Chồng đòi vào phòng sinh để động viên vợ, ngờ đâu con còn chưa ra đời mà ông bố tương lai đã được y tá đẩy ra bằng xe lăn vì đi không nổi!
Trước đó, ông bố tương lai này vốn nghĩ sinh con chẳng khó khăn gì, phụ nữ trên cả trái đất này đều sinh được đấy thôi.
Đối với các bà mẹ tương lai, trong cuộc vượt cạn “sinh tử”, nếu có chồng bên cạnh động viên tinh thần thì thật chẳng còn gì bằng. Chắc chắn họ sẽ được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh. Nhiều ông chồng tâm lý cũng sẵn sàng vào phòng sinh cùng vợ, kề vai sát cánh bên người phụ nữ của đời mình trong thời khắc khó khăn.
Hẳn mọi người sẽ tưởng tượng, hình ảnh ông chồng trong phòng sinh ắt là đầy mạnh mẽ và vững chãi như cây tùng, cây bách. Họ sẽ nắm chặt lấy tay vợ không rời, nhìn vợ với ánh mắt dịu dàng, miệng thì liên tục nói lời động viên ngọt ngào. Để rồi sau đó cả hai cùng vỡ òa hạnh phúc khi lần đầu được nhìn mặt con yêu. Kết thúc đoạn phim, ông chồng dịu dàng thơm trán vợ, thơm má con, xúc động bày tỏ lòng biết ơn vợ đã chịu đựng vất vả nhường ấy.
Dù rất muốn cùng vợ trải qua thời khắc vượt cạn nhưng ông chồng này đành “lực bất tòng tâm”.
Nhưng đôi khi mơ mộng thì hay lắm, còn thực tế lại khác quá xa, phũ phàng gấp bội. Một câu chuyện trong khoa phụ sản ở một bệnh viện tại Trung Quốc vừa được lan truyền trên MXH khiến cư dân mạng không khỏi dở khóc dở cười. Có ông bố tương lai nọ, hào khí bừng bừng theo vợ vào phòng sinh. Nhưng khi con còn chưa ra đời thì anh đã cấp bách nhờ đến y tá đẩy ra ngoài, lại còn phải ngồi trên xe lăn vì chân không để đứng vững nữa chứ!
Lý do rất đơn giản thôi, người đàn ông to cao sắp lên chức bố này bị chóng mặt khi ở trong phòng sinh với vợ. Trước đó, anh vốn nghĩ sinh con chẳng khó khăn gì, phụ nữ trên cả quả đất này đều sinh được đấy thôi. Nhưng khi được chứng kiến tận mắt cảnh tượng khủng khiếp diễn ra trong phòng sinh, tâm lý yếu mềm của anh đã quá sức chịu đựng.
Nào là máu, nào là tiếng khóc lóc, kêu gào vì những cơn đau đẻ của vợ. Rồi ánh đèn trắng lóa, những dụng cụ y tế va chạm loạch xoạch nghe thôi đã rợn cả người. Các y bác sĩ mặc trang phục trắng, đi lại như con thoi, gấp gáp, vội vã. Tất cả tổng hòa tạo nên một khung cảnh có sức uy hiếp lớn đối với tinh thần anh. Chân anh mềm nhũn, đầu váng mắt hoa, cuối cùng không thể cầm cự nổi nữa, phải nhờ y tá dùng xe lăn đẩy ra ngoài.
Video đang HOT
Cánh cửa phòng sinh đóng lại sau lưng rồi nhưng mặt mũi anh vẫn hiện rõ vẻ bơ phờ, khiếp vía.
Cư dân mạng cũng được dịp bình luận rôm rả:
- Đàn ông to lớn thế mà thấy máu đã choáng váng. Kiếp sau để anh ta sinh con đi cho biết mùi!
- Chị họ tôi sinh con, chồng chị ấy vào phòng sinh còn ngất ngay tại trận cơ!
- Qua vụ này ông chồng này thể nào cũng bị bóng ma tâm lý! Tốt nhất không nên cho đàn ông vào phòng sinh.
- May anh ta không phải phụ nữ, nếu không mỗi tháng sẽ bị choáng váng mấy ngày!
- Lúc tôi đẻ, chồng tôi vẫn cố cầm cự được nhưng nhìn sắc mặt xem chừng cũng khiếp đảm lắm!
Vẫn biết đối với sản phụ có chồng bên cạnh trong phòng sinh là một sự an ủi, khích lệ rất lớn. Nhưng có trường hợp người vợ không nên để chồng mình đồng hành trong giờ phút khó khăn ấy, đó là khi chồng bạn thuộc về một trong các mẫu đàn ông sau đây:
Người khó tính: Nhiều người đàn ông có tính khí cáu kỉnh, khó chịu, không biết thể hiện sự quan tâm. Khi vào phòng sinh, chứng kiến sự đau đớn tới mức mất kiểm soát của vợ, có khi họ lại chính là người la hét và cáu gắt hơn cả sản phụ. Chính vì thế có chồng bên cạnh thậm chí còn khiến sản phụ căng thẳng hơn, chứ nào có tác dụng động viên, an ủi gì. Ngoài ra, mẫu người chồng này còn làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của bác sĩ đỡ đẻ.
Người có tố chất tâm lý kém: Cảnh em bé chui ra từ cơ thể của người mẹ, cảnh tượng máu chảy, các thao tác dọn sạch nhau thai, khâu tầng sinh môn và cả những tiếng la hét, khóc lóc của sản phụ sẽ là cơn “ác mộng” với người chồng có tố chất tâm lý kém. Lúc này thì chính họ còn cần người giúp đỡ, nói gì tới việc tiếp thêm động lực cho vợ mình.
Người thiếu kiên nhẫn: Với mẫu người không có sự kiên nhẫn thì cho dù là trong hoàn cảnh vợ mình đang đau đến chết sống lại trên giường sinh, họ vẫn mất kiên nhẫn như thường. Mà việc sinh nở đối với mỗi sản phụ diễn ra chẳng ai giống ai. Có người sinh nhanh chóng và thuận lợi nhưng cũng có sản phụ đau đẻ tới 1,2 ngày mới sinh. Điều này đòi hỏi người chồng bên cạnh phải thật kiên nhẫn, luôn duy trì được thái độ nhẹ nhàng để an ủi, vỗ về vợ. Một người mất kiên nhẫn chắc chắn không thể làm được việc đó. Vậy nên cách tốt nhất là không để họ vào phòng sinh cùng vợ, tránh gây áp lực tâm lý thêm cho sản phụ.
Tú Cầu
Dân mạng viết thư tay, gửi quà ủng hộ y bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai
Những món quà nhỏ hay lời gửi gắm ấm áp của người dân tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhân viên y tế đang gồng mình chống dịch tại bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 30/3, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có 33 trường hợp liên quan được xác nhận dương tính với virus corona. Trong đó gồm 2 điều dưỡng viên, 22 nhân viên Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ, còn lại là bệnh nhân và người thân. Bạch Mai trở thành ổ dịch Covid-19 lớn và có tính chất nguy hiểm nhất cả nước. Khi bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", Bạch Mai đối mặt nhiều khó khăn khi nhiều nhân viên y tế phải cách ly tại nhà, không thể tới bệnh viện thay ca. Trong khi đó, số bệnh nhân cần được chăm sóc là rất lớn, tạo áp lực cho những người đang ở lại làm việc trong viện.
Trên diễn đàn, dân mạng bày tỏ sự ủng hộ, động viên đối với những y bác sĩ, nhân viên đang phải gồng mình chống chọi với dịch bệnh trong giai đoạn khó khăn này. "Cuộc chiến thời bình của những thiên thần áo trắng, cả nước ghi nhận những đóng góp và sự hy sinh của họ. Mong bình an đến với mọi người", tài khoản Thanh Mai bày tỏ.
Món quà nhỏ từ sự chung tay của mọi người được chị Hoa (Cầu Giấy) gửi tới các nhân viên y tế tại Bạch Mai. Những thùng sữa, hoa quả kèm theo lá thư tay gửi gắm tình cảm cùng sự biết ơn trước sự hy sinh của toàn thể y bác sĩ. "Những ngày này, cả nước đang gồng mình lên chống dịch. Mọi biện pháp hữu hiệu nhất đang được thực hiện. Nơi nóng bỏng, vất vả, nguy hiểm nhất là nơi anh chị đang bám trụ", chị Hoa viết. Ảnh: Hoa Vtk.
Nhiều sinh viên, cán bộ ngành y nói riêng và dân mạng nói chung cùng động viện tinh thần cho các chiến sĩ ở Bạch Mai bằng cách thay logo ảnh đại diện trang cá nhân. "Chúng ta được bình yên, ở nhà tránh dịch bên người thân cũng là nhờ công sức lớn của các anh, chị, cô, chú bác sĩ, y tá tại Bạch Mai. Họ đang chiến đấu hết mình. Tôi yêu Bạch Mai. Bạch Mai cố lên!", Hà Trang viết.
Ngay trong đêm 28/3, quân đội đã hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai dựng lên một bệnh viện dã chiến trong khuôn viên bệnh viện. Cùng thời điểm, Binh chủng Hóa học đã huy động 10 phương tiện đặc chủng để khử trùng, tẩy độc tại cơ sở này.
Trước tình hình dịch căng thẳng, dân mạng liên tục chia sẻ những bài đăng tích cực nhằm cổ động tinh thần cho các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch. Thông tin về cập nhật về diễn biến dịch cũng được đăng lên. Cộng đồng mạng cùng kêu gọi những người từng đến bệnh viện này trong khoảng thời gian có nguy cơ lây nhiễm trình báo để được xét nghiệm.
"Các bác sĩ đang làm hết sức mình, trách nhiệm của chúng ta là khai báo chính xác thông tin", "Vừa ấm lòng, vừa xúc động trước những hy sinh của đội ngũ y bác sĩ tại Bạch Mai", "Bạch Mai chiến đấu vì cả nước, cả nước xin hướng về Bạch Mai" - những lời cổ vũ được mọi người gửi gắm tới nhân viên y tế Bạch Mai.
Chàng trai người Việt ở Nhật 'cào' tuyết, gửi lời động viên 'cố lên' đến đồng bào đang chống dịch Lao động Việt Nam tại Nhật Bản hướng về tổ quốc, động viên nhân dân cả nước thực hiện quy định chống dịch của chính phủ. Việt Nam đang bước vào giai đoạn áp dụng triệt để các biện pháp chống dịch, nhất là sau khi dịch viêm phổi cấp Covid-19 có nhiều diễn biến mới phức tạp. Thể hiện tinh thần hướng...