Jenni Võ – Từ một du học sinh ở Anh đột nhiên rẽ sang nghề báo chí, 12 năm chọn cuộc sống của một người phụ nữ và một người mẹ đầy khác biệt
Hiện chị Jenni đang là Nhà báo kiêm Giám đốc sản xuất của Tạp chí Nữ Doanh Nhân với hơn 12 năm theo nghề và ngày ngày vẫn giữ trọn niềm đam mê.
Nghề nhà báo là một nghề quen thuộc với xã hội hiện đại. Bất kể ở quốc gia nào thì nghề báo luôn tồn tại và phát triền mạnh mẽ từ khi báo in ra đời. Đây là một trong những nghề được xã hội tôn trọng vì nắm trong tay nhiều nguồn thông tin nhanh chóng để đưa đến công chúng đồng thời cũng mang rất nhiều rủi ro. Đặc biệt khi người phụ nữ theo nghề thì càng có nhiều khó khăn, khắc nghiệt hơn nhất là về mặt thời gian.
Có người đã sớm bỏ nghề cũng vì thường xuyên thức đêm thức hôm, áp lực bài vở, về các mối quan hệ ở bên ngoài có khi mang đến cho họ sự phiền phức không đáng có. Còn hàng tỷ vấn đề khác để có thể khẳng định những ai theo nghề, trụ được với nghề đều phải có một tinh thần thép, một ý chí cùng sự đam mê với nghề lớn đến khó có ngôn từ nào diễn tả được.
Và chị Jenni Võ – Nhà báo, kiêm Giám đốc sản xuất Tạp chí Nữ Doanh Nhân là một minh chứng cho điều đó khi chị đã cống hiến suốt hơn 12 năm với nghề, trải qua vô số thử thách và cả sự đánh đổi một cuộc sống khác biệt với số đông phụ nữ hay người vợ, người mẹ bình thường khác. Hơn hết, chị còn là người xây dựng thành công nhiều thông tin bổ ích dành cho phụ nữ tại Việt nam, là cầu nối để giới thiệu không ít những nhân vật phụ nữ thành đạt trong xã hội được công chúng biết đến.
Chào chị Jenni, rất cám ơn chị đã nhận lời phỏng vấn trong ngày đặc biệt – Ngày nhà báo 21/6. Chị có thể kể về cái duyên đem chị đến với công việc báo chí như thế nào không?
Chị đi du học ở Anh về ngành marketing và những năm đầu khi quay về Việt Nam cũng hoạt động trong ngành Truyền thông Quảng cáo. Như một cái duyên công việc đó cho chị có cơ hội làm việc với báo chí và cũng có tham gia cộng tác cho một số đầu báo. Từ đó trong lòng chị dần hình thành niềm yêu thích với công việc viết lách nhưng thật sự chưa bao giờ chị nghĩ đến mình sẽ chuyển hướng hẳn sang nghề làm báo. Sau đó, trong một dịp tình cờ gặp gỡ một số anh chị trong nghề, qua những câu chuyện chị chợt có khát vọng muốn xây dựng một hình ảnh mới hiện đại hơn cho những người nữ doanh nhân Việt Nam. Và cái duyên để chị trở thành giám đốc sản xuất của tạp chí “Nữ Doanh Nhân” bắt đầu từ đó đến nay đã 12 năm.
Là một người phụ nữ khi viết về phụ nữ – đặc biệt là đối tượng doanh nhân nữ thì có gì khác biệt so với nhiều loại hình báo chí khác như giải trí hay những lĩnh vực khác?
Khi xây dựng nội dung hướng đến đối tượng nữ doanh nhân, chị nghiên cứu thị trường báo chí lúc ấy và nhận ra rằng khi viết về doanh nhân hầu như tất cả mọi người đều sử dụng hình ảnh một nam doanh nhân nào đó để làm đại diện. Hay khi nhắc đến nữ doanh nhân, mọi người thường hay nghĩ rằng họ lớn tuổi, nghiêm khắc, xa cách… Trong khi đó, những người phụ nữ thành công hiện nay đã ngày càng trẻ hóa, không chỉ về độ tuổi mà còn về nhân sinh quan của họ đối với công việc và cuộc sống. Họ biết cân bằng hơn giữa cuộc sống và công việc, biết làm hết mình chơi hết sức, biết làm đẹp biết diện những bộ trang phục tôn vinh vóc dáng làn da…
Những điều đó cũng cố thêm quyết tâm của chị trong việc phải xây dựng nên một hình ảnh nữ doanh nhân Việt kiểu mới. Đó là những người phụ nữ của thế hệ hiện đại, vừa tinh tế, vừa năng động, vừa bản lĩnh bên cạnh vì có thể chu toàn được gia đình và chăm sóc bản thân.
Một số bản layout do chị Jenni và ekip thực hiện viết về những người phụ nữ thành công trong mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.
Sau hơn 12 năm trong nghề chị có rút ra nguyên tắc riêng trong công việc của mình không – đặc biệt trong một ngành quan trọng đối với xã hội hiện đại, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mọi người?
Nguyên tắc làm báo của chị là luôn cố gắng phản ánh đúng bản chất của sự vật sự việc. Một bài viết hay theo chị là có thể truyền tải được cho độc giả những cảm nhận một cách chân thực và thực tế nhất về nội dung nhưng theo cách viết của tác giả. Đặc biệt đối với phong cách viết báo lifestyle – báo về lối sống mà chị đang theo đuổi, chị còn muốn có thể truyền cảm hứng và những cảm xúc tích cực cho người đọc để họ có thêm động lực phát triển sự nghiệp, phấn đấu trong cuộc sống. Là người chuyên phụ trách các chuyên mục phỏng vấn nhân vật doanh nhân, chị luôn cố gắng khai thác những mặt tích cực và thực tế nhất mà mỗi nhân vật sở hữu để có thể đem đến một chân dung, một tấm gương chân thực gần gũi không tô vẽ để ai cũng có thể học hỏi, noi theo một cách nhiệt huyết nhất.
Những lần tác nghiệp, phỏng vấn các nhân vật cho bài viết của chị Jenni.
Nghe chị tâm sự quả thật đó là một công việc vô cùng thú vị vậy chị có gặp khó khăn gì khi làm nghề không? Phải chăng đây là một nghề chỉ vui cùng con chữ và gặp những người thú vị? Nghề báo đem lại gì cho cuộc sống của chị?
Tất nhiên ngành nào cũng có những áp lực và những khó khăn riêng. Nhưng chị đã quen với guồng công việc và luôn nhìn mọi hướng theo mặt tích cực. Ngoài những đêm thức trắng hoàn tất bản vở, kiểm duyệt layout, dàn trang cho kịp tiến độ in. Những ngày tất bật chạy xuyên các quận trong thành phố để lấy tin tức, phỏng vấn viết bài. Nhiều khi cũng rất vất vả để sản xuất ra một bài viết. Không chỉ đơn giản là ngồi ôm laptop viết bài, mà đó là một quá trình tìm hiểu về nhân vật hoặc ngành nghề, chủ đề sắp viết rất lâu trước khi bắt tay vào hoàn thành bài.
Dù có những khi tới deadline không có thời gian dành cho bản thân nhưng chị nghĩ nghề báo cho chị rất nhiều. Những gì chị đạt được nhiều hơn những gì chị đã mất và đó cũng là lý do chị gắn bó 12 năm qua.
Điều đạt được trước hết là nghề báo cho chị sự hiểu biết. Đặc điểm báo lifestyle – báo về lối sống cho chị cơ hội tiếp cận với mọi thông tin, từ kinh doanh, tài chính, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, du lịch, làm đẹp, thời trang… Thêm vào đó chị được đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người thú vị, tài năng mở mang hiểu biết, nhận thức rõ những điều đáng trân trọng trong cuộc sống và công việc.
Điều thứ hai là nghề báo cho chị cơ hội được chia sẻ những hiểu biết đó cho rất nhiều người thông qua các bài viết của mình. Chị thấy mình sống có ích và cũng được góp phần vào cho cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi người xung quanh nhờ vào những cảm hứng tích cực trong từng bài viết của mình.
Điều thứ ba mà chị trân quý nghề báo là nó giúp chị có phong cách sống năng động hơn, không ngại khó ngại khổ, đòi hỏi chị phải vận dụng đầu óc liên tục để đi kịp với tốc độ của thời đại thông tin 4.0. Cũng nhờ đó chị không thấy mình là lạc hậu, không thấy mình cũ kỹ trong thế giới liên tục thay đổi này.
Video đang HOT
Làm công việc này chị thường xuyên phải đi tham dự các sự kiện, gặp vô số người khác nhau trong nhiều lĩnh vực và đó cũng là một trong những điểm đặc biệt khiến chị không bao giờ thấy chán với nghề.
Bệnh nghề nghiệp của các nhà báo cũng là một vấn đề rất lớn điển hình như mắt mờ – đau lưng – cổ vai gáy – thoái hóa cột sống do ngồi nhiều – tiếp xúc máy tính nhiều, nhưng những điều tự hào khi làm báo là rất nhiều. Không những biết thông tin nhiều mà còn là biết mới. Khi mình nhận được thông tin mới và viết ra một bài viết thì là mình là người xây dựng xu hướng nữa. Là người tác động tích cực đến độc giả bằng những câu chuyện thật, người thật.
Hiện nay có rất nhiều thông tin được đưa ra trên các báo mỗi ngày vậy người viết cũng như người đọc làm thế nào để tránh những tin tức không đúng và mang tính tiêu cực?
Nhìn chung thị trường báo chí thì có nhiều loại, tạp chí in, báo in, báo mạng, báo chính thống, báo lá cải… như các thị trường khác. Mỗi loại hình báo chí đều có mặt ưu khuyết xét về nhiều khía cạnh. Là người đọc hay ngươi viết thì cũng nên tỉnh táo và chọn lấy giá trị của mình để tìm nguồn cung cấp thông tin phù hợp, có thể đem đến thái độ sống tích cực theo thời gian. Tuy nhiên, cho dù là loại hình báo chí gì, thì sự thật luôn là sự thật, nên người làm báo phải tôn trọng điều này để giữ đạo đức làm nghề.
Thế khi nghĩ đến giới trẻ – một thế hệ mới chắc chắn sẽ có nhiều người kế thừa công việc của chị trong tương lai chị có chia sẻ gì với họ về nghề?
Trong công việc quản lý của mình, chị quan trọng nhất là việc xây dựng đội ngũ kế thừa. Chị không ngại tuyển dụng các bạn sinh viên trẻ tuổi, mới tốt nghiệp và không hề có kinh nghiệm. Điều chị cần là thái độ nghiêm túc với nghề. Chuyên môn có thể đào tạo, nhưng thái độ không dễ rèn. Chỉ có như vậy các bạn mới có thể viết ra những bài viết mà trước tiên chính bạn phải cảm thấy tự hào trước khi truyền tải đến độc giả.
Nguyên tắc đào tạo của chị còn là không giấu nghề. Chị có thể chia sẻ tất cả những bí quyết trong nghề mà chị đã đúc kết cho các bạn trẻ, miễn là họ chịu nghe, chịu học hỏi và trân quý những kiến thức đó của mình. Chị nghĩ không chỉ nghề báo, nghề nào cũng vậy, mỗi thế hệ sau nếu được người đi trước hướng dẫn tận tình chẳng phải sẽ có nhiều nhân tài hơn và ngành nghề đó sẽ phát triển hơn, chưa kể còn giúp hình thành một cộng đồng đồng nghiệp tương hỗ nhau vững mạnh trong nghề. Chị chỉ mong thấy một thế hệ nhà báo trẻ, năng động, tràn đầy năng lượng tích cực, yêu nghề và có tư duy cầu tiến ở hiện tại và trong tương lai gần.
Là một người phụ nữ có vẻ ngoài tươi trẻ so với tuổi, chị Jenni cho biết luôn giữ gìn sự lạc quan yêu đời, tiếp xúc với những người có năng lượng tích cực.
Những bạn biên tập viên trẻ nên đi ra ngoài tiếp xúc nhiều nhân vật, nhiều ngành nghề để có thêm vốn sống và vốn viết cho mình. Nhiều bạn có thể viết từng câu văn rất hay, bay bổng, ví von nhưng khi ráp lại thành bài thì thiếu logic, thiếu mạch lạc, thiếu cảm xúc, thiếu điểm nhấn, không đọng lại được những đúc kết giá trị cho người đọc…, đó là một điều cần lưu ý thêm khi làm nghề viết. Nhà báo phải là người cung cấp thông tin nên sự súc tích dễ hiểu và tính chân thật rất quan trọng khi viết bài. Và một người viết bài phải là một người có tâm. Khi đi phỏng vấn hoặc viết bài về bất cứ nhân vật hay vấn đề nào cũng phải bỏ công sức ra tìm hiểu từ bản thân nhân vật, ngành nghề, vai trò của họ, những đặc thù, những số liệu liên quan… để có thể khai thác nội dung sâu sắc, đạt độ tin cậy cao.
Phụ nữ hiện đại – đặc biệt là nghề nhà báo có một nhịp sống rất nhanh trong cuộc sống mỗi ngày. Và là một người phụ nữ có gia đình thì mọi việc dường như rất quá tải vậy chị có chú trọng việc cân bằng – một xu hướng mà mọi người hay nhắc tới hiện nay?
Chị quan niệm chúng ta không nhất thiết phải chăm chăm để cân bằng được cuộc sống và công việc. Với chị, công việc cũng chính là một “thú vui” trong cuộc sống của mình. chị cố gắng không tách bạch công việc ra khỏi cuộc sống mặc dù luôn hạn chế đem công việc về nhà. Nhờ đó chị thường đối mặt với các vấn đề vướng mắc trong công việc một cách nhẹ nhàng hơn. Chị coi nó như là những điều đương nhiên của cuộc sống mà mình bắt buộc phải trải qua. Vì ai cũng phải đối diện với những trách nhiệm công việc và gia đình đâu chỉ phải riêng mình.
Ngoài giờ làm việc để cho mình thư giãn và thấy yêu đời hơn, sở thích của chị còn thích chụp ảnh flatlay – chụp cái món đồ nhỏ xinh như mỹ phẩm, trang sức trong nhà. Chị cũng thích làm đẹp, chăm sóc da, để mỗi ngày cảm thấy mình đẹp hơn. Những thú vui này cũng bắt nguồn từ công việc làm báo của chị. Chị thường xuyên làm việc với hình ảnh hay kiểm duyệt tin tức của ngành làm đẹp khiến chị có tình yêu với chúng lúc nào không hay.
Chị cũng thích dạy con học, tranh thủ về sớm một ngày nào đó để đón con về. Hai mẹ con cùng nắm tay nhau đi trên đường hỏi han về một ngày học của con thế nào.
Chị Jenni bên ông xã và cậu con trai của mình.
Ngoài ra vì là một người làm nghề báo, thường xuyên tiếp xúc với chữ nghĩa nên điều đầu tiên chị dạy con mình là bảng chữ cái và cách viết chữ. Chị rất chú trọng phát triển cho con về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói vì chị cho rằng một người có thể giao tiếp được trôi chảy sẽ có thể làm được rất nhiều việc khác.
Với chị, để công việc và cuộc sống có thể cân bằng và dung hòa với nhau, chị chọn tận hưởng từng khoảnh khắc trong công việc lẫn trong cuộc sống. Cho dù đó chỉ là khoảnh khắc đơn giản nhất như lúc đọc lại một bài viết mình vừa hoàn tất hay đi dự một sự kiện. Trong lúc đang bận tất bật, chị cũng luôn cố gắng tìm ra được những điều thú vị nhất trong các công việc đó để mà tận hưởng, để thấy rằng cho dù là việc nhỏ hay việc to, tất cả đều là những trải nghiệm đáng giá.
Cám ơn chị Jenni đã hé lộ những điều vô cùng thú vị về nghề báo. Mến chúc chị và các nhà báo luôn yêu nghề và đem những thông tin bổ ích đến với độc giả và xã hội.
Một số hình ảnh khác của chị Jenni Võ.
Người mẹ ngạc nhiên với con trai du học sinh Anh "công tử bột" dọn sạch toilet khu cách ly
Chị Hoa vô cùng lo lắng bởi trong trí nhớ của chị, Hoàng Nam là đứa trẻ vô cùng... sợ bẩn.
Tháng 8/2019, mới nửa năm trước, chị Nguyễn Quỳnh Hoa (làm việc trong ngành hàng không, hiện đang sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) còn nhớ mãi cảnh tiễn con ở sân bay với nỗi lòng đầy ắp những lo toan, nhớ nhung khi lần đầu để con trai rời xa vòng tay cha mẹ.
Hoàng Nam (sinh năm 2002), con trai chị Hoa nhận được học bổng với mức tối đa để theo học ngành bác sĩ tâm lý của trường đại học Oxford. "Ngành học yêu thích của con hiện Việt Nam chưa đào tạo, đi đến đâu cũng nhận được cảnh báo "học ngành này rất khó". Thế nhưng con khẳng định "khó với người không đam mê chứ không khó với con". Vậy là tôi buộc phải cho con đi du học dù đối với người mẹ, đó là một sự đánh đổi rất lớn", chị Hoa tâm sự.
Sang tới Anh, Hoàng Nam nhập học level A tại Trường đại học UEA - ngôi trường xếp thứ 15 toàn thế giới trong thời gian chờ theo đuổi vào Oxford. Mọi chuyện tưởng như ổn thoả nhưng chỉ đúng 7 tháng sau, biến cố lớn đã ập đến, hơn cả mọi điều chị Hoa từng lo lắng và có thể tưởng tượng ra: Nước Anh bùng phát dịch COVID-19, trường học đóng cửa, chính phủ hạn chế mọi hoạt động, người dân náo loạn tranh giành lương thực tích trữ.
Chị Quỳnh Hoa và con trai Hoàng Nam du học sinh Anh.
Nửa cuối tháng 3, khi những thông tin bất an đầu tiên xuất hiện, Hoàng Nam có gọi điện về trấn an mẹ, đồng thời cho biết bản thân sẽ ở lại hoàn thành dự án học tập thay vì về nước bởi những lo lắng việc hạn chế xuất nhập cảnh cũng như tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm khi đi lại.
Khi hai mẹ con đã thống nhất như vậy thì đến ngày 19/3, Hoàng Nam bất ngờ nhận email của trường học thông báo nước Anh "vỡ trận", tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, dự trữ y tế của Anh chỉ đủ cho người bản xứ và khuyên học sinh nên về nước.
Trời đất như sập lại với nhau thành một mớ hỗn độn, mẹ hoang mang, con bàng hoàng. Dù Hoàng Nam đã đóng tất cả các loại bảo hiểm và chế độ y tế của Nam được hưởng như một cư dân bản xứ. Nhưng lòng người mẹ có khi nào yên khi để con một mình nơi xứ người. Chị Hoa bắt đầu lo kiếm vé cho con về.
Hành trình gian nan bắt đầu.
48 tiếng không dám thở tìm tấm vé giải cứu con khỏi nước Anh
Liên hệ tất cả các phòng vé quen biết trong hãng cũng như ngoài hãng với mối quan hệ của người trong ngành, cùng một lúc khoảng 20 đại lý xới tung mọi mạng lưới để tìm vé cho chị Hoa.
Lúc đó tìm một chiếc vé bay thẳng của VNA về TP.HCM gần như khả năng bằng không, còn những chuyến bay quá cảnh thì lại quá phiêu lưu vì thời điểm đó các sân bay thứ 3 đều từ chối các chuyến bay từ Anh. Chị Hoa chấp nhận cả chuyện máy bay sẽ đáp tại Hà Nội nhưng cũng không hề dễ dàng.
Suốt một ngày trời từ 6h30 sáng tới 10 giờ đêm chị Hoa không ăn không nghỉ cùng gần 20 đại lý vé tìm hiểu các hãng, đánh giá chặng bay, phân tích phán đoán khả năng thành công và thất bại cho từng chặng đi.
Đúng như nồi dầu đang sôi!
Cuối cùng đến tối cũng có kết quả từ người bạn thân. "Có vé rồi nhé bạn" - nghe câu đó, chị Hoa như được sống lại, reo hò mừng vui như đứa trẻ được quà. Gọi điện báo con chuẩn bị hành lý. Nhưng như không tin vào tai mình, 30 phút sau chị hỏi lại bạn lần nữa thì lại nhận được tin " Trục trặc rồi, chỉ vì một sơ suất rất nhỏ dẫn đến chậm trễ một phút và chỗ đó bị người khác vào rồi".
Đất dưới chân chị Hoa như sụp đổ.
Hoàng Nam - con trai chị Hoa nhận học bổng mức tối đa để theo học ngành bác sĩ tâm lý tại Anh.
Nhưng cô bạn bảo là " Con cứ ra sân bay đi, tới đó sẽ bố trí chỗ cho con đi". Chị Hoa thoạt nghĩ "Sao giống đi xe đò vậy". Nếu con không có vé, một mình ra khỏi trường để đến London khi đang bùng dịch, rồi lang thang ở sân bay, nguy cơ lây nhiễm là bao nhiêu? Lại cả một đêm không ngủ lo đứng lo ngồi, chờ mong trời sáng.
" Như có tổ tiên trời phật che chở, 8h30 sáng bạn nhắn cho mã vé. Người như được bay là đà cách mặt đất 20cm", chị Hoa kể.
6 giờ chiều máy bay cất cánh ở London, 9 giờ sáng Hoàng Nam mới nhận được mã vé ở thành phố Norwhich. Cậu du học sinh gấp gáp thu dọn mọi thứ, lao ngay ra bến tàu để khởi hành.
Mọi chuyện chị Hoa chưa dám yên lòng. Từng dòng tin nhắn của con mang đến cảm xúc khác nhau:
Con tới sân bay rồi!
Rồi con đang xếp hàng đợi!
Rồi, con check-in xong rồi!
Máy bay chuẩn bị cất cánh mẹ nhé!
Sau 2 ngày trời hình như đến giờ đó, chị Hoa mới được thở một cách bình thường.
"Về Việt Nam có nghĩa là con đã được sống rồi, vậy là mẹ đã cứu được con! Lúc đó tôi đã nghĩ vậy. Đối với tôi việc mua được vé chuyến bay cuối cùng của VNA từ London bay thẳng về Sài Gòn lúc đó là một phép màu, nó như một huyền thoại!", chị Hoa vẫn còn rất nhiều cảm xúc khi nhớ lại.
Hoàng Nam bên bạn bè ngày sang Anh du học.
Chuyến bay huyền thoại với cả gia đình chị Hoa lúc đó về Việt Nam được đáp ở sân bay Cần Thơ và Hoàng Nam được đưa thẳng vào trung tâm cách ly ở trường Quân Sự Bạc Liêu. Dù đã xác định con sẽ phải cách ly tập trung 2 tuần, chị Hoa vẫn vô cùng lo lắng bởi trong trí nhớ của chị, Hoàng Nam là đứa trẻ vô cùng... sợ bẩn.
" Mặc dù con trai đã xác định ngay từ bé là sẽ đi du học và cố gắng học hỏi một số việc cần thiết để tự lo cho bản thân như nấu ăn, dọn dẹp, rửa bát, quét nhà... nhưng tính chất của những đứa trẻ lớn lên ở thành phố trong xã hội thời nay dường như vẫn chẳng biết gì nhiều hơn ngoài việc học và những kỹ năng tự lập nhỏ nhặt như thế.
Con trong trí nhớ của người mẹ như tôi còn rất nhát gan, hay sợ côn trùng và sợ bẩn. Xét cho cùng, vẫn là cậu ấm công tử bột", chị Hoa nói.
Vậy nhưng Hoàng Nam - cậu du học sinh Anh Quốc - đứa con trai mà chị vẫn coi là "công tử bột" ấy lại khiến chị phải ngạc nhiên.
Hoàng Nam - cậu con trai mà chị Hoa coi là "công tử bột" lại khiến mẹ ngạc nhiên ngày trở về.
Cậu du học sinh Anh tự tay thông tắc toilet khu cách ly
Môi trường sinh hoạt với các bữa ăn cơ bản được chuẩn bị sẵn, ngủ tập trung và sử dụng toilet chung đúng kiểu bộ đội tại trường Quân sự Bạc Liêu - điều kiện sống mà một cậu "công tử bột" chưa từng trải qua lại là cơ hội để Hoàng Nam chứng tỏ với gia đình sự trưởng thành của mình.
Trong thời gian cách ly, không phải mẹ động viên con mà ngược lại là, Hoàng Nam liên tục động viên chị Hoa.
"Con tốt mẹ ạ, mẹ đừng lo.
Mẹ phải xác định con đã về được Việt Nam là tốt lắm rồi.
Về được là chắc chắn sống, ở lại bên đó chưa chắc.
Khuôn viên nơi cách ly thoáng đãng, mát mẻ. Các chú chăm sóc quan tâm rất nhiệt tình, ăn uống sinh hoạt đúng giờ, con hoà nhập tốt.
Mẹ không cần lo đâu, không cần gửi bất cứ thứ gì. Ở đây các chú lo đầy đủ đúng giờ, không thiếu gì đâu.
Có 2 tuần thôi, mẹ không nên lo nhiều quá"....
Những dòng tin nhắn của Hoàng Nam khiến chị Hoa nhẹ lòng an tâm. Bà mẹ thậm chí còn không thể tin được khi Hoàng Nam kể lại câu chuyện tự dọn dẹp và xử lý khu toilet với bồn cầu bị tắc một cách bình thản.
"Trong tôi, con là đứa trẻ, một con nhện cũng sợ, một con ruồi cùng không dám nhặt. Vậy mà trong khu cách ly, con lại có thể tự thông tắc bồn cầu bằng axit sunfuric 50%, tự lồng tay vào ống quần jean để thay găng bảo hộ trong điều kiện thiếu thốn chứ không làm phiền bất cứ ai."
Hoàng Nam đã cho mẹ và nhiều người thấy được không chỉ là sự trưởng thành của bản thân mà còn là vấn đề ý thức mỗi cá nhân khi vào cuộc sống tập thể, để những người tình nguyện làm công tác cách ly ở Trường Quân sự Bạc Liêu bớt đi phần nào vất vả cũng như để bản thân tự thoải mái trong sinh hoạt.
Hoàng Nam gửi ảnh cho mẹ về khu cách ly thoáng mát, thoải mái tại trường Quân sự Bạc Liêu. Nam du học sinh sinh năm 2002 chấp hành quy định cách ly 14 ngày của nhà nước với thái độ vô cùng tích cực.
Căn phòng nơi ở cách ly của Hoàng Nam khi mới tới. Trong khi nhiều du học sinh thời gian gần đây "mất điểm" trầm trọng khi đăng bài chê bai khu cách ly thì Hoàng Nam thay vì than vãn đã tự mình dọn dẹp sạch sẽ, thậm chí tự xử lý khu toilet bị tắc thay vì phiền đến người khác - hành động được rất nhiều cư dân mạng "thả tim".
Con chưa muốn về nhà! Mẹ hãy kiên nhẫn thêm nhé!
Trong suốt thời gian Hoàng Nam ở trường Quân sự Bạc Liêu, không như nhiều phụ huynh khác, chị Hoa không đến khu cách ly gặp con lần nào. Những tưởng 2 tuần trong khu cách ly, Hoàng Nam sẽ có bao nhung nhớ dồn nén cùng mong muốn được trở về ngôi nhà ấm cúng cùng cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng đến ngày cách ly tập trung cuối cùng, chị Hoa lại nhận được tin nhắn từ con trai. Hoàng Nam cho biết sẽ "chưa về nhà ngay"
"Mẹ ạ! Thời gian ở đây con đã suy nghĩ kỹ rồi.
Hôm tới hết cách ly tập trung con chưa về nhà ngay đâu. Mẹ bố trí cho con chỗ nào cũng được, con sẽ ở riêng tự cách ly thêm khoảng 1 tuần nữa. Ở đây có tới 4 người bị dương tính với virus. Có thể mầm bệnh vẫn đang ủ đâu đó mà thời gian ở đây chưa phát hiện ra.
Con không muốn con về nhà được mấy hôm lại phát bệnh cho mọi người, nhất là mẹ, vì mẹ là người nhiều bệnh nền, cơ địa yếu, em Bin cũng có bệnh nền là viêm xoang.
Con biết là ở riêng thêm một tuần thì con cực thêm vì phải tự lo, lại con nhớ cả nhà nữa. Nhưng an toàn là trên hết mẹ ạ", Hoàng Nam nhắn cho chị Hoa.
Những suy nghĩ của cậu con trai trẻ tuổi mà không non dạ làm chị Hoa bất ngờ, suy nghĩ rồi ngậm ngùi, rơi nước mắt vì thương con.
Hoàng Nam thuyết phục mẹ cho mình được tự cách ly riêng thêm 1 tuần sau 2 tuần cách ly tập trung ở trường Quân sự Bạc Liêu để đảm bảo an toàn.
Cả gia đình chị Hoa lại đếm thêm 1 tuần, thêm 7 ngày mong ngóng. Vậy nhưng, chị Hoa cho biết, ngày con về nhà, chị sẽ chẳng thiết đãi linh đình mà chỉ để con tự nấu cùng mẹ một bữa cơm với những món ăn giản dị như những gì con đang mong muốn. Để cả nhà cùng chung vui sau chuyến bay dài ngày nhất này của con.
Một chặng bay kéo dài 21 ngày.
Những ngày 'sống chậm' của du học sinh Anh trong khu cách ly Âm nhạc từ ban công mỗi tối tại khu cách ly khiến Thuận - du học sinh trở về từ Anh - cảm thấy nhẹ nhàng và lạc quan hơn. Cậu cũng làm nhiều video để lưu lại nhật ký cách ly như một trải nghiệm không thể quên. Lê Minh Thuận, 21 tuổi, du học sinh Anh, đang thực hiện cách ly...