Jetstar Pacific báo lãi hơn 122 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019
Trước đó, sau nhiều năm khá kín tiếng trong việc công bố kết quả kinh doanh, cuối năm 2018, Jetstar Pacific bất ngờ cho biết, đã lãi 34 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Thông tin mới từ hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của hãng đạt trên 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 122,3 tỷ đồng.
Cũng trong nửa đầu năm 2019, Jetstar Pacific đã thực hiện gần 20 nghìn chuyến bay với trên 3 triệu lươt khách. Số ghế cung ứng nội địa của Jetstar Pacific tăng 0,5% trong khi khách nội địa bay cùng hãng tăng trưởng 1,3%, hệ số sử dụng ghế tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, sau nhiều năm khá kín tiếng trong việc công bố kết quả kinh doanh, cuối năm 2018, Jetstar Pacific bất ngờ cho biết, đã lãi 34 tỷ đồng trong năm, doanh thu đạt gần 9.000 tỷ đồng. Hãng cũng cho biết đã chuyên chở 6,2 triệu lượt khách trong năm này, tăng 14% so với năm trước. Hệ số sử dụng ghế hiệu quả thêm 2% so với năm 2017.
Video đang HOT
Hiện Jetstar Pacific có hai cổ đông chính là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines và Tập đoàn Hàng không quốc gia Úc – Qantas Group (Qantas Airways).
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Hãng bay Jetstar Pacific từng suýt bị giải tán vì thua lỗ nặng
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng.
Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tại Đại hội cổ đông thường niên của Vietnam Airlines diễn ra ngày 10/5, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc cho biết, việc tái cơ cấu Jetstar Pacific là quá trình rất gian nan.
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, Jetstar Pacific có 7 máy bay với độ tuổi trung bình là 14,7 năm.
Sau một thời gian dài thua lỗ triền miên, đến năm 2014, Jetstar Pacific đã bắt đầu có lãi
Theo ông Thành, việc hãng hàng không giá rẻ duy nhất của Việt Nam trong thời điểm đó thua lỗ kéo dài, thậm chí không có đủ khả năng trả tiền nhiên liệu bay khiến Chính phủ đã tính chuyện "giải tán" Jetstar Pacific để cắt lỗ và giảm gánh nợ thị trường.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập và nhấn mạnh đây là phương án khả thi nhất nhằm cứu Jetstar trước bờ vực phá sản.
Do đó, để vực dậy hãng hàng không này, Chính phủ đã giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại JPA, khi đó do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu.
Sau khi chuyển về Vietnam Airlines, thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Úc), Vietnam Airlines đã từng bước thực hiện tái cơ cấu toàn diện hãng hàng không này.
Trong đó có việc trẻ hóa đội bay thông qua việc trả trước hạn toàn bộ máy bay 5 chiếc B737-400 cũ đang khai thác để thay thế sang A320 đem lại hiệu suất cao hơn.
Nhân sự của Jetstar Pacific cũng được cấu trúc lại để giảm chi phí. Chiến lược phát triển thương hiệu kép VNA-JPA được áp dụng.
Những bước đi chiến lược này giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ 8,4 tỷ đồng vào năm 2014; năm 2015 lãi trên 112 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320 (có 150-180 ghế), tuổi trung bình 5,05 tuổi.
Đáng nói, lỗ lũy kế của Jestar Pacific hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản.
Theo anninhthudo.vn
Vì sao Vietnam Airlines im lặng sau dấu hỏi về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific? Dù dư luận đặt câu hỏi về khoản lỗ ròng hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific suốt thời gian qua và "ai là người chịu trách nhiệm?" nhưng phía Vietnam Airlines vẫn im lặng. Như Chất lượng Việt Nam Online (Vietq.vn) đã đề cập trước đó, trong bản cáo bạch niêm yết của CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; VNA), năm 2018...