Johnson & Johnson xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine tại Ấn Độ
Ngày 6/8, tập đoàn dược phẩm của Mỹ Johnson & Johnson (J&J) thông báo đã nộp đơn lên Tổ chức Kiểm soát tiêu chuẩn dược phẩm trung ương Ấn Độ (CDSCO) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 do hãng này sản xuất.
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố của mình, J&J cho biết đã nộp đơn xin cấp phép một ngày trước đó. Tuyên bố nhấn mạnh: “Đây là một cột mốc quan trọng mở đường cho việc đưa vaccine COVID-19 một mũi tiêm của chúng tôi đến với người dân Ấn Độ và phần còn lại của thế giới, thông qua hợp tác với công ty Biological E Limited”.
J&J khẳng định Biological E sẽ là một phần quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng này, giúp cung cấp vaccine ngừa COVID-19 của hàng thông qua quan hệ hợp tác và đối tác sâu rộng mà hãng có được với các chính phủ, cơ quan y tế và các tổ chức như Liên minh Vaccine toàn cầu (Gavi) và cơ chế tiếp cận vaccine công bằng COVAX.
Video đang HOT
Nếu được cấp phép, vaccine ngừa COVID-19 của J&J sẽ là loại vaccine nước ngoài thứ hai được cho phép sử dụng khẩn cấp tại Ấn Độ, sau vaccine của hãng Moderna (Mỹ). Với hơn 426.700 ca tử vong trong số hơn 31,8 triệu bệnh nhân COVID-19, Ấn Độ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng đại dịch COVID-19 nghiêm trọng thứ hai thế giới. Theo số liệu của Bộ Y tế nước này, hiện mới chỉ có khoảng 495,3 triệu người trong hơn hơn 1,3 tỷ dân nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19.
Cũng liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 của J&J, ngày 6/8, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu y khoa Nam Phi Glenda Gray cho biết chế phẩm này đang phát huy hiệu quả tốt tại Nam Phi, giúp người được tiêm chủng tránh nguy cơ bệnh diễn biến nặng và tử vong nếu bị nhiễm bệnh.
Trao đổi với báo giới, bà Gray, cũng là điều tra viên chương trình thử nghiệm vaccine của J&J, cho biết cho biết từ giữa tháng 2 vừa qua, trong khuôn khổ một nghiên cứu được hoàn tất vào tháng 5, đã có 477.234 nhân viên y tế được tiêm vaccine của J&J. Theo quan chức này, vaccine có khả năng giảm tới 91% đến 96,2% nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân có thể mắc sau khi tiêm, đồng thời đạt hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa nhiễm biến thể Beta và khoảng 71% đối với biến thể Delta.
Đầu tháng 4 vừa qua, Nam Phi đã cấp phép sử dụng vaccine của J&J. Với các thỏa thuận mua vaccine của hãng J&J và Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức), Nam Phi đảm bảo có đủ vaccine để tiêm cho 40 triệu người trong tổng 60 triệu dân nước này. Nam Phi đã trả 10 USD cho mỗi liều vaccine của J&J và Pfizer/BioNTech.
Đảng cầm quyền Nhật Bản đề nghị Quốc hội thảo luận về việc phong tỏa
Ngày 2/8, ông Hakubun Shimomura, người đứng đầu Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, đã kêu gọi tranh luận tích cực tại Quốc hội về việc sửa đổi luật pháp, nhằm cho phép tiến hành phong tỏa và kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Shimomura cho rằng Nhật Bản cần sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống này. Theo ông, có thể các nghị sĩ sẽ không thảo luận ngay điều này tại Quốc hội, song sẽ cần xem xét việc điều chỉnh pháp lý khi cần, xét từ góc độ của người dân.
Ông Shimomura bình luận như trên một ngày sau khi Hiệp hội thống đốc quốc gia nhất trí đề nghị chính quyền trung ương xem xét các cách thức áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19 trước những quan ngại ngày một lớn về sự lây lan của biến thể Delta. Tuy nhiên, Thủ tướng Suga Yoshihide dường như chưa muốn áp dụng biện pháp này, cho rằng việc phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng ở nhiều thành phố lớn ở nước ngoài trong năm 2020 có thể "không phù hợp" với Nhật Bản, và vì nó không ngăn chặn được sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở các nước trên. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết hệ thống luật pháp hiện nay không cho phép nước này áp đặt biện pháp phong tỏa.
*Tại Libya , nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19, Bộ Nội vụ nước này thông báo những người vi phạm lệnh giới nghiêm trong phòng, chống COVID-19 có thể bị phạt 6 tháng tù giam, hoặc phải nộp tiền phạt 200 dinar (khoảng 44 USD) hoặc chịu cả 2 mức phạt này.
Theo bộ trên, quyết định này nhằm bảo vệ mạng sống và sự an toàn của người dân, cũng như ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2.
Libya đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ 18h chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau do số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng. Biện pháp này kéo dài trong 2 tuần. Đầu tháng 7, chính phủ nước này cũng đã quyết định đóng cửa biên giới với Tunisia do số ca mắc COVID-19 cao.
Tính đến nay, Libya ghi nhận tổng cộng 253.436 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.548 ca tử vong.
Bức tranh ảm đạm về tiêm vaccine COVID-19: Mới 6,2% dân số thế giới tiêm đủ 2 liều Trong khi các nước trên thế giới nỗ lực triển khai tiêm vaccine COVID-19, thì tình trạng phân phối bất bình đẳng và chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng càng rõ nét. Nhân viên sân bay đẩy xe chở lô vaccine COVID-19 tại sân bay quốc tế Pristina ở Kosovo. Ảnh: AFP Theo tờ Foreign Policy, thoạt nhìn thì việc triển khai tiêm...