Jeff Bezos kẻ thiên tài lập dị đứng sau đế chế công nghệ Amazon
Đứng sau sự thành công vượt bậc của gã khổng lồ Amazon chính là một “gã khổng lồ” khác mang tên Jeff Bezos. Cuộc sống cá nhân, con đường sự nghiệp và hơn hết chính là khối tài sản kếch xù của ông luôn nhận được một sự quan tâm nhất định
Chúng ta đang vừa bước qua một thập kỷ với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ. Chính vì vậy, sẽ chẳng có gì bất ngờ khi trong danh sách 10 người kiếm tiền nhiều nhất thập kỷ qua (từ năm 2010 đến năm 2020) do tạp chí Forbes thống kê có đến 7 “đại gia công nghệ” quen thuộc.
Và vị trí đầu bảng vẫn gọi tên Jeff Bezos – ông trùm cuối cùng của làng công nghệ cũng như ngành thương mại điện tử trên thế giới. Là một trong những nhân vật công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất, liệu đằng sau bộ óc thiên tài ấy là gì và phía trong túi tiền tỷ đô ấy ra sao? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
Một CEO và một Amazon… lập dị
Người ta thường hay gọi thiên tài là những kẻ lập dị. Và đối với Jeff Bezos vừa là một tỷ phú, vừa là một thiên tài thế nên mức độ ‘lập dị” của ông cũng sẽ rất khác.
Jeff Bezos đã có một tuổi thơ không mấy trọn vẹn khi cha ông bỏ đi từ lúc ông mới 17 tháng tuổi, còn mẹ ông khi ấy chỉ có 16 tuổi. Thế nhưng trong một cuộc sống rất đỗi bình thường ấy, Jeff đã sớm bộc lộ tư duy thông minh “khác người”. Từ bé, ông đã tự tay tháo rời chiếc nôi của mình bằng tuốc nơ vít với lý do muốn ngủ trên giường người lớn
Ông đã khá suôn sẻ trong những bước lập nghiệp đầu tiên. Jeff vẫn nghĩ bản thân sẽ trở thành nhà vật lý học lý thuyết như ước mơ hồi bé cho đến khi ra trường, ông lại làm việc trong lĩnh vực tài chính ở New York và dễ dàng vươn lên vị trí Phó Chủ tịch của quỹ phòng hộ D.E. Shaw chỉ sau 4 năm.
Thế nhưng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thời điểm ấy, ông lại quyết định từ bỏ và thực thi hóa mô hình ấp ủ lâu của mình mà sau này chính là Amazon vĩ đại. Quyết định khi ấy của ông đã bị nhiều người hoài nghi và cho rằng rất “lập dị và điên rồ”. Và sự ra đời của Amazon chính là kết quả cho sự lập dị của một thiên tài, nó đã thay đổi không chỉ cuộc đời của chính Jeff Bezos mà còn cả ngành thương mại điện tử tiềm năng trên thế giới.
Sự lập dị ấy vẫn theo Jeff Bezos từ khi sáng lập cho đến cả cách vận hành một đế chế khổng lồ Amazon. Được mệnh danh là “ông chủ khó tính”, Jeff Bezos đòi hỏi ở bản thân cũng như các nhân viên của mình rất nhiều kỹ năng và tố chất nhất định.
Từng có thời gian vị CEO này muốn nhân viên làm việc ít nhất 60 giờ/tuần và trong suy nghĩ của ông chưa từng có khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Chính vì được dẫn dắt bởi vị CEO lập dị này mà ở môi trường ở Amazon đã xuất hiện rất nhiều quy định “kỳ quặc” như hạn chế nhân viên sử dụng power point và khuyến khích sử dụng giấy bút để tăng khả năng tư duy phản biện.
Hay là chính sách “Tặng ngay 100 triệu nếu nhân viên đó nghỉ việc” nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên công ty hơn.
Video đang HOT
Môi trường làm việc ở Amazon thực sự rất cạnh tranh và khắc nghiệt nhưng có lẽ vì vậy Amazon mới xứng đáng là một trong những công ty lớn và hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay.
“ Sáng tạo nên nằm trong DNA của công ty”, đó chính là quan niệm của Jeff Bazon và Amazon được tạo nên cũng bởi chính nền tảng xương sống đó. Từ một nhà bán sách trực tuyến năm 1994 đến một đế chế bán “mọi thứ bạn cần” và giờ đây là lấn sân qua tất cả các thị trường và lĩnh vực công nghệ, tất cả đều được tạo dựng từ những nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của Jeff Bezos.
“Tương lai của loài người không nằm trên hành tinh này”
Câu nói chính là suy nghĩ từ lúc còn bé của Bezos, khi ông luôn trao đổi với với cô giáo về “tương lai sinh sống ngoài trái đất” của loài người. Có thể nói công nghệ chính là sở trường còn vũ trụ không gian chính là đam mê của Bezos.
Vì vậy khi Amazon đã có một vị thế nhất định, ông đã quyết định đầu tư thành lập công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Đây cũng chính là công ty thương mại đầu tiên thành công trong việc phóng tên lửa tái sử dụng.
Sự ra đời của Blue Origin chính là minh chứng cho lời khuyên đúng đắn của Jeff Bezos rằng hãy làm thật tốt việc bản thân giỏi rồi hẵng theo đuổi điều mình muốn.
“Tôi không nghĩ là mình sẽ hối tiếc về việc thử và thất bại. Tôi chỉ tin rằng tôi sẽ bị ám ảnh mãi nếu không thử gì cả.”
Đó chính là lời giải thích của ông hoàng Dotcom khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ như vậy. Ông còn tham vọng trong tương lai, Blue Origin sẽ hỗ trợ các chuyến bay vũ trụ với quy mô lớn hơn và tiến hành “xâm chiếm” hệ mặt trời. Đối với Bezos, đây là “công việc quan trọng nhất mà ông đang làm”.
Tiền chính là loại quyền lực mạnh nhất
Nhắc đến Jeff Bezos, điều đầu tiên làm người ta nhớ đến không phải tài năng lập dị hay cuộc sống đời tư phức tạp mà chính là khối tài sản khổng lồ hay chính xác hơn là cái vị trí “người giàu nhất hành tinh” của “ông trùm công nghệ” này.
Khi Amazon bắt đầu tăng trưởng mạnh và trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, Jeff Bezos chính thức vượt mặt ông chủ Microsoft Bill Gates trở thành tỷ phú giàu có nhất vào tháng 10/2017. Với tài sản thống kê lên đến 116.7 tỷ USD đã giúp ông kiên định ở vị trí người giàu nhất hành tinh hiện tại.
116.7 tỷ đô là một con số khổng lồ nhưng để hình dung rõ hơn về tổng tài sản của Jeff Bezos ta có thể sử dụng vài phép so sánh như sau:
Mỗi phút, Jeff Bezos kiếm được gần 150,000 USD, cao hơn gấp 3 lần thu nhập trung bình hàng năm của người lao động Mỹ.
Tài sản của ông chủ Amazon bằng khoảng 23% tổng số tài sản từ 100 trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Tỷ phú Bezos giàu đến nỗi việc ông chi 1.1 triệu USD cũng chỉ như một người Mỹ trung bình tiêu 1 USD.
Khối tài sản của Bezos bằng với GDP của đất nước Slovakia. Tổng GDP của 3 nước Iceland, Afghanistan và Costa Rica là gần 105 tỷ USD. Con số này vẫn thấp hơn tài sản của ông chủ Amazon.
Chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng chính trị và kinh tế vẫn luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, là một tỷ phú giàu bậc nhất thế giới như Jeff Bezos sẽ có một “sự quan tâm” nhất định đối với các chính trị gia. Luôn được kỳ vọng sẽ tham gia vào các buổi “back tie” liên quan đến chính trị nhưng tỷ phú công nghệ Jeff Bezos dường như không quá hứng thú với những quy luật ngầm này.
Sức ảnh hưởng của Jeff được phủ rộng khắp nước Mỹ và cả thế giới. Margaret O’Mara – giáo sư lịch sử tại Đại học Washington từng nhận định về vị tỷ phú này như sau: “Ông ấy được cảm ơn tại Quả Cầu Vàng và là đối tượng mà tổng thống Mỹ nhắm đến trong các tweet. Đó là sự nổi tiếng trong văn hóa đại chúng mà thậm chí cả Steve Jobs cũng không có được”.
Đừng dạy tỷ phú cách họ tiêu tiền
Có thể nói khi sự bành trướng của Amazon quá lớn dẫn đến sự tác động lớn đến nền kinh tế, chính vì vậy khối tài sản khổng lồ của Jeff và của cả Amazon đã bị săm soi, chịu nhiều sức ép.
Ông đã từng bị chỉ trích vì số lượng tiền dành để làm từ thiện quá ít so với nguồn tiền chảy vào túi ông. Thế nhưng trong năm 2018 Jeff đã dành trọn vẹn 2 tỷ USD để làm từ thiện, và số tiền đó còn nhiều hơn tổng từ thiện mà Bill Gates và Mark Zuckerberg gộp lại.
Sau khi David Callahan – nhà sáng lập một website về từ thiện đã “bóng gió” về ông rằng: “Với khối tài sản lớn như vậy, thứ duy nhất bạn có thể thực sự làm là cho đi – trừ khi bạn muốn chính phủ sẽ lấy đi một nửa số đó thông qua việc thu thuế”.
Có lẽ vì thế mà nhà tỷ phú này đã có những suy nghĩ đúng đắn về việc “cho đi” này bằng việc sáng lập quỹ từ thiện The Bezos Family Foundation với đối tượng chủ yếu là ủng hộ giáo dục trẻ em, ngoài ra còn tài trợ quà cho Đại học Princeton và Trung tâm nghiên cứu ung thư Hutchinson Fred.
Vậy nếu không làm từ thiện nhiều như các vị tỷ phú khác, số tài sản khổng lồ của Jeff đã được sử dụng như thế nào?
Một trong những giao dịch đáng chú ý của Bezos là việc ông mua lại tờ The Washington Post với giá 250 triệu USD vào năm 2013. Từ sau khi được Bezos mua lại, tờ báo này đã mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số, giúp lượng độc giả tăng lên đáng kể.
Ông sáng lập Bezos Expeditions – công ty đầu tư mạo hiểm và đã đầu tư vào một số công ty start-up, bao gồm công ty công nghệ sinh học về thử nghiệm máu Grail, trang web phát triển phần mềm Stack Overflow và tờ Business Insider.
Bezos là còn là nhà bất động sản lớn nhất nước Mỹ khi ông sở hữu tổng cộng 5 ngôi nhà rải rác khắp các Bang. Trong đó bao gồm 2 ngôi nhà rộng 5,3 mẫu Anh ở Medina, Washington (khá gần trụ sở Seattle của Amazon), 1 biệt thự theo phong cách Tây Ban Nha ở Beverly Hills, California; 1 căn nhà tại Washington, DC và 1 trang trại ở Van Horn, Texas dùng để sử dụng cho công ty thám hiểm không gian Blue Origin của ông.
Cuối cùng chính là Blue Origin – công ty thám hiểm và cũng chính là tham vọng lớn nhất của ông đã được đề cập ở trên
Và đó chỉ là những khoản đầu tư công khai và nổi bật của vị tỷ phú này. Với một cái đầu “thiên tài” đầy “lập dị” đừng mong là ông sẽ dừng lại mặc dù Jeff vẫn đang ở đỉnh cao nhất của hành tinh.
Ở cái tuổi 56 này, đáng lẽ ông nên an nhàn hưởng thụ trong khối tài sản kếch xù của mình nhưng ông vẫn chọn cống hiến và sáng tạo với rất những tham vọng và những dự án ấp ủ hứa hẹn trong tương lai.
Theo cellphones
Facebook, Google gặp WHO bàn chuyện xử lý tin giả Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp kéo dài cả ngày với một số lãnh đạo công nghệ, bao gồm Facebook, Google, Amazon... hôm 13/2 tại trụ sở Facebook để bàn giải pháp cho dịch Covid-19.
Cuộc họp do WHO sắp xếp và tổ chức tại trụ sở Facebook ở Menlo Park, Mỹ. Tại đây, WHO chia sẻ thông tin với nhóm về tình hình dịch viêm phổi cấp do Covid-19 và người tham dự đưa ra ý tưởng riêng để xử lý. Mỗi công ty có vài phút thuyết trình. Họ đồng ý không chia sẻ công khai ý kiến của người khác vì nhiều người là đối thủ.
Người đàn ông đeo khẩu trang tại Thiên An Môn hôm 23/1.
Theo nguồn tin của CNBC, các công ty tham gia cuộc họp có Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân như Airbnb, Kinsa, Mapbox cũng có mặt. Apple, Lyft, Uber được mời nhưng không tới.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để hạn chế phát tán thông tin sai lệch về Covid-19. Andy Pattinson của WHO, người đã bay tới thung lũng Silicon, nói rằng mọi thứ đã thay đổi khi các hãng công nghệ lớn bắt đầu tiến hành xử lý tin giả mạo. Ông đề nghị giúp đỡ các hãng kiểm tra tính xác thực của thông tin mà họ hay người dùng đăng tải thay vì phụ thuộc vào bên thứ ba.
Khi mọi người tìm kiếm thông tin về Covid-19, kẻ xấu lợi dụng sự tò mò và xem đây là cơ hội kiếm tiền. Sách bán trên Amazon gieo rắc sợ hãi về virus, tin giả mạo liên tục xuất hiện trên Facebook và các mạng xã hội khác. Vitamin C được tìm kiếm trên các nhà bán lẻ lớn như Amazon vì các thông tin giả mạo nói nó có thể chữa được Covid-19. Ông Pattinson gọi vấn đề này là "đại dịch thông tin".
Cuộc họp còn thảo luận về cách thức chuẩn bị trước thảm họa và phương pháp lan truyền thông tin chính xác tới người dùng. Một số ưu tiên của các hãng công nghệ thời gian gần đây là dựa vào bên thứ ba và tổ chức y tế để xác thực thông tin.
Vài công ty thừa nhận họ chưa làm đủ trừ việc thông báo cho nhân viên giữ an toàn nhưng nhiều công ty đang bắt đầu thực hiện dự án. Theo ông Pattinson, mục đích của cuộc gặp là gieo ý tưởng, khuyến khích hợp tác, đổi mới.
Cuối cùng, các hãng đồng ý cùng phát triển công cụ hợp tác, nội dung tốt hơn và tổng đài để mọi người có thể hỏi hay xin lời khuyên. Facebook, Amazon đề nghị dành một diện tích quảng cáo hay cung cấp tình nguyện viên để dập tin giả về Covid-19. Nhóm quyết định gặp nhau mỗi vài tháng cho tới khi virus được kiểm soát.
Theo GenK
Sự kiện công nghệ thú vị nhất năm đang bị virus Corona đe dọa Đã có 10 công ty công nghệ rút khỏi MWC, sự kiện di động lớn nhất thế giới vì dịch corona. Tuy vậy, các thương hiệu đến từ Trung Quốc vẫn tham gia sự kiện. Tính đến nay đã có 10 công ty tuyên bố rút khỏi Triển lãm Di động Thế giới (MWC), sự kiện lớn nhất ngành công nghệ di động....