Jony Ive giải thích vì sao Apple không thường xuyên thay đổi thiết kế sản phẩm
“Cái khó là làm ra một sản phẩm tốt hơn, chứ không phải thay đổi xoành xoạch thiết kế hàng năm để thỏa mãn đội ngũ làm marketing” – Giám đốc thiết kế Jony Ive của Apple cho biết.
Giám đốc thiết kế Jony Ive của Apple.
Dù được xem là nhân tài thiết kế của Apple, nhưng Jony Ive cũng gián tiếp bị chỉ trích, khi mà nhiều sản phẩm của “Táo khuyết” không có sự thay đổi nào về thiết kế trong một thời gian dài. Jony Ive đã có những phản hồi chính thức về những chỉ trích này trong một cuộc trò chuyện mới đây với Giám đốc Bảo tàng Thiết kế London.
Khi được hỏi rằng, vì sao đội thiết kế không tạo ra các thiết kế mới cho sản phẩm theo hàng năm – cách mà nhiều hãng công nghệ khác vẫn thường làm, Jony Ive cho biết: “Chúng tôi không tạo ra thiết kế mới một cách tùy tiện chỉ để thỏa mãn đội ngũ làm marketing. Ngay hôm nay, tôi có thể tạo ra một thiết kế hoàn toàn mới cho sản phẩm, điều đó rất dễ. Cái khó là làm thế nào để làm được một sản phẩm tốt hơn và đội thiết kế của Apple luôn chú trọng vào điều đó”.
Jony Ive lấy chiếc iMac ra làm ví dụ. Phiên bản iMac ra mắt năm 2012 có thể nói là một sự lột xác về thiết kế của chiếc máy tính này. Máy có dạng hình cầu và được vuốt thon từ phía sau tạo ra độ mỏng chỉ 5mm ở viền phía trước. Ive cho biết, những thay đổi về thiết kế đó là một quá trình tiến triển dựa trên các thay đổi trong công nghệ. iMac dựa trên một ống hình cầu cần nhiều người nâng, do đó tất nhiên hình thức và các vật liệu bên trong cũng phải thay đổi.
Theo Jony Ive, ưu tiên hàng đầu của một nhà thiết kế phải là “học cách làm thế nào để thất bại”. “Chúng tôi luôn ở trong tâm thế phải phá hủy sản phẩm mà mình vừa hoàn thành xong, và ném nó đi trong bất lực khi không biết phải làm gì khác” – Nhà thiết kế của Apple chia sẻ. Chính những khó khăn trong thiết kế đó nên Ive cho rằng anh không hề nói quá khi dùng những từ như “ăn cắp” để nói về các đổi thủ đã copy thiết kế của Apple về làm của riêng.
Video đang HOT
Ive ví von việc thiết kế cũng giống như công việc tại một phòng studio, 80% sản phẩm trong phòng chỉ để vứt đi và bạn chỉ giữ lại được một phần nhỏ làm thành quả. Bởi thế mà anh không thể không tức giận khi một kẻ khác sử dụng thành quả của mình trong 8 năm trời để mang về copy chỉ trong 6 tháng. “Đó không phải là sao chép, đó là ăn cắp. Họ ăn cắp thời gian của chúng tôi, thời gian mà đáng lẽ ra chúng tôi có thể ở bên gia đình mình” – Ive nhấn mạnh.
Theo ICTnews.
Tư vấn chọn mua smartphone chip Qualcomm
Dòng vi xử lý Snapdragon từ nhà sản xuất chipset Qualcomm Hoa Kỳ đã và đang là lựa chọn tốt cho hàng loạt smartphone cao cấp.
Ở mức giá trên 10 triệu đồng, smartphone dùng phổ biến thế hệ Snapdragon 800, 801, 805, và là phân khúc cạnh tranh của nhiều ông lớn trên thế giới. Các model tầm giá này không hơn nhau nhiều về sức mạnh và thường được quảng bá với một số tính năng đi kèm, như chống nước, chăm sóc sức khỏe... Chất lượng cao là vấn đề không phải bàn cãi, nhưng giá thành của chúng không hề dễ chịu với người tiêu dùng Việt.
Nếu là một người có thu nhập cao (khoảng 15 triệu đồng trở lên) chọn mua một mẫu máy tầm giá này là lựa chọn khá tốt. Có đến hơn phân nửa các model nổi bật trong khoảng 10-18 triệu đồng chạy vi xử lý Qualcomm Snapdragon 800, 801 hay 805, rất đa dạng mẫu mã để người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, số tiền bạn bỏ ra không sát với giá thành thực của máy.
Minh chứng cho điều này là sự sụt giá quá nhanh của nhiều smartphone cao cấp tại các siêu thị điện thoại. Giá ban đầu của các model này rơi vào khoảng 15-18 triệu đồng, và chỉ sau vài tháng, chúng có thể giảm tới 3-5 triệu đồng thậm chí là hơn. Người dùng tự nhiên mất mấy triệu chỉ sau vài tháng khi các mẫu máy này giảm nhiệt trên thị trường.
Tương đối dễ để chọn một smartphone Qualcomm với số tiền trên chục triệu, khi gần như chỉ phải băn khoăn vẻ ngoài cho máy. Nhưng nên cân nhắc khi lựa chọn smartphone tầm giá này, bởi một mẫu máy chip Qualcomm giá tầm trung cũng đủ để bạn dùng mọi ứng dụng cho công việc, giải trí.
Tầm giá thấp (3 đến 8 triệu đồng)
Hiện tại, smartphone tầm trung, giá rẻ được ưa chuộng hơn cả bởi điện thoại thông minh đã rất phổ biến, người tiêu dùng không còn chuộng thiết bị cao cấp. Tuy nhiên, không có nhiều lựa chọn vi xử lý Qualcomm cho người dùng tầm giá này. Khoảng 6-8 triệu đồng là sự thống trị của thế hệ Snapdragon 400, dưới 5 triệu đồng gần như tất cả các model chạy chip Snapdragon 200.
Không có nhiều lựa chọn chip Qualcomm ở tầm giá thấp.
Snapdragon 400 mạnh hơn Snapdragon 200 về cả hiệu năng và khả năng tiết kiệm pin, vì vậy mà Snapdragon 400 được phổ biến ở mức giá cao hơn. Tuy nhiên, do số tiền chênh lệch không nhiều (khoảng 2 triệu đồng), người dùng nên chọn các smartphone chạy chip Snapdragon 400 để có được một thiết bị mạnh hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn.
Tầm giá này cũng có sự góp mặt của các smartphone thương hiệu Việt chạy vi xử lý Snapdragon 400 như Racer INNO của HKPhone. Ngang ngửa cấu hình với các model 6-8 triệu đồng nhưng Racer INNO có giá hấp dẫn hơn với chỉ 3,65 triệu đồng. Máy sở hữu RAM 1 GB, camera 18 megapixel, kính cường lực Dragontrail (Nhật Bản), pin 2500 đủ chạy thông thường hơn một ngày. Đây cũng là thiết bị hiếm hoi chạy Snapdragon 400 ở mức giá dưới 5 triệu đồng.
Racer INNO - smartphone hiếm hoi chạy Snapdragon 400 ở mức giá dưới 5 triệu.
Tuy nhiên, yếu điểm của Racer INNO là thương hiệu khi phải cạnh tranh với những tên tuổi toàn cầu. Nếu bỏ qua vấn đề này, sản phẩm là lựa chọn sáng giá khi mạnh hơn các đối thủ cùng tầm tiền, và rẻ hơn những máy có cấu hình tương đương. Máy có thiết kế mạnh mẽ, nam tính với 2 phiên bản đen và trắng cho người dùng lựa chọn.
Lựa chọn sáng giá cho người Việt với smartphone Qualcomm giá tốt.
Theo Zing
6 yếu tố giúp CSM Boot 2.0 'tấn công' thị trường phòng máy Tháng 11 là thời điểm thị trường phòng máy trở nên sục sôi và nóng bỏng nhất trong năm, đặc biệt khi VNG tung quân bài được xem là "át chủ" với sản phẩm CSM Boot. Theo công bố của VNG về CSM Boot 2.0 vào ngày 5/11, có thể thấy phiên bản này với những cập nhật công nghệ tiên tiến, đã...