Johnson & Johnson: Công nghệ vector của vaccine không gây đông máu
Các nhà khoa học của Johnson & Johnson (J&J) hôm 16/4 bác bỏ lập luận rằng công nghệ vector virus của vaccine gây chứng đông máu.
Trước đó, trên Tạp chí Y học New England, tiến sĩ Kate Lynn-Muir và các đồng nghiệp tại Đại học Nebraska, Mỹ, cho biết tình trạng đông máu “có thể liên quan đến vector virus”. Công nghệ này được sử dụng trong cả vaccine của AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Cơ chế của nó là dùng virus vô hại (đóng vai trò vector) đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Ngày 15/4, tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết việc cả J&J và AstraZeneca sử dụng chung cách điều chế là “manh mối khá rõ” cho thấy các ca đông máu có thể liên quan đến nhau.
Trong báo cáo ngày 16/4, Macaya Douoguih, nhà khoa học trực thuộc J&J và các đồng nghiệp chỉ ra rằng vector được sử dụng trong vaccine của hãng và AstraZeneca “về cơ bản khác nhau”. Những khác biệt đó có thể tạo ra “hiệu ứng sinh học riêng biệt”.
Cụ thể, vaccine J&J chứa virus vô hại lấy từ người, trong khi vaccine AstraZeneca sử dụng virus từ tinh tinh. Các liều J&J có thêm đột biến của virus để ổn định thành phần protein trong nCoV, trong khi vaccine AstraZeneca thì không.
Video đang HOT
Tiến sĩ Dan Barouch, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus, Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconness của Đại học Harvard, nhận định: “Các vector rất khác nhau. Sự liên quan của chúng vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm này”.
Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng ở Chinatown, Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo, các nhà khoa học từ J&J cho biết hiện chưa đủ bằng chứng để khẳng định vaccine của hãng gây đông máu. Họ sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan y tế để đánh giá dữ liệu.
Hội đồng cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự kiến nhóm họp vào ngày 23/4 để đánh giá xem có nên nối lại tiêm chủng bằng vaccine J&J hay không.
Ngày 13/4, Mỹ khuyến cáo ngừng sử dụng vaccine này sau khi ghi nhận 6 ca rối loạn đông máu hiếm gặp. Toàn bộ bệnh nhân đều là phụ nữ, độ tuổi từ 18 đến 48. Một người đã tử vong, một ca khác ở bang Nebraska nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sự cố được đánh giá có thể làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ngay tại thời điểm nhiều bang đang đối mặt số ca nhiễm nCoV mới gia tăng, cũng như trở ngại với chiến dịch tiêm phòng.
Đến ngày 15/4, khoảng 78,5 triệu người Mỹ đã được tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19.
Hàn Quốc gia hạn lệnh giãn cách, triển khai tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn lệnh giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận cũng như ở các địa phương còn lại thêm hai tuần, từ ngày 15 - 28/3, song lệnh cấm tụ tập trên 5 người được nới lỏng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong lễ ra mắt trước khi tổ chức lễ cưới, hai gia đình có thể gặp gỡ tối đa 8 người; cho phép gặp gỡ dưới 8 người trong trường hợp có tối đa 4 người lớn đi cùng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Các thành viên trong một gia đình trực hệ có thể tụ tập tối đa 8 người. Nhà tắm công cộng ở Seoul và vùng phụ cận dừng hoạt động sau 22h, phòng xông hơi được phép sử dụng với điều kiện duy trì khoảng cách an toàn trên 1 m. Nhà hàng chuyên tổ chức sự kiện được phép hoạt động kinh doanh trở lại.
Cơ quan phòng dịch nhận định làn sóng lây nhiễm thứ ba ở Hàn Quốc vẫn chưa được kiểm soát và có xu hướng lan rộng gần đây. Trên thực tế, số ca mắc trung bình mỗi ngày trong tuần trước là hơn 400 ca, cao hơn 56 ca so với một tuần trước đó, thỏa mãn điều kiện để áp dụng mức giãn cách xã hội cấp độ 2,5 (số ca nhiễm trên toàn quốc từ 400 đến trên 500 ca). Đặc biệt, thủ đô Seoul và vùng phụ cận ghi nhận hơn 300 ca/ngày.
Từ tháng 4, Hàn Quốc triển khai đợt tiêm chủng mới cho đối tượng là người trên 65 tuổi, cư dân và nhân viên tại các cơ sở chăm sóc người tàn tật, các cơ sở giáo dục đặc biệt, trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ, trung tâm chăm sóc ban ngày và giáo viên tiểu học. Một hệ thống hỗ trợ an toàn trước và sau khi tiêm chủng sẽ được thiết lập để kịp thời hỗ trợ những người trên 75 tuổi. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị các thủ tục để thực hiện tiêm chủng cho các quan chức nhà nước phục vụ các hoạt động thiết yếu như đi công tác nước ngoài và các hoạt động kinh tế quan trọng khác.
Theo Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc Kwon Deok-cheol, chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 12 triệu người trong nửa đầu năm nay.
Số liệu thống kê của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố cùng ngày cho thấy Hàn Quốc đã có thêm 382 ca mắc COVID-19, trong đó có 370 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 96.017 ca.
Theo nhận định của KDCA, mặc dù đây là lần đầu tiên trong 1 tuần qua số ca mắc mới ở Hàn Quốc trở lại ngưỡng dưới 300 ca/ngày song vẫn khó để đánh giá xu hướng lây nhiễm đã được cải thiện. Đặc biệt, khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon) vẫn phát sinh rải rác các vụ lây nhiễm tập thể ở nơi làm việc. Tại các địa phương còn lại vẫn xuất hiện nhiều vụ lây nhiễm chủ yếu từ các cuộc gặp gỡ họ hàng và phòng xông hơi.
AstraZeneca trấn an các nước châu Âu về độ an toàn vaccine của hãng AstraZeneca mới đây đã phải đưa ra lời cam đoan rằng vaccine phòng COVID-19 của hãng này là an toàn sau khi một số quốc gia ngừng sử dụng vì lo ngại. Tiêm phòng COVID-19 bằng vaccine AstraZeneca tại Rome, Italy. Ảnh: Reuters Ngày 14/3, thêm Ireland và miền bắc Italy gia nhập danh sách ngày càng tăng các khu vực đình chỉ...