phía đông và đông bắc Syria, trong số đó có 4 căn cứ gần các mỏ dầu ở tỉnh Deir Ez-Zor và 5 căn cứ tại tỉnh Al-Hasakah lân cận.
Cuối năm 2019, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã thông qua kế hoạch cho phép hàng trăm binh sĩ Mỹ ở lại Syria, với một trong những nhiệm vụ chính là đảm bảo kiểm soát các mỏ dầu trong khu vực. Hiện Mỹ có khoảng 900 binh sĩ đồn trú ở Syria.
Gần đây, một số tin đồn nói rằng, Mỹ bắt đầu rút lực lượng khỏi một số căn cứ ở Syria. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ bác bỏ thông tin đó và khẳng định sứ mệnh của quân đội Mỹ tại Syria không thay đổi.
Hàng trăm người mẫu chụp ảnh khỏ.a thâ.n bên bờ Biển Chế.t Hàng trăm người mẫu khỏ.a thâ.n, chỉ phủ một lớp sơn trắng trên cơ thể đã chụp ảnh tập thể trên một ngọn đồi nhìn xuống Biển Chế.t nhằm nâng cao nhận thức về môi trường. Khoảng 200 người mẫu chụp ảnh khỏ.a thâ.n bên bờ Biển Chế.t ngày 17/10 (Ảnh: AFP). Theo báo SCMP , khoảng 200 người mẫu gồm cả nam...