Jack Ma và loạt tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc thiệt hại nặng nề vì Covid-19
Các doanh nhân giàu có nhất Trung Quốc thiệt hại hàng chục tỷ USD do tác động của dịch Covid-19. Jack Ma, người sáng lập Alibaba, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc bốc hơi 6,9 tỷ USD.
Tính từ ngày 19/2 đến hết phiên giao dịch ngày thứ Sáu (20/3), tài sản của 7 trên 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và quỹ tín thác của gia đình họ đã bốc hơi 28 tỷ USD do giá cổ phiếu giảm mạnh.
Viện Tài chính Quốc tế ước tính trong một báo cáo ngày 17/3, hơn 55 tỷ USD đã chảy khỏi các thị trường chứng khoán và trái phiếu mới nổi kể từ khi đại dịch bắt đầu vào cuối tháng 1. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến một số tỷ phú Trung Quốc.
Dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho hàng loạt ông lớn Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
South China Morning Post đã thực hiện một nghiên cứu về sự bất ổn của thị trường ảnh hưởng thế nào đến tài sản của các tỷ phú Trung Quốc, khi giá cổ phiếu của công ty họ bị giảm.
Nghiên cứu cho thấy, Tập đoàn Alibaba chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm 19% kể từ giữa tháng 2, khiến Jack Ma – người sáng lập Alibaba và là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc mất 6,9 tỷ USD. Dựa theo giá trị cổ phiếu Alibaba và số lượng cổ phần Jack Ma đang nắm giữ tại công ty này. Mặc dù vậy, Jack Ma đã lấy lại ngôi giàu nhất châu Á từ tay ông trùm năng lượng Ấn Độ Mukesh Ambani do giá dầu giảm mạnh.
Jack Ma giành lại ngôi vương từ tay ông trùm năng lượng Ấn Độ Mukesh Ambani.
Pony Ma Huateng, người giàu thứ 2 Trung Quốc, tài sản của nhà sáng lập Tập đoàn Tencent Holdings, chủ sở hữu WeChat, đã bốc hơi 5,5 tỷ USD khi giá trị cổ phiếu Tencent sụt giảm 13% kể từ ngày 19/2.
Video đang HOT
Ông trùm bất động sản Hui Ka-yan, người giàu thứ 3 Trung Quốc, chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Evergrande, đã mất khoảng 8,5 tỷ USD trong tháng qua do giá cổ phiếu Evergrande lao dốc. Hui Ka-yan cũng mất 4 tỷ USD, tương đương 11% tài sản của ông vào năm 2019, theo báo cáo của Hurun, tạp chí thường có những thống kê về tài sản của dân giàu nước này.
Joseph Tsai, phó chủ tịch điều hành Alibaba, đồng thời là chủ sở hữu đội bóng rổ chuyên nghiệp Brooklyn Nets, sụt giảm tài sản 3,7 tỷ USD kể từ ngày 19/2. Ước tính dựa trên số cổ phiếu Tsai đang nắm giữ ở Alibaba.
Liu Qiangdong, người giàu thứ 40 ở Trung Quốc, mất 2,7 tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Người sáng lập Tập đoàn công nghệ JD.com, Liu Qiangdong, người giàu thứ 40 ở Trung Quốc, đã bốc hơi 2,7 tỷ USD giá trị tài sản, ước tính khoảng một phần tư tài sản của ông trong tháng qua. Forbes ước tính Liu có giá trị tương đương 10,8 tỷ USD vào tháng 3 năm ngoái. Ngày 17/3, JD cho biết sẽ mua lại khoảng 2 tỷ USD cổ phiếu trong 2 năm tới, điều này có thể giúp tăng giá trị cổ phiếu công ty theo thời gian. Cổ phiếu của JD đã giảm 13% tại Mỹ kể từ ngày 19/2.
Yang Huiyan, cổ đông lớn của nhà phát triển bất động sản Country Garden Holdings, người đứng đầu danh sách nữ tỷ phú của Trung Quốc; Colin Huang, nhà sáng lập và CEO của công ty thương mại điện tử Pinduoduo; William Đinh Lei, người sáng lập NetEase, cũng là những người chịu thua lỗ lớn trong tháng qua do giá cổ phiếu giảm mạnh.
Sự tàn phá của Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới, làm rung chuyển thị trường tài chính, đe dọa nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Mặc dù vậy, các nhà phân tích Trung Quốc kỳ vọng tình hình sẽ lạc quan hơn khi mức độ lây nhiễm ở nước này đang giảm mạnh thời gian gần đây.
Minh Hằng
Jack Ma tạo ra website hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù 500 nhân viên Alibaba bị cách ly
Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019.
Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.
Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà ngành công nghiệp bán lẻ có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những "thành phố ma" vì người dân không dám ra đường.
Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa.
Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.
Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc.
Năm đó, hội chợ Canton diễn ra ở Quảng Châu có 1 nữ nhân viên của Alibaba cũng tham gia. Sau khi trở về từ hội chợ, cô này vẫn đi làm bình thường và sau vài ngày cô có biểu hiện sốt và được chẩn đoán mắc SARS. Ngay lập tức cô được đưa vào viện và trở thành bệnh nhân SARS số 4 ở Hàng Châu.
Theo quy định, do nữ nhân viên có đến công ty làm việc vài ngày trước khi được phát hiện mắc bệnh nên toàn bộ nhân viên Alibaba, trong đó có cả Jack Ma bị yêu cầu cách ly tại nhà 12 ngày. Không thể làm gì khác, Jack Ma cùng hơn 500 nhân viên buộc phải làm việc tại nhà.
Cũng may cho Alibaba là ban truyền thông đã đối phó kịp thời, không để thông tin lọt ra ngoài và báo chí chỉ đưa tin là một công ty internet ở Hàng Châu có nhân viên nhiễm SARS. Việc đó khiến danh tiếng của Alibaba không bị ảnh hưởng nhiều.
Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến. Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 - 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra.
Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.
Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ.
Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.
Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.
Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.
Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: "Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người".
Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.
Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. "Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại".
Theo tổ quốc
Elon Musk chỉ trích Apple, cho rằng những bản cập nhật iOS gần đây phá vỡ hệ thống email Elon Musk cho rằng các bản cập nhật iOS gần đây đã phá hỏng hệ thống email của ông, ảnh hưởng tới công việc hàng ngày. Hệ điều hành iOS 13 của Apple đã được ra mắt vào mùa thu năm ngoái, sau đó Apple liên tiếp phát hành những bản cập nhật mới. Tuy nhiên vấn đề là những bản cập nhật...