Jonhannes Kepler và 3 định luật làm thay đổi trật tự của hệ mặt trời
Jonhannes Kepler, nhà toán học và thiên văn học lừng danh người Đức, được biết đến là người bảo vệ và bổ sung quan điểm của Copernic về trật tự của hệ Mặt Trời.
Chính những phát hiện được ghi chép trong ba định luật của Kepler đã khiến ông trở thành một trong những người tiên phong trong Cuộc cách mạng Khoa học thế kỷ 16-17. Nhưng vào thời điểm hơn 400 năm trước, không ai để ý đến những phát hiện vĩ đại này, không nhận được sự giúp đỡ, Johannes Kepler phải sống trong cảnh nghèo túng và đã chết trong u buồn.
Theo người nổi tiếng
2 bản sao trái đất đâm sầm vào nhau, bắn mảnh vỡ khắp không gian
Thảm kịch hành tinh Theia to cỡ Sao Hỏa lao thẳng vào trái đất vài tỉ năm trước đã lặp lại ở một 'hệ mặt trời' khác.
Con người luôn lo lắng về sự tấn công của các thiên thạch. Một tiểu hành tinh ước tính hơn 10 km đã giết chết loài khủng long và gây đại tuyệt chủng rộng khắp. Nhưng trong vũ trụ còn một loại thảm họa khủng khiếp hơn: cuộc tấn công của một hành tinh thực sự.
Nghiên cứu của nhà khoa học Alycia Weinberger từ Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) và các cộng sự đã phân tích bức tranh toàn cảnh về một thảm họa kiểu như thế. Trong một hệ hành tinh khác mang tên BD 20 307 10, có 2 hành tinh cùng loại và to như trái đất vừa đâm sầm vào nhau, tung ra không gian vô số bụi và mảnh vụn nóng bỏng.
2 hành tinh giống trái đát vừa đâm sầm vào nhau, bắn mãnh vỡ khắp vũ trụ - ảnh đồ họa của NASA dựa trên dữ liệu của SOFIA
Trước đó, họ đã dùng dữ liệu từ Đài quan sát Địa tầng Thiên văn học hồng ngoại (SOFIA) để kiểm tra hệ hành tinh nói trên.
Từ 10 năm trước, dấu vết của một thảm họa không gian là một đám mây bụi ấm bất thường đã được tìm thấy. Nó nóng hơn gấp 10 lần Vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời, chứng tỏ đó không phải là một tập hợp những tiểu hành tinh lang thang. Hiện nay, đám mây đã dày đặc hơn đến 10%.
Chính đám mây đó đã hé lộ vụ va chạm tàn khốc của 2 vật thể lớn ngoài sức tưởng tượng, mà theo các kết quả phân tích, đó là 2 ngoại hành tinh đá to như trái đất. Vụ va chạm chủ chốt còn có thể dẫn đến nhiều va chạm nhỏ hơn bởi đám mảnh vỡ nóng bỏng mà 2 hành tinh này khi vỡ tung đá bắn ra ngoài không gian.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết số phận cuối cùnge của 2 hành tinh.
Những thảm họa không gian dạng này chưa hẳn là sự chết chóc. Khoảng 4-4,5 tỉ năm trước, trái đất từng hứng chịu một thảm họa tương tự: một hành tinh giả thuyết mang tên Theia, to bằng Sao Hỏa đã đâm sầm vào hành tinh chúng ta. Từ 2 quả cầu lạnh giá, chúng biến thành một cơ thể nóng bỏng.
Một số nghiên cứu cho rằng khi va chạm, chính Theia đã mang mầm sự sống đến trái đất và cũng chính nó tạo ra những thay đổi cần thiết để hành tinh của chúng ta có những phản ứng tạo ra sự sống đầu tiên. Trái đất sống sót và thay đổi tốt hơn, nhưng Theia lại bị 'nuốt' hoàn toàn, hòa nhập những gì còn lại với trái đất. Một số mảnh vỡ của cả 2 hành tinh khi va chạm đã văng ra, tụ lại thành mặt trăng.
A. Thư
Theo netnews.vn/Live Science
Báo cáo nghiên cứu mới: Với công nghệ du hành Vũ trụ và vật liệu hiện tại, ta đã có thể làm thang máy không gian Nhưng thay vì một hệ thống thang máy đi từ mặt đất lên, hai nhà khoa học muốn treo lơ lửng cái thang máy từ Mặt Trăng xuống. Chướng ngại vật lớn nhất ngăn chúng ta vươn tới các vì sao chính là lực hấp dẫn của Trái Đất: đây là bài toán đầu tiên cần phải giải quyết nếu như một quả...